"Mổ ruột" vũ khí: Nga-Mỹ đã tìm cách đối đầu và khắc chế nhau như thế nào?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 5, 19/09/2019 | 14:00
0
Nếu bạn sử dụng vũ khí của mình trong chiến đấu, kẻ thù của bạn sẽ có cơ hội chạm tay vào chúng. Hoặc ít nhất là có một cơ hội quan sát đủ kỹ để đưa ra các biện pháp đối phó sau này.
Tiêu điểm - 'Mổ ruột' vũ khí: Nga-Mỹ đã tìm cách đối đầu và khắc chế nhau như thế nào?

Nga tuyên bố thu được tên lửa Tomahawk và sẽ tìm cách khắc chế vũ khí này.

Theo National Interest, cả hai siêu cường đều sử dụng các cuộc xung đột trực tiếp hoặc gián tiếp để khám phá bí mật vũ khí của nhau. Điều này đã diễn ra từ nhiều năm trước và vẫn tiếp tục cho đến hiện tại.

Năm ngoái, Nga tuyên bố đã thu được tên lửa Tomahawk của Mỹ trong vụ tấn công Syria và sẽ tìm ra bí mật khắc chế loại vũ khí này.

Ngay sau đó, Sputnik News của Nga đã xuất bản một bài viết về nhiều loại vũ khí khác nhau của Mỹ đã được Nga hoặc các đối tác thu thập được và chuyển sang Moscow để phân tích.

Chiến lợi phẩm đầu tiên đến từ Chiến tranh Triều Tiên, nơi Liên Xô đã chạm tay vào một chiếc xe tăng M46 Patton. “Các kỹ sư còn nắm trong tay một số hệ thống vũ khí khác, bao gồm cả máy bay chiến đấu F-51D Mustang đời cổ”, Sputnik lưu ý.

“Vào tháng 9/1958, một chiếc MiG-17 của Trung Quốc đã làm tê liệt một chiếc F-86 Sabre của Đài Loan. Mẫu máy bay này đã được chuyển cho Moscow. Chiếc Sabre sau đó đã giúp các nhà thiết kế Liên Xô rất nhiều trong việc phát triển tên lửa không đối không tầm ngắn hồng ngoại K-13, được sử dụng trong nhiều thập kỷ sau đó”, Sputnik nhấn mạnh.

Các cuộc chiến ở Đông Nam Á năm xưa cũng là nơi kho tàng thiết bị của Mỹ được phô diễn, bao gồm máy bay chiến đấu F-5E được sử dụng rộng rãi trong các lần đối đầu MiG-21bis và MiG-23 của Liên Xô.

Chính từ những lần va chạm này mà Liên Xô sau đó đã phát hiện ra những thiếu sót trên máy bay của mình để phát triển thêm các biến thể tiên tiến hơn như MiG-23MLD và MiG-29.

Sputnik cũng cho biết, các tên lửa phòng không Stinger được thu giữ bởi các đội đặc công Liên Xô cũng đã giúp nước này tìm ra các biện pháp vô hiệu hóa vũ khí của người Mỹ.

Trong Chiến tranh Nga-Georgia năm 2008, Moscow đã thu giữ năm chiếc Humvee, đi kèm với hệ thống điện tử tiên tiến và các thiết bị liên lạc mã hóa. Nga đã từ chối trả lại mặc dù được Lầu Năm Góc yêu cầu nhiều lần.

Tuy nhiên, lợi thế không chỉ dành cho mỗi Nga. Trên thực tế, Mỹ và các đồng minh đã chiếm được rất nhiều vũ khí của Nga trong quá khứ. Trong năm 1951, một nhóm quân Mỹ-Anh đã tìm cách khôi phục lại một máy bay chiến đấu MiG-15 bị rơi.

Tiêu điểm - 'Mổ ruột' vũ khí: Nga-Mỹ đã tìm cách đối đầu và khắc chế nhau như thế nào? (Hình 2).

Theo National Interest, Mỹ cũng từng khám phá chiếc MiG-25 Foxbat của Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ. Và để nói về quốc gia cung cấp vũ khí Nga nhiều nhất cho Mỹ, không thể thiếu vắng Israel.

Phương Tây đã mục sở thị mẫu máy bay chiến đấu MiG-21 lần đầu tiên khi Mossad thuyết phục một phi công Iraq lái máy bay của mình tới Israel. Trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, khi máy bay Mỹ bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không SA-2, Israel đã thu giữ các hệ thống SA-2 để các chuyên gia Mỹ kiểm tra và sau đó chế tạo các thiết bị gây nhiễu tốt hơn.

Các nỗ lực khai thác bí mật vũ khí này ​​sẽ giúp lấp đầy nhiều khoảng trống về tình báo cũng như trong việc nghiên cứu, phát triển vũ khí của cả Nga và Mỹ.

Các thiết bị khác được phía Mỹ thu giữ trong cuộc chiến Ả Rập-Israel còn bao gồm xe tăng T-62 và T-72, xe chiến đấu bộ binh BMP và tên lửa chống tăng Sagger.

Cả hai bên cũng vừa mất mát vừa được hưởng lợi khi các đồng minh liên tục đổi phe. Khi đó, các quốc gia này thường cho những người bảo trợ mới của mình kiểm tra các loại vũ khí được cung cấp bởi những người ủng hộ cũ.

Iran đã cho Liên Xô cơ hội kiểm tra các máy bay chiến đấu F-14 của lực lượng không quân nước này, trong khi Mỹ cũng không thể bỏ lỡ việc chạm vào các thiết bị quân sự của Liên Xô trong kho vũ khí Đông Âu sau năm 1989.

Tuy nhiên, đó không phải là yếu tố có thể làm tạo nên đòn bẩy chiến thắng cho một bên nào đó.

Nguyên tắc cơ bản của chiến tranh là như sau: Nếu bạn sử dụng vũ khí của mình trong chiến đấu, kẻ thù của bạn sẽ có cơ hội chạm tay vào chúng. Hoặc ít nhất là có một cơ hội quan sát đủ kỹ để đưa ra các biện pháp đối phó sau này.

Và đó là lý do tại sao vũ khí bí mật vốn không bao giờ giữ được bí mật quá lâu.

Không cần Saudi Arabia mua S-400, ông Putin chỉ muốn nhắn nhủ: Rời bỏ Mỹ đi, hãy về với "đội" của Nga?

Thứ 4, 18/09/2019 | 20:00
Lời mời gọi của Tổng thống Putin về việc Saudi Arabia nên mua S-400 không hẳn chỉ là chê bai hệ thống phòng không của Mỹ. Trên thực tế đó là một lời mời có ý nghĩa sâu xa hơn.

Vụ cơ sở dầu Saudi Arabia bị tấn công: Nếu khi đó là S-400 của Nga bảo vệ thay vì Patriot, "kịch bản" có đảo chiều?

Thứ 4, 18/09/2019 | 15:43
Mặc dù được Tổng thống Putin đánh giá là đáng tin cậy, không có bằng chứng nào cho thấy nếu S-400 được triển khai có thể xử lý vụ tấn công ở Saudi tốt hơn hệ thống Patriot.

Bàn cờ Trung Đông: Thổ Nhĩ Kỳ "mắc kẹt", Iran "khó xử", chỉ có Nga cùng Syria thắng lớn?

Thứ 4, 18/09/2019 | 13:23
Trong số ba quốc gia, Nga rõ ràng là người chiến thắng lớn. Trong lúc Iran còn đang mải phá ngang mọi thứ thì Thổ Nhĩ Kỳ đang bị mắc kẹt ở giữa châu Âu, Mỹ và Nga.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.