Luật giáo dục ĐH khuyến khích các trường tuyển sinh riêng

Luật giáo dục ĐH khuyến khích các trường tuyển sinh riêng

Thứ 4, 27/03/2013 | 09:38
0
Luật giáo dục đại học sẽ là chìa khóa cho sự thành công mới của các trường đại học. Theo đó, các trường đại học được khuyến khích tuyển sinh riêng.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT)- PGS.TS Bùi Anh Tuấn cho biết, Bộ ghi nhận một số vấn đề như việc giao đất sạch, cho thuê đất đã giải phóng mặt bằng đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa ở nhiều địa phương còn nhiều bất cập; Việc áp dụng mức thuế ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa giáo dục. 

Xã hội - Luật giáo dục ĐH khuyến khích các trường tuyển sinh riêng
Ảnh chỉ có giá trị minh họa

Theo ông Tuấn, Bộ GD&ĐT đã kiến nghị đưa vào Luật Giáo dục Đại học và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục Đại học quy định miễn thuế đối với phần chênh lệch thu chi được đưa trở lại đầu tư phát triển tại các trường ngoài công lập. Đồng thời, Bộ đã có văn đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ sửa văn bản theo hướng cho các trường ngoài công lập hưởng thuế thu nhập ưu đãi khi đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục.

Bộ GD&ĐT cũng đã trình Thủ tướng dự thảo điều chỉnh qui hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ đến năm 2020 cho sát với tình hình thực tế hơn, hạn chế tối đa việc thành lập các cơ sở GDĐH mới, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo. 

Cũng theo ông Tuấn, trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT cũng đã có những điều chỉnh về mở ngành đào tạo, tạm dừng cấp phép mở mới đối với các ngành Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh ở một số trường bởi số lượng trường đào tạo các ngành này rất lớn, vượt quá nhiều so với nhu cầu thực của nền kinh tế.

“Thực hiện cảnh báo xã hội về nhu cầu nhân lực để giúp các trường có định hướng trong công tác tuyển sinh và tổ chức đào tạo” – ông Tuấn nhấn mạnh.

Trường Toản, trường Đại học Hoa Sen... các trường này đã chú trọng đầu tư chiều sâu, có chiến lược phát triển dài hạn, tập trung phát triển đội ngũ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất, phát triển chương trình đào tạo mới và đa dạng. 

Về tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy, Bộ GD&ĐT chủ trương giữ ổn định theo phương án “3 chung”  đến năm 2015. Đồng thời, Bộ tiếp tục nghiên cứu đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ gắn liền với đổi mới chương trình, nội dung, sách khoa phổ thông sau năm 2015.

Thực hiện Luật Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT đã có chủ trương khuyến khích các trường tuyển sinh riêng. Cho đến nay, Bộ đã nhận được đề án của các trường thuộc khối văn hóa nghệ thuật và đã quyết định cho 10 trường thuộc khối này được tuyển sinh riêng từ năm 2013. 

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị T.Ư 2 Khóa XI và Nghị quyết 50 của Quốc hội Khóa XII, toàn ngành GD&ĐT đang trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo qui mô sang mô hình phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả. Công tác quản lý nhà nước về GDĐH được đổi mới theo hướng tách công việc quản lý nhà nước của Bộ ra khỏi công việc chuyên môn của cơ sở đào tạo, đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các nhà trường theo tinh thần của Luật Giáo dục Đại học; giao cho địa phương tham gia quản lý một số khâu trong hoạt động GDĐH theo tinh thần Nghị định 115 của Chính phủ. 

Nguyên An

Phạt dạy thêm: Ý tưởng 'tố cáo' yếu kém trong quản lý giáo dục

Thứ 6, 22/03/2013 | 10:21
Hàng chục năm chống bệnh dạy thêm, học thêm, kinh nghiệm ắt không ít, nếu không muốn nói là quá nhiều. Ấy vậy mà, thành quả được nhắc đến nhiều nhất có lẽ vẫn là… "không chống nổi".

Bộ Giáo dục lên tiếng về sách tham khảo dính lỗi

Thứ 6, 15/03/2013 | 08:36
Sau hàng loạt sách tham khảo dính lỗi phải thu hồi, chiều 14/3 Bộ GD-ĐT có cuộc họp với báo chí tìm giải pháp ngăn chặn “sách sạn” vào nhà trường.

Thu hồi sách giáo dục in cờ Trung Quốc

Thứ 3, 05/03/2013 | 14:43
Trước thông tin người dân phát hiện sách dành cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1 có in cờ Trung Quốc, đơn vị phát hành hứa sẽ thu hồi những cuốn sách này để sửa chữa.

'Chất lượng giáo dục đang ở mức dưới chuẩn'

Thứ 2, 04/02/2013 | 14:47
Vấn đề giáo dục của nước ta hiện nay đang xuất hiện nhiều khiếm khuyết, đặc biệt trong khâu đào tạo ở bậc đại học - cao đẳng (ĐH-CĐ) và trung cấp chuyên nghiệp. Tình trạng đào tạo tràn lan nhưng chất lượng dưới chuẩn, không đáp ứng được nhu cầu lao động mà xã hội đặt ra.