Lương tối thiểu chưa giúp công chức đủ sống

Lương tối thiểu chưa giúp công chức đủ sống

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
0
Nhiều chuyên gia ủng hộ đề án tăng lương tối thiểu và Đề án cải cách tiền lương, vì nó cải thiện đời sống của cán bộ, viên chức. Nhưng hiện nay, lương dù có tăng, có cải cách thế nào đi nữa thì công chức cũng khó sống vì đơn giản "tiền chỉ có vậy".

Về lâu dài cần tính đến việc tinh giảm biên chế, tính đến hiệu quả công việc trong trả lương, như vậy lương cán bộ, viên chức tận tâm sẽ xứng với công sức hơn.

Bất động sản - Lương tối thiểu chưa giúp công chức đủ sống

Hiện nay, thu nhập từ lương chưa đảm bảo cho cuộc sống của công nhân

Công chức khó “mơ” lương 15,75 triệu đồng/tháng

Đề án tăng lương tối thiểu lên 1,05 triệu đồng/tháng được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp đang diễn ra. Bên cạnh đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ TB&XH) cũng đang chủ trì 5 đề án lớn liên quan đến tiền lương trong đó có quan hệ tiền lương. Bộ LĐ TB&XH đang nghiên cứu việc áp dụng hệ số tối đa trên cơ sở chức năng cao nhất hoặc tùy theo mức độ phức tạp của công việc. T

heo đó, hệ số tối đa dự kiến có thể được nâng lên 15 thay cho mức 13 hiện tại, áp dụng đối với chuyên viên cao cấp bậc 3. Mức trung bình được nâng từ 2,34 lên 3,5. Khi đó ứng với các mức tối thiểu - bình quân - tối đa lần lược là hệ số 1- 3,5 và 15. Như vậy, nếu mức lương tối thiểu 1,05 triệu đồng được thông qua, ứng với đó, lương tối đa của công chức sẽ lên tới 15,75 triệu đồng. Còn với mức lương tối thiểu hiện nay là 830.000 đồng thì tương ứng với mức lương trung bình là 2,905 triệu đồng và tối đa là 12,45 triệu đồng/tháng.

Thực tế, có rất ít người có mức lương lên đến hơn 15 triệu đồng/tháng còn đa phần người lao động thì ở mức lương bậc 1 và bậc trung bình. Nhiều viên chức nhận lương khởi điểm và cứ ba năm tăng bậc lương một lần đến khi nghỉ hưu lương cao nhất cũng chỉ trên dưới hệ số 5. Thực tế, việc trả lương, quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo ngạch, bậc chủ yếu dựa vào bằng cấp và thâm niên công tác, chưa theo yêu cầu vị trí việc làm... Trong không ít cơ quan, đơn vị có tình trạng người có ngạch, bậc lương thấp hơn lại làm tốt hơn những phần việc của người có ngạch, bậc lương cao hơn nhưng lại không được trả lương cao.

TS. Nguyễn Minh Phong (Viện nghiên cứu kinh tế- xã hội Hà Nội) cho rằng: "Với việc cải cách tiền lương như vậy cũng tiến bộ lắm rồi bởi bộ máy công chức của chúng ta cồng kềnh lắm. ở đây Bộ LĐTB&XH cũng cần tính đến sức chịu đựng của ngân sách chi trả cho tiền lương. Tuy nhiên, với những người có mức lương tối thiểu hoặc trung bình cũng không cải thiện là mấy. Vấn đề đặt ra là cân nhắc tính toán mức lương tối đa như thế nào cho hợp lý".

Bất động sản - Lương tối thiểu chưa giúp công chức đủ sống (Hình 2).

TS. Nguyễn Minh Phong

Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Phong cho rằng, cách tính lương bây giờ chưa phản ánh đúng công sức của người lao động. Mức lương của một cán bộ nghiên cứu như chính ông Phong cũng chỉ ở hệ số 4,32 nhân với lương tối thiểu là 830.000 đồng thì rất khó để trang trải cuộc sống. "Cả nước mình cùng có mức lương như vậy nên ai chẳng phải làm thêm. Muốn cải cách tiền lương, công chức được hưởng lương đúng với công sức thì phải chờ lớp biên chế mới teo đi, lớp biên chế cũ về hưu thì việc cải cách tiền lương mới hiệu quả. Chứ công chức người làm việc, người không làm việc đang là một khối khổng lồ cùng "đồng ca" tăng lương tính đủ công sức thì... thủng ngân sách".

Phân tích dưới góc độ một thành viên của cơ quan thẩm tra các đề án tăng lương, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề của Quốc hội cho rằng: "Dù có phải gánh nặng thì ngân sách cũng phải chấp nhận vì CBCC, người lao động phải có lương tối thiểu để có thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu. Có như vậy người ta mới có thể lao động được, chúng ta phải ưu tiên ngân sách để giải quyết vấn đề này. Kể cả doanh nghiệp cũng vậy. Nếu doanh nghiệp có hàng ngàn lao động người ta cũng chịu áp lực khi lương tối thiểu được công bố sớm hơn thời hạn, nhưng cũng phải chấp nhận. Chúng ta phải vận động, khuyến khích để giải quyết vấn đề này bởi vì người lao động và cán bộ, công chức nếu mức lương không đáp ứng được cuộc sống tối thiểu của mình rất là khó khăn".

Từ thực tế đặt ra, đại diện Bộ LĐTB&XH cho rằng việc tính toán các mức lương tối thiểu - bình quân và tối đa không có gì phức tạp. Mấu chốt vấn đề nằm trong kế hoạch cải cách hệ thống tiền lương mà các đơn vị chức năng thuộc Bộ đang nghiên cứu là hệ số cao nhất nên tính theo chức danh hay theo mức độ phức tạp của công việc. Được biết, hiện nay tất cả các mức kể trên là đưa ra để bàn, sau khi chốt phương án cuối cùng Bộ sẽ đưa ra lấy ý kiến các bộ ngành, sau đó trình Chính phủ xem xét.

"Tại sao mức sống tối thiểu lại khác nhau"?

Nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề đặt ra tiền lương phải tính đúng quan điểm giá cả theo đúng sức lao động trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Căn chỉnh theo điều này thì Bộ Luật lao động phải có một số điều chỉnh.

Ví dụ tiền lương phải là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Việc thỏa thuận ấy là một yếu tố để bảo đảm cho người lao động có một chính sách tiền lương công bằng hợp lý. Thực tế, với người lao động hiện nay ít khi đạt được thỏa thuận này bởi trong quan hệ lao động giữa người lao động và chủ sử dụng lao động, người lao động bao giờ cũng yếu thế hơn. Người lao động cũng không có cơ sở để xem thử tiền lương mà chủ sử dụng lao động đưa ra đã gọi là hợp lý, đúng giá cả sức lao động của họ hay chưa.

Đây cũng là tình trạng chung đối với các doanh nghiệp đặc biệt là đối với các doanh nghiệp FDI người ta sử dụng lương tối thiểu như là lương tham chiếu. Việc này Nhà nước phải can thiệp vì nếu như lương tối thiểu chúng ta công bố khoảng 1,9- 2 triệu, doanh nghiệp có thể trả hơn mức đó một chút, như vậy đó không phải là mức đảm bảo sự công bằng hợp lý đối với người lao động.

Cũng như nhiều chuyên gia khác, bà Mai cũng đưa ra thắc mắc, lương tối thiểu là mức sống tối thiểu, nhưng tại sao mức sống tối thiểu của cán bộ công chức và mức sống tối thiểu của người lao động lại khác nhau? Việc này trong những năm tới khi mà làm cải cách tiền lương chúng ta sẽ xem xét tổng thể lại vấn đề này. Còn Bộ Luật lao động lần này sửa đổi vấn đề tiền lương, lương tối thiểu đang hướng tới 15 triệu lao động.

Để xác định giá trị thực của sức lao động thì vai trò của Nhà nước tham gia vào vấn đề này rất quan trọng. Theo sự cải cách lần này Nhà nước phối hợp với tổ chức đại diện cho người lao động là tổ chức công đoàn định kỳ hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc hàng năm để đưa ra các thông tin công khai minh bạch về tiền lương. Nghĩa là từng ngành nghề cụ thể sẽ có thang bậc lương riêng đánh giá sự hợp lý.

Ví dụ vùng Đông Nam Bộ hiện nay mức lương khoảng 4 - 5 triệu là hợp lý thì đó được xem như lương mẫu, trên cơ sở đó người lao động có thông tin để biết mức lương hiện nay người chủ đang trả cho họ đã thực sự hợp lý và đúng với thị trường lao động ở khu vực đó hay chưa? "Hiện nay việc đánh giá người lao động chúng ta chỉ dựa trên căn cứ là các điều khoản người ta ký kết trong hợp đồng lao động thôi. Sắp tới chúng ta làm được việc này thì người lao động, người đại diện cho lao động ở các doanh nghiệp có cơ sở để thỏa thuận được tiền lương", bà Mai khẳng định.

Như vậy, tiến trình cải cách tiền lương mới nhất sẽ dựa trên cơ sở mức sống thực tế để tính lương. Không ít người lo ngại quy định mức lương cứng cho từng khu vực không ổn bởi trượt giá, lạm phát tăng cao. Bà Mai chia sẻ: "Trước mắt tình hình kinh tế của chúng ta vẫn chưa đạt được sự ổn định thì công bố vùng là hợp lý. Trong Bộ luật Lao động sửa đổi lần này cũng có quy định việc Nhà nước sẽ công bố lương tối thiểu vùng và chia ra khoảng 2 -3 vùng thôi. Theo tôi như vậy cũng không nhiều lắm. Tuy nhiên, mức lương cách biệt phải tính toán cho hợp lý. Chúng tôi đang khuyến khích việc công bố lương tối thiểu ngành".

Vương Hà


Cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý tại 22 căn nhà không phép

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:00
Toàn bộ 22 căn nhà liền kề tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) đều không đảm bảo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.

Hải Phòng: Cần quản lý chặt chẽ việc cho thuê kiot bán hàng tại SVĐ

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:27
UBND huyện Tiên Lãng cho các hộ dân thuê hơn 20 kiot tại khu vực SVĐ huyện để kinh doanh. Gần đây, một số hộ dựng bảng biển, bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.

Bình Dương: Khuyến cáo người mua căn hộ cẩn thận về tính pháp lý của dự án Charm Diamond

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:00
Cơ quan chức năng đã cắm biển cảnh báo trước cổng dự án, nhằm khuyến cáo người dân về việc dự án chưa đầy đủ pháp lý.

Những khu đất "vàng" được Savina quản lý giờ ra sao?

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:58
Sách Việt Nam từng kỳ vọng sẽ xây dựng Savina Plaza tại khu đất đắc địa bậc nhất Thủ đô, nhưng đến nay các khu đất được giao quản lý đều chỉ cho thuê kinh doanh.

Hà Nội: Cận cảnh những vi phạm "uy hiếp" cầu Đông Trù

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:51
Hàng loạt vi phạm xung quanh khu vực chân cầu Đông Trù tại xã Đông Hội (huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đe dọa đến an toàn của cả công trình.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Những khu đất "vàng" được Savina quản lý giờ ra sao?

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:58
Sách Việt Nam từng kỳ vọng sẽ xây dựng Savina Plaza tại khu đất đắc địa bậc nhất Thủ đô, nhưng đến nay các khu đất được giao quản lý đều chỉ cho thuê kinh doanh.

Hải Phòng: Cần quản lý chặt chẽ việc cho thuê kiot bán hàng tại SVĐ

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:27
UBND huyện Tiên Lãng cho các hộ dân thuê hơn 20 kiot tại khu vực SVĐ huyện để kinh doanh. Gần đây, một số hộ dựng bảng biển, bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.

Giá vàng 18/4: Vàng SJC neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:49
Giá vàng trong nước tăng trở lại mốc 84 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới quay đầu đi xuống còn 2.367,4 USD/ounce.

Hà Nội: Cận cảnh những vi phạm "uy hiếp" cầu Đông Trù

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:51
Hàng loạt vi phạm xung quanh khu vực chân cầu Đông Trù tại xã Đông Hội (huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đe dọa đến an toàn của cả công trình.