Lý lịch 30 chiến hạm ‘gốc Việt’ trong Hải quân Philippines

Lý lịch 30 chiến hạm ‘gốc Việt’ trong Hải quân Philippines

Chủ nhật, 28/07/2013 | 12:37
0
Trước năm 1975, Mỹ đã viện trợ cho quân đội Sài Gòn hàng trăm tàu chiến lớn nhỏ. Sau này, qua các tài liệu cả chính thức và không chính thức, ít nhất 30 chiếc đã chạy sang Philippines và gia nhập hải quân nước này. Trong đó, khu trục hạm HQ 01 Trần Hưng Đạo là soái hạm của Philippines.

Trong số hàng trăm tàu chiến Mỹ viện trợ cho chính quyền Sài Gòn, chiếm đa số đều là các tàu cỡ nhỏ, số tàu tải trọng lớn còn lại, phần lớn là loại tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ.

Có thể thống kê sơ bộ không dưới 30 tàu chiến các loại mà binh lính VNCH đã tháo chạy khỏi Việt Nam năm 1975 và Philippines đã trưng dụng cho lực lượng Hải quân của mình, gồm:

- 1 khu trục hạm Trần Hưng Đạo HQ 1 (chuyển thành BRP Rajah Lankandula-PS-4);

Xã hội - Lý lịch 30 chiến hạm ‘gốc Việt’ trong Hải quân Philippines

- 5 tuần dương hạm (WHEC):  Trần Quang Khải HQ 2 (thành BRP Diego Silang PS-9); Trần Nhật Duật HQ 3 (tuy được chuyển giao cho HQ Phi nhưng bị phế thải để lấy các cơ phận thay thế dùng sữa chữa cho các chiến hạm khác của HQ Phi); Trần Bình Trọng HQ 5 (thành BRP Francisco Dagohoy PF-10); Trần Quốc Toản HQ 6 (cùng số phận như HQ 3); Lý Thường Kiệt HQ 16 (thành BRP Andres Bonifacio, PF-7); Ngô Quyền HQ 17 (thành BRP Gregorio del Pilar PF-8);

- 5 Hộ tống hạm (PCE): Đống Đa II HQ 07 (thành BRP Sultan Kudarat PS-22); Chi Lăng II HQ 08 (thành BRP Magat Salamat PS-20); Chí Linh HQ 11 (thành BRP Datu Tupas PS-18); Ngọc Hồi HQ 12 (thành BRP Miguel Malvar PS-19); Vạn Kiếp HQ 14 (thành BRP Datu Marikudo PS-23).

- 5 Dương vận hạm (LST): Cam Ranh HQ 500 (thành BRP Zamboanga Del Sur LT-86); Thị Nại HQ 502 (thành BRP Cotabato Del Sur LT-87); Nha Trang HQ 505 (thành BRP Agusan Del Sur LT-54); Mỹ Tho HQ 800 ( thành BRP Sierra Madre LT-57); Cần Thơ HQ 801 (thành BRP Kalinga Apayao LT-516)

- 1 Cơ Xưởng hạm (ARL): Vĩnh Long HQ 802 (thành BRP Yakal AR-617)

 - 3 Hải vận hạm (LSM):  Hát giang HQ 400 (thành BRP Western Samar LP-66); Hàn giang HQ 401 (dùng lấy cơ phận); Hương giang HQ 404 (thành BRP Batanes LP-65) 

- 3 Trợ chiến hạm (LSSL): Đoàn Ngọc Tảng HQ 228 (thành BRP La Union LF-50); Lưu Phú Thọ HQ 229 (HQ Phi dùng để lấy cơ phận thay thế sử dụng cho các chiến hạm khác); Nguyễn Đức Bổng HQ 231 (thành BRP Camarines Sur LF-48)

 - 3 Giang pháo hạm (LSIL): Thiên kích HQ 329; Lưu công HQ 330;  Tầm sét HQ 331

 - 2 Hỏa vận hạm (YOG), tức sà lan tự hành để chở dầu: HQ 470 và HQ 471

 - 1 Tuần duyên hạm (PGM): Hòn trọc HQ 618 (thành BRP Basilan PG-60)

Ngoài ra, còn một số tàu khác như trợ chiến hạm Nguyễn Ngọc Long HQ 230 BRP Sulu LF-49, HQ 474…

Trong số các tàu chiến lớn có hai tàu khu trục hộ tống lớp lớp Edsall là HQ-1 Trần Hưng Đạo và HQ-4 Trần Khánh Dư. Tàu lớp Edsall có lượng giãn nước 1.590 tấn, dài 93,3m. Tàu vũ trang 3 pháo hạm 76mm, 2 pháo phòng không 40mm, 8 pháo phòng không 20mm, 3 máy phóng ngư lôi 533mm, hệ thống cối chống ngầm.

Chiếc HQ-1 được Philippines sửa chữa nâng cấp (bỏ tháp pháo 76mm và thay bằng 2 tháp pháo 127mm) và chính thức đưa vào trang bị tháng 7/1976 với cái tên mới BRP Rajah Lakandula (PF-4). 

Từ năm 1981-1988, BRP Rajah Lakandula trở thành soái hạm Hải quân Philippines. Con tàu chủ yếu tham gia nhiệm vụ tuần tra bảo vệ biển, thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Năm 1988, con tàu loại ra khỏi biên chế hải quân và được sử dụng như doanh trại nổi vịnh Subic tới năm 1999 thì bị phá dỡ.

Trong biên chế Hải quân VNCH còn có 7 tàu chiến lớp Casco  được coi là những tàu lớn nhất. Thậm chí, VNCH còn gọi nó là “tuần dương hạm”, dù lượng giãn nước chỉ tương đương khinh hạm. Thực tế, trước khi chuyển cho VNCH, 7 tàu Casco được dùng cho lực lượng tuần duyên bảo vệ bờ biển Mỹ.

Tàu lớp Casco có lượng giãn nước 2.800 tấn, dài hơn 94m, thủy thủ đoàn gần 200 người. Hệ thống vũ khí hạng nhẹ: tháp pháo 127mm, pháo cối 81mm và súng máy. 

Trong 6 chiếc lớp Casco, Philippines chỉ dùng 4 chiếc còn lại 2 chiếc được tháo dỡ lấy phụ tùng. Khinh hạm BRP Andres Bonifacio (PF-7) thuộc lớp Casco, tên cũ trong Hải quân VNCH là HQ-16 Lý Thường Kiệt.

Năm 1979, chính quyền Philippines quyết định hiện đại hóa toàn diện hệ thống vũ khí và điện tử và điện tử trên 4 tàu. Tàu lắp thêm pháo 20-40mm, thiết kế thêm sân đáp trực thăng ở đuôi tàu.

Tới cuối những năm 1980, Hải quân Philippines dự định trang bị thêm tổ hợp tên lửa hành trình RGM-84 Harpoon nhưng do khủng hoảng kinh tế nên không thực hiện được.

Giai đoạn 1991-1993 và năm 2003, cả bốn tàu lần lượt bị phá dỡ.

Hầu hết các tàu chiến cỡ lớn của VNCH trong Hải quân Philippines đều bị loại bỏ vào những năm 1990 nhưng vẫn có một số ít được hoạt động tới tận ngày nay. Tính đến năm 2012, chỉ còn 7 chiếc trong số này còn hoạt động trong biên chế hải quân Philippines, gồm: 

Dương Vận Hạm LST:

Xã hội - Lý lịch 30 chiến hạm ‘gốc Việt’ trong Hải quân Philippines (Hình 2).

Zamboanga Del Sur LT-86, nguyên là LST Cam Ranh HQ 500.

Xã hội - Lý lịch 30 chiến hạm ‘gốc Việt’ trong Hải quân Philippines (Hình 3).

BRP Cotabato Del Sur LT-87, nguyên là LST Thị Nại HQ502.

Xã hội - Lý lịch 30 chiến hạm ‘gốc Việt’ trong Hải quân Philippines (Hình 4).

BRP Kalinga Apayao LT-516, nguyên là LST Cần Thơ HQ 801.

Xã hội - Lý lịch 30 chiến hạm ‘gốc Việt’ trong Hải quân Philippines (Hình 5).

BRP Yakal AR-617, nguyên là Cơ xưởng hạm Vĩnh Long HQ802.

Hộ Tống Hạm PCE:

 Xã hội - Lý lịch 30 chiến hạm ‘gốc Việt’ trong Hải quân Philippines (Hình 6).

BRP Sultan Kudarat PS-22, nguyên là PCE Đống Đa II HQ 07.

 Xã hội - Lý lịch 30 chiến hạm ‘gốc Việt’ trong Hải quân Philippines (Hình 7).

BRP Magat Salamat PS-20, nguyên là PCE Chi Lăng II HQ 08.

Xã hội - Lý lịch 30 chiến hạm ‘gốc Việt’ trong Hải quân Philippines (Hình 8).

BRP Miguel Malvar PS-19, nguyên là PCE Ngọc Hồi HQ 12.

Mặc dù đến nay đã ở tuổi ngoài 70 nhưng ba hộ tống hạm này vẫn chưa có dấu hiệu được nghỉ hưu

Xã hội - Lý lịch 30 chiến hạm ‘gốc Việt’ trong Hải quân Philippines (Hình 9).

Một trong những tâm điểm của cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborought/Hoàng Nham là căn cứ nổi do một tiểu đội Thủy quân lục chiến Philippines đồng trú để xác định chủ quyền của mình. Căn cứ này thực tế là xác Dương Vận Hạm LST Mỷ Tho HQ-800, sau năm 1975 được Philippines đổi tên thành  BRP LT-52 .

Phong Dao 

Chiến hạm săn ngầm Việt Nam nhường nước ngọt cho phi công Mỹ

Thứ 6, 19/07/2013 | 19:48
“Cảm ơn các bạn đã cứu chúng tôi từ lòng biển cả. Nếu không có nước ngọt của các bạn lọc từ cát và sỏi đá Trường Sa Việt Nam, chúng tôi đã chết khát và chẳng thể trở về. Lòng mến khách của các bạn thật tuyệt vời. Cảm ơn các bạn rất nhiều và chắc chắn chúng ta sẽ gặp lại nhau”.

Bí ẩn 'ngày tàn' của chiến hạm khổng lồ bất khả chiến bại

Thứ 3, 09/07/2013 | 07:18
Có lẽ điều làm nên sự hùng mạnh của hải quân Đức chính là chiến giáp hạm Bismarck. Bismark được nhắc đến như một chiến hạm không bao giờ chìm. Nhắc đến cuộc chiến cuối cùng của chiến hạm này và cuộc truy đuổi gay cấn của hải quân Anh, đánh chìm chiến hạm bất khả chiến bại đó, người ta kể rất nhiều câu chuyện xung quanh nó.

Việt Nam sẽ có thêm 2 chiến hạm tàng hình

Thứ 2, 08/07/2013 | 16:50
Tiếp sau 2 tàu hộ vệ tên lửa có khả năng tàng hình Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) đã chuyển giao cho hải quân Việt Nam trong năm 2011, Nga đang đóng tiếp 2 tàu hộ vệ tên lửa cùng lớp "Gepard-3.9" để bàn giao vào năm 2016 và 2017.

Ảnh: Hai chiến hạm VN về Cam Ranh sau chuyến sang TQ

Thứ 2, 01/07/2013 | 07:47
Hai chiến hạm hàng đầu Việt Nam là Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đã lần lượt cập cảng Cam Ranh sáng 30/6, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm TQ.

To quá cỡ, chiến hạm Tonnerre phải dừng lại Vũng Tàu

Thứ 3, 18/06/2013 | 15:13
Sáng 18/6, chiến hạm săn ngầm George Leygues của Hải quân Pháp do Trung tá Romuald Bomont làm thuyền trưởng đã cập cảng Sài Gòn bắt đầu chuyến viếng thăm Việt Nam 4 ngày.

Bộ đôi chiến hạm siêu khủng Pháp sắp tới Việt Nam

Thứ 6, 14/06/2013 | 17:11
Từ 18 tới 21/6 tới, hai chiến hạm của Hải quân quốc gia Pháp là: tàu chỉ huy và đổ bộ ‘Tonnerre’ và tàu hộ tống chống ngầm Georges Leygues sẽ tới thăm Việt Nam.