Luật sư được tham gia trong quá trình thi hành án

Luật sư được tham gia trong quá trình thi hành án

Thứ 3, 23/07/2013 | 08:43
0
Luật Thi hành án dân sự (THADS) đã đề cập đến quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án. Thực tế nhiều trường hợp những người này không có điều kiện, không tự mình bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đã phải mời đến các luật sự tham gia.

Luật THADS chưa đề cập đến việc luật sư tham gia trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Chưa có Điều luật  nào quy định để luật sư tham gia với tư cách gì và cơ quan nào cấp giấy chứng nhận luật sư tham gia vụ việc THADS. Vì chưa có cơ sở pháp lý nên cơ quan THADS cùng các cơ quan khác có liên quan khi thực hiện nhiệm vụ còn gặp vướng mắc. Do đó, trên thực tế có trường hợp luật sư xuất trình giấy giới thiệu, giấy ủy quyền đề nghị được tiếp cận hồ sơ THA nhưng cơ quan THASDS chưa có căn cứ pháp luật để từ chối hay chấp nhận đề nghị này.

Sau khi thống nhất với Vụ Kiểm sát thi hành án dân sự (Vụ 10)VKSND tối cao,Tổng cục THADS đã  có công văn số 1209 /TCTHADS-NV1 ngày 27/5/2013, giải đáp nghiệp vụ thi hành án, trong đó nêu rõ: Luật sư được hành nghề theo quy định của Luật về Luật sư; trong hoạt động THADS họ thường là người được ủy quyền của đương sự, có thể đương sự ủy quyền để họ làm đơn đề nghị thi hành án,hoặc ủy quyền trong toàn bộ vụ việc đến khi thi hành án xong, họ được làm những gì mà luật pháp không cấm nên không cần phải quy định chi tiết  trong Luật THADS.

Với văn bản hướng dẫn nghiệp vụ này,luật sư sẽ được tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thi hành án dân sự.

Phạm vi hành nghề luật sư
1. Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
2. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện tư vấn pháp luật.
4. Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
5. Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này.
( Trích  điều 22 Luật Luật sư 2006 )

Luật sư Nguyễn Hồng Hà (phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Khánh Hòa)

Tình huống hy hữu liên quan đến đạo đức luật sư

Thứ 6, 19/07/2013 | 16:12
Suốt quá trình xét xử , bị cáo Nguyễn Viết Trương, nghi phạm đặt mìn nhà giám đốc Công an tỉnh Khánh Hoà luôn chối tội, luật sư chỉ định nhận thấy việc truy tố là có căn cứ , trường hợp này luật sư chỉ định được từ chối bào chữa hay phải tiếp tục bào chữa ?

Luật sư bị làm khó: Chuyện… bình thường?

Thứ 4, 10/07/2013 | 08:20
Một luật sư kể một lần được vào tiếp xúc bị can cùng cán bộ điều tra, khi luật sư hỏi thì thấy cán bộ này dẫm chân bị can. Kể từ lúc đó, bị can… từ chối luật sư luôn.