Luật giao thông: Các trường hợp bị thu giấy phép lái xe

Luật giao thông: Các trường hợp bị thu giấy phép lái xe

Thứ 6, 03/01/2014 | 09:22
0
Nếu không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, không nhường đường cho xe ưu tiên.., bạn sẽ bị tước bằng lái xe trong một tháng.

Điều 9 Luật Giao thông đường bộ quy định quy tắc chung về giao thông đường bộ như sau: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ”. Điều 8 cũng quy định “hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ” là hành vi bị nghiêm cấm. Trên cơ sở đó, căn cứ các nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã quy định cụ thể một số hành vi bị coi là hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ thì hành vi lái ôtô đi vào đường ngược chiều bị nghiêm cấm.

Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 thì hành vi của người điều khiển ôtô “đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi ngược chiều của đường một chiều....” có thể bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.200.000 đồng.

Đồng thời, điểm b khoản 10 Điều 8 Nghị định 34/2010/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định 71/2012/NĐ-CP cũng quy định “ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 ngày”.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn đi ôtô ngược chiều nên bị xử phạt tước giấy phép lái xe 30 ngày là đúng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ hiện hành.

Ngoài ra, nếu hành vi điều khiển ô tô đi ngược chiều của bạn gây tai nạn giao thông nhưng chưa tới mức nghiêm trọng bạn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 60 ngày. Trong trường hợp bạn gây tai nạn từ mức nghiêm trọng trở lên có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn.

Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2014, Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực thi hành, thay thế hai Nghị định 34/2010/NĐ-CP và Nghị định 71/2012/NĐ-CP. Theo Nghị định này, hình thức xử phạt đối với hành vi điều khiển ôtô đi ngược chiều là phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và có thể bị tước giấy phép lái xe tối đa 2 tháng (60 ngày). Cũng cần lưu ý là Nghị định 171/2013/NĐ-CP đã bỏ quy định về việc “tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn” đối với hành vi vi phạm nói trên.

Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP, người điều khiển xe ôtô cũng có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong những trường hợp sau đây:

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong một tháng trong các trường hợp sau:

+  Xe không được quyền ưu tiên sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn của xe ưu tiên;

+ Đi vào đường cấm, khu vực cấm (trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định);

+ Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

+ Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; quay đầu xe, lui xe trên đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định ghi trên biển báo hiệu về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;

+ Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng;

 + Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn dưới 50 miligam/ 100 ml máu và dưới 0,25 miligam/ 1 lít khí thở;

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h đến 35km/h;

- Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng trong các trường hợp:

+ Xe ôtô kéo theo từ hai xe ôtô khác trở lên; xe ôtô đẩy xe khác; xe ôtô kéo xe thô sơ, môtô, xe gắn máy hoặc kéo lê vật trên đường; xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo theo rơ moóc hoặc xe khác;

+ Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;

+ Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

+ Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ôtô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

+ Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;

+ Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h; điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

+ Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; tránh, vượt không đúng quy định gây tai nạn giao thông hoặc không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông;

+ Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ;

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

+ Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ.

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 2 tháng nếu người điều khiển xe ôtô gây tai nạn giao thông trong các trường hợp:

+ Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường;

+ Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;

+ Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;

+ Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

+ Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;

+ Không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau; xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định;

+ Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;

+ Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau;

+ Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước;

+ Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định;

+ Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

+ Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

+ Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”;

+ Lùi xe ở đường một chiều, ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;

+  Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ;

+ Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt;

+ Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 5 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 5 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ;

+ Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật;

+ Không sử dụng đủ đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;

+ Xe không được quyền ưu tiên sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn của xe ưu tiên;

+ Xe ôtô kéo theo từ hai xe ôtô khác trở lên; xe ôtô đẩy xe khác; xe ôtô kéo xe thô sơ, môtô, xe gắn máy hoặc kéo lê vật trên đường; xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo theo rơ moóc hoặc xe khác;

+ Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định;

+ Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

+ Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; quay đầu xe, lui xe trên đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định ghi trên biển báo hiệu về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;

+ Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng.

+ Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn dưới 50 miligam/ 100 mililit máu và dưới 0,25 miligam/ 1 lít khí thở;

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 4 tháng trong các trường hợp:

+ Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ gây tai nạn giao thông hoặc tái phạm.

+ Không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

- Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 24 tháng trong trường hợp: Người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy:

Theo luật sư  Phạm Thanh Bình (Vnexpress)

Không nên đưa phạt xe không chính chủ vào Luật giao thông

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
Quy định xử phạt khi mua bán xe mà không sang tên đổi chủ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Giao thông đường bộ hay Luật Dân sự?

28 điều luật giao thông có ‘1-0-2’

Thứ 4, 01/01/2014 | 09:19
Không được đánh bóng xe bằng quần lót, luôn phải kiểm tra gầm xe trước mỗi lần lái xe, không được lái ô tô màu đen vào chủ nhật, luôn phải mang theo kính trên xe hay không được cau có trước cảnh sát là 5 trong 28 luật giao thông điên rồ nhất trên thế giới.

Dừng đèn đỏ ở Hà Nội sẽ được nghe luật giao thông

Thứ 4, 31/07/2013 | 09:21
Thời gian phát thanh tuyên truyền là giờ cao điểm trong ngày. Buổi sáng, loa phát từ 7h – 9h, buổi chiều từ 16h30 – 18h30.

Hà Nội: Học luật giao thông khi… dừng đèn đỏ

Thứ 6, 10/05/2013 | 14:18
Trong vài chục giây dừng xe chờ đèn đỏ, người tham gia giao thông có thể tìm hiểu thêm về luật giao thông qua một tấm biển được đặt ngay tại giao lộ, có trích ghi ngắn gọn các điều, khoản trong Luật Giao thông đường bộ.

Học sinh được giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:01
Nhằm nâng cao ý thức chấp hành quy định của Luật Giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn cho các em học sinh khi tham gia giao thông, sáng 29/9, huyện Thanh Trì đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho học sinh trường THCS Liên Ninh.

Hà Nội: Học sinh chưa chấp hành nghiêm luật giao thông

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
Theo báo cáo của Ban an toàn giao thông ngành Giáo dục Hà Nội, trong năm học vừa qua vẫn có nhiều học sinh đi xe máy đến trường mặc dù đã có văn bản cấm học sinh đi xe máy.

Nhức nhối tình trạng học trò “nhờn luật” giao thông

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Những trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm giao thông sau khi bị nhà chức trách (CSGT) phát hiện đều được gửi danh sách về trường để phối hợp với gia đình xử lý. Tuy nhiên, đang có nhiều dấu hiệu "nhờn luật" từ giới trẻ.

Không nên đưa phạt xe không chính chủ vào Luật giao thông

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
Quy định xử phạt khi mua bán xe mà không sang tên đổi chủ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Giao thông đường bộ hay Luật Dân sự?

28 điều luật giao thông có ‘1-0-2’

Thứ 4, 01/01/2014 | 09:19
Không được đánh bóng xe bằng quần lót, luôn phải kiểm tra gầm xe trước mỗi lần lái xe, không được lái ô tô màu đen vào chủ nhật, luôn phải mang theo kính trên xe hay không được cau có trước cảnh sát là 5 trong 28 luật giao thông điên rồ nhất trên thế giới.

Dừng đèn đỏ ở Hà Nội sẽ được nghe luật giao thông

Thứ 4, 31/07/2013 | 09:21
Thời gian phát thanh tuyên truyền là giờ cao điểm trong ngày. Buổi sáng, loa phát từ 7h – 9h, buổi chiều từ 16h30 – 18h30.

Hà Nội: Học luật giao thông khi… dừng đèn đỏ

Thứ 6, 10/05/2013 | 14:18
Trong vài chục giây dừng xe chờ đèn đỏ, người tham gia giao thông có thể tìm hiểu thêm về luật giao thông qua một tấm biển được đặt ngay tại giao lộ, có trích ghi ngắn gọn các điều, khoản trong Luật Giao thông đường bộ.

Học sinh được giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:01
Nhằm nâng cao ý thức chấp hành quy định của Luật Giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn cho các em học sinh khi tham gia giao thông, sáng 29/9, huyện Thanh Trì đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho học sinh trường THCS Liên Ninh.

Hà Nội: Học sinh chưa chấp hành nghiêm luật giao thông

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
Theo báo cáo của Ban an toàn giao thông ngành Giáo dục Hà Nội, trong năm học vừa qua vẫn có nhiều học sinh đi xe máy đến trường mặc dù đã có văn bản cấm học sinh đi xe máy.

Nhức nhối tình trạng học trò “nhờn luật” giao thông

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Những trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm giao thông sau khi bị nhà chức trách (CSGT) phát hiện đều được gửi danh sách về trường để phối hợp với gia đình xử lý. Tuy nhiên, đang có nhiều dấu hiệu "nhờn luật" từ giới trẻ.