'Loại bỏ ham muốn thì hạnh phúc liền có mặt'

'Loại bỏ ham muốn thì hạnh phúc liền có mặt'

Thứ 2, 23/09/2013 | 10:46
0
Tình cờ, tôi được biết một câu chuyện thật hay và sâu sắc. Chuyện kể rằng, có một người đàn ông muốn hạnh phúc nên viết lên bảng dòng chữ tôi muốn hạnh phúc. Một nhà sư đi ngang qua thấy vậy bèn xóa đi chữ tôi và bảo: “Hãy bỏ cái tôi đi”.

Rồi nhà sư lại xóa tiếp chữ muốn và bảo: “Hãy bỏ ham muốn đi. Bây giờ, ông đã có hạnh phúc”. Thật là một câu chuyện với thông điệp và ý nghĩa sâu xa.

Thiền++ - 'Loại bỏ ham muốn thì hạnh phúc liền có mặt'

Thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Trong cuộc sống, chính vì cái tôi mà người ta rơi vào vòng quẩn quanh của sai lầm, dẫn đến phiền não và đau khổ. Vì chấp ngã, coi cái “tôi” là thật mà sinh ra ích kỷ, đố kỵ và tham lam. Người ta xem bản ngã là trung tâm của vũ trụ, muốn thu hút mọi sự quan tâm, tình yêu, may mắn, danh lợi, và cũng từ đó mà sinh ra đau khổ.

Vì chấp ngã, vì cái tôi quá cao nên chỉ biết đến bản thân mình, không quan tâm đến mọi người xung quanh, chỉ coi mình là quan trọng. Đôi khi, người ta quên mất một điều rằng chỉ khi yêu thương được cho đi, hạnh phúc ấy mới được nhân lên và quay trở về. Người ta chỉ nhận mà quên mất cho đi. Vì quá coi trọng bản thân, người ta đau khổ khi thấy người khác giỏi giang hơn mình, nhận được những ưu ái hơn mình.

Ngay cả trong tình yêu đôi lứa cũng vậy, nhiều khi, đó chỉ là một dạng tình yêu bản thân mình mà mình ngỡ là đang yêu người khác. Nếu không phải chỉ vì yêu bản thân, người ta đã không đau khổ khi người mình thương không để ý đến mình, không làm theo lời mình, không dành cho mình những gì tốt đẹp nhất mà có khi lại dành cho người khác.

Thật đáng sợ khi hầu hết mỗi người đều cho nỗi đau đó là tất nhiên mà không biết hóa giải nó bằng cách bỏ đi cái tôi của mình. Nếu như ai cũng yêu thương một cách vô tư, không vụ lợi toan tính, không mong được đáp trả, như những người mẹ yêu những đứa con của mình vô điều kiện, vui mừng khi thấy người mình yêu thương được hạnh phúc, được vui vẻ, khỏe mạnh và hoan hỷ ủng hộ người ta đi theo con đường đã chọn thì bản thân đã không đau khổ.

Xã hội hiện đại, người ta thường cổ xúy sống cho chính mình, làm những gì mình thích, tự do thể hiện bản thân. Nếu không biết nương vào các giá trị đạo đức thì dễ dẫn đến những hệ quả khó lường. Nếu như ai cũng chỉ lo sống cho mình với những điều mình thích, không còn nghĩ về cái chung thì nhân loại sẽ đi về đâu? Thời xưa, người ta chỉ mặc một loại trang phục giống nhau như áo nâu, áo dài, áo bà ba, vẻ ngoài không phải là thứ để người ta đua tranh, người ta không quẩn quanh trong những cuộc đua hào nhoáng vô nghĩa và đánh mất giá trị cuộc sống, quên đi sự cao thượng của tâm hồn và lòng hảo tâm.

Trong chiến tranh, bao nhiêu người đã quên mình ra trận để bảo vệ cho quê hương, đất nước? Bao nhiêu người vợ, người mẹ tiễn chồng, tiễn con ra trận mà không dám mong ngày người thân quay trở về? Những người hy sinh bản thân, quên mình cống hiến cho dân tộc, làm việc công ích, hành động thiện nguyện giúp người khác mà chưa bao giờ phiền lòng vì những thiệt thòi hay mất mát cho bản thân. Họ có hạnh phúc với những gì mình đã làm hay không? Câu trả lời đã quá rõ ràng, hạnh phúc chỉ tồn tại khi chỉ biết cho đi mà không mong nhận lại.

Những tham muốn cũng làm cho người ta đau khổ. Tham vọng và mưu cầu làm người ta lao tâm khổ tứ, chạy theo những điều không có thực. Tham muốn này nối tiếp tham muốn kia, muốn cái này rồi lại đòi thêm cái khác, chẳng bao giờ thấy đủ. Lúc nào cũng thấy thiếu thốn và khổ đau vì không đạt được những gì mình muốn hay không được như người khác.

Đáng sợ hơn, đôi khi người ta nhầm lẫn cái người khác muốn là cái mình muốn để lao theo giành giật, nhưng cuối cùng vẫn cảm thấy mình không hạnh phúc khi thiếu tình cảm, thiếu niềm vui, thiếu bạn bè, thiếu người thân và vô vàn những cái thiếu trong nỗi cô đơn đau khổ, chẳng bao giờ dừng. Có những người vì ham muốn, tham lam, đã đánh mất đi tất cả trong đó có cả tự trọng, lòng tự tôn và đánh mất cả tương lai trong chốn lao tù hay bị đày đọa trong kiếp luân hồi, chịu sự trừng phạt của nhân quả.

Vậy đâu là chân hạnh phúc? Làm sao để hạnh phúc? Câu trả lời đơn giản vẫn là hướng về vô ngã và buông bỏ ham muốn, nhưng mấy người làm được? Người ta vẫn đau khổ mưu cầu “Tôi muốn hạnh phúc” mà không biết chỉ cần bỏ cái tôi, bỏ ham muốn thì hạnh phúc liền có mặt.

Theo Giác ngộ

Gọi Đức Phật bằng bạn

Thứ 7, 21/09/2013 | 08:12
Như thuốc hay thì bệnh sẽ lành, không cần phải biết ai làm nên vị thuốc hoặc nó từ đâu lại.

Lời Đức Phật dạy về quản lý kinh tế gia đình

Thứ 4, 11/09/2013 | 15:10
Đức Phật dạy, mỗi cá nhân nên chia số tiền mình kiếm được thành bốn phần. Một phần chi tiêu đời sống hàng ngày, một phần tiết kiệm đề phòng bất trắc hoặc tình huống khẩn cấp xảy ra và hai phần để kinh doanh và đầu tư sinh lời.

Đức Phật dạy: Hãy yêu chính mình

Thứ 4, 04/09/2013 | 07:50
Lời dạy này của Đức Phật thật hoàn toàn trái ngược lại với tất cả những truyền thống trên thế giới mà bạn đã được học hỏi, dạy bảo - tất cả những nền văn minh, tất cả văn hóa, tất cả tôn giáo.

Nụ cười màu nhiệm của Đức Phật

Thứ 6, 30/08/2013 | 14:50
Mong nhân gian luôn gặp nhau trong nụ cười từ ái đầy tình thương yêu, tỉnh thức của Đức Thế Tôn.

Ý nghĩa câu nói khi Đức Phật mới ra đời

Thứ 5, 22/08/2013 | 14:40
Ngày Lễ Phật đản, chúng ta thường được nghe nhắc đến hình ảnh Đức Phật mới ra đời đi bảy bước, tay chỉ trời tay chỉ đất, nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”, đa số ai cũng thuộc lòng như thế.

Những tướng tốt lạ kỳ của Đức Phật

Thứ 3, 20/08/2013 | 15:50
Đức Phật - con người toàn diện, không chỉ về mặt trí tuệ và đức hạnh mà còn về mặt hình thể. Các kinh điển Nam truyền cũng như Bắc truyền đều có nói đến 32 tướng tốt của đức Phật một cách đầy đủ, những tướng này được phát hiện lúc mới đản sanh, do các vị tướng sư xác định.

Những chuyện lạ thường về 'truyền nhân' của Đức Phật

Thứ 2, 19/08/2013 | 18:30
Sự kỳ bí "độc nhất vô nhị" của nghi thức Lễ tấn phong Phật sống truyền thế cũng như vai trò cực kỳ to lớn của Phật sống sau khi được tấn phong, đã thu hút sự quan tâm không những của người dân Trung Quốc (TQ), mà còn nhận được sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế.

Đức Phật: 'Sự suy vi của đàn ông là dính líu với phụ nữ khác'

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:30
Người đàn ông phải nhận ra những khó khăn, những thử thách và nỗi phiền phức mà anh ta phải chịu đựng chỉ vì để duy trì người vợ và gia đình. Những khó khăn này sẽ được thổi phồng lên nhiều lần khi đối diện với những tai ương.