Môn học chương trình phổ thông: Thật rối rắm, quá phức tạp!

Môn học chương trình phổ thông: Thật rối rắm, quá phức tạp!

Thứ 6, 29/09/2017 | 21:38
1
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới dự kiến áp dụng từ năm học 2018-2019. Nhìn vào các môn học dự kiến sẽ được áp dụng, có thể thấy rằng nhiều môn học được thiết kế duy ý, vừa thiếu, vừa thừa. Thực hiện nó có thể sẽ tốn kém vô ích nguồn lực xã hội, không mang lại hiệu quả thiết thực.

Ở cấp tiểu học, dự thảo đưa ra các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Tìm hiểu công nghệ.

Các môn học bắt buộc có phân hóa: Thế giới công nghệ, Tìm hiểu tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn là tiếng dân tộc thiểu số. Ngoài ra, ở cấp tiểu học còn có hoạt động tự học có hướng dẫn (tự học trên lớp của học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày, có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên).

Thật rối rắm và quá phức tạp!

Không nói đến tiếng Việt và Toán, môn giáo dục lối sống sao không thay tên là môn Đạo đức. Đây là môn học cần thiết nếu nhìn vào thực tiễn xã hội hiện nay, lớp trẻ đang không còn “nền nếp” nữa. Bắt đầu từ lớp 1 trẻ phải được học tôn kính ông, bà, cha, mẹ, thầy cô. Lễ phép với người lớn. Yêu thương, đoàn kết với bạn bè.

Các môn Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Tìm hiểu công nghệ nên gộp vào làm một bởi Cuộc sống quanh ta đã bao hàm tất cả những vấn đề mà bốn môn đề cập. Nên chăng, bắt đầu dạy học sinh về Lịch sử bằng môn học kể chuyện. Đừng để tình trạng như hiện nay, học sinh nói rằng Càn Long là một vị vua của Việt Nam.

Các nhà quản lý đã quá tham vọng khi cho học sinh học môn Ngoại ngữ 1. Môn này nên là môn bắt buộc tự chọn. Cha, mẹ học sinh và học sinh sẽ chọn một trong những ngoại ngữ nhà trường dạy. Môn ngoại ngữ này sẽ được học theo suốt đến hết cấp học phổ thông.

Không nên có môn Thế giới công nghệ và tìm hiểu tin học ở bậc học này. Nó quá xa vời với hiểu biết của học sinh và sẽ rất tốn kém trong việc trang bị đồ dùng dạy học nếu không muốn dạy chay.

Môn Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nên gộp làm một và tổ chức hợp lý để học sinh nam không phải học đan len, thêu thùa và học sinh nữ không phải đá bóng. Không nên có môn tự học riêng rẽ, hoạt động này phải được hướng dẫn bắt đầu từ lớp 1 ở tất cả các môn học.

Đa chiều - Môn học chương trình phổ thông: Thật rối rắm, quá phức tạp!

 (Hình minh họa).

Như vậy, số môn học ở tiểu học sẽ nên là: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Truyện kể lịch sử, Cuộc sống quanh ta, Ngoại ngữ, Thể chất.

Ở cấp THCS, dự thảo đề xuất các môn học bắt buộc: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý. Các môn học bắt buộc có phân hóa: Tin học, Công nghệ và Hướng nghiệp, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Với sự phát triển về thể chất của học sinh, số môn học ở cấp này lại quá khiêm tốn và không hệ thống với cấp tiểu học. Nếu không cho học sinh học Vật lý, Hóa học từ cấp học này, lượng kiến thức cần có sẽ dồn lại và thời lượng của THPT chắc chắn không đủ để “nạp” hết. Môn Ngoại ngữ 2 là bất khả thi.

Hãy nhìn sang trường phổ thông chuyên ngữ của đại học Quốc gia. Đầu vào của trường chất lượng cực tốt. Bắt buộc phải học 2 ngoại ngữ với đội ngũ giáo viên đủ và giỏi nhưng ra trường, mỗi học sinh cũng chỉ có một ngoại ngữ, còn lại là “ú ớ”.

Như vậy, số môn học ở THCS sẽ nên là: Văn (tiếng Việt), Toán, Giáo dục công dân (Đạo đức), Lịch sử (Truyện kể lịch sử), Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học (từ lớp 8), Ngoại ngữ, Thể chất, Hướng nghiệp, Tin học.

Ở cấp THPT, dự thảo chương trình xác định lớp 10 là lớp dự hướng nghề nghiệp, gồm các môn học bắt buộc: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Thiết kế và Công nghệ, Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Các môn học bắt buộc có phân hóa: Tin học, Giáo dục thể chất, Hoạt động nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Đa chiều - Môn học chương trình phổ thông: Thật rối rắm, quá phức tạp! (Hình 2).

 (Hình minh họa).

Ở lớp 11 và lớp 12, các môn học bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Các môn học tự chọn bắt buộc: Học sinh chọn 3 môn và 1 chuyên đề học tập trong số các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học máy tính, Tin học ứng dụng, Thiết kế và Công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc, Chuyên đề học tập. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Các môn học ở cấp THPT nên giữ như THCS bởi lượng kiến thức học được ở THCS chưa đủ. Các môn Khoa học máy tính, Thiết kế… nên chăng để dành cho trường đại học hoặc cao đẳng.

Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật vẫn nên là môn Giáo dục công dân. Không bao giờ nên cho học sinh học một số môn chuyên (phân ban) để thi đại học. Kinh nghiệm đau đớn về những học sinh học chuyên (rất giỏi ở môn chuyên nhưng các môn khác thì “ngớ ngẩn”) không nên lặp lại. Có thể điều chỉnh thời lượng dạy, học ở những môn đi thi nhưng không được tạo tâm lý thi cử làm học sinh chểnh mảng các môn khác.

Đánh giá học sinh cũng là điều quan trọng. Nên chăng, chúng ta quay lại việc chấm điểm theo thang điểm 10. Có xếp hạng học sinh để cha, mẹ và học sinh nhận ra được khả năng, thực lực của con em mình mà định hướng nghề nghiệp cho đúng.

Một đề xuất nữa về đào tạo. Liệu chúng ta có thể chuyển các trường Trung cấp nghề nhận học sinh sau khi tốt nghiệp THCS nhưng với chương trình đào tạo 3 năm (vừa học văn hóa ở một số môn hạn chế, vừa học nghề phổ thông). Làm được, chúng ta sẽ tạo điều kiện để những học sinh không thể học tiếp THPT có cơ hội cho cuộc sống sau này.

QFs

Nữ sinh cấp 3 nhập viện vì bị bạn học đánh ‘hội đồng’

Thứ 3, 26/09/2017 | 11:49
Chỉ vì mâu thuẫn không đáng có, nữ sinh N. bị các bạn học cùng khối đánh “hội đồng”, phải đi bệnh viện điều trị.

Thêm 10.000 học sinh tham gia chương trình giáo dục dinh dưỡng và phát triển thể lực trẻ em

Thứ 5, 31/08/2017 | 10:43
(Bình Dương, 28/8/2017) – Theo thỏa thuận hợp tác đã ký ngày 1/6/2017 với công ty FrieslandCampina Việt Nam về việc thực hiện dự án truyền thông“Giáo dục dinh dưỡng và phát triển thể lực cho trẻ em Việt Nam”

Năm học 2022 - 2023, chương trình GDPT mới được dạy ở tất cả các lớp

Thứ 4, 03/05/2017 | 16:58
Ban phát triển chương trình Giáo dục phổ thông mới (bộ GD&ĐT) do GS. Nguyễn Minh Thuyết làm Tổng chủ biên đã có những giải trình sau hơn nửa tháng tiếp thu ý kiến góp ý cho dự thảo chương trình.
Cùng tác giả

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai?

Thứ 7, 16/12/2017 | 13:15
Hành vi của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ đang mang thai là trái pháp luật.

Bộ TN&MT thí điểm liên thông 11 thủ tục hành chính

Thứ 7, 16/12/2017 | 07:15
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện liên thông với 11 thủ tục hành chính sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí tuân thủ; giảm rủi ro và gia tăng chi phí cơ hội trong đầu tư, kinh doanh.
Cùng chuyên mục

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.

Ta có nên hoài niệm về quá khứ?...

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:00
Dù biết rằng, quá khứ là cái đã qua, ta không nên mãi hoài niệm về nó. Nhưng cuộc sống có đôi khi, ta phải hoài niệm về quá khứ, ta mới gặp được người thân của mình.

Sông miền Tây ký ức và hiện tại...

Thứ 2, 22/04/2024 | 07:00
Tôi đang được đi một chuyến dọc sông Tiền trên con tàu du lịch 5 sao nổi tiếng La Marguerite, và nghe và ngẫm và thấy nhiều chuyện hay.

Đọc sách cần phải có "định hướng"?...

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Để có được sự định hướng tốt trong việc chọn sách và đọc sách, ngoài nhu cầu của bản thân, thì sự hiểu biết mang tính nền tảng cũng rất quan trọng.

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.
     
Nổi bật trong ngày

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.