Một ngày khai giảng đặc biệt

Một ngày khai giảng đặc biệt

Thứ 7, 04/09/2021 | 20:57
0
Có lẽ đấy cũng là cảm xúc chung của bao thầy giáo, cô giáo và học trò trên khắp mọi miền đất nước hôm nay.

Ngày mai, 5/9 – ngày mà học sinh, giáo viên của 63 tỉnh thành trên cả nước sẽ bắt đầu bước vào một năm học mới bằng lễ khai giảng trực tiếp hoặc trực tuyến do hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên nhiều địa phương. Chắc trong lịch sử giáo dục chúng ta chưa bao giờ có một lễ khai giảng đặc biệt như vậy.

Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường năm nay, sẽ có nhiều đứa trẻ không được bố mẹ đưa tới lớp, không được xúng xính trong những bộ đồng phục mới tinh còn thơm mùi vải, không có cảnh “nước mắt nhạt nhòa” để mẹ, cô phải vỗ về, an ủi. Lễ khai giảng năm học 2021 – 2022 này chắc có nhiều thầy cô sẽ ngậm ngùi vì tà áo dài đẹp chẳng được mang ra mặc hay những chiếc sơ mi trắng ngày đại lễ vẫn đành treo nguyên trong tủ. Sẽ có những sân trường vắng bóng áo trắng học trò và vắng tiếng trống trường rộn rã. Thay vào đó sẽ là những chương trình khai giảng trực tuyến mà thầy cô, cha mẹ, học trò ngồi tham dự trước máy tính hay màn hình điện thoại.

Tháng 9, bầu trời mùa thu vẫn cao xanh vời vợi, nắng thu vẫn vàng rực rỡ trong những cơn gió thu đã thoảng chút hanh hao như chẳng hề có dịch bệnh hoành hành. Cái mùa vẫn cứ làm cho người ta ngơ ngẩn vì thương nhớ. Có ai chưa từng bâng khuâng vì một mùa tựu trường dù là trong ký ức? Có ai chưa từng háo hức trong ngày hội đến trường với bảng xanh, phấn trắng và áo dài tha thướt sân trường trong gió thu bay?

Tôi bỗng thấy bồi hồi nhớ lại cái cảm giác của tác giả Thanh Tinh trong bài “ Tôi đi học”. Tôi dám chắc rằng bạn có thể không nhớ rất nhiều thứ trong cuộc đời nhưng chắc chắn không thể không nhớ cái cảm xúc xốn xang của: “Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.” Thật lạ thay cái tuổi học trò mà bất cứ ai khi đang cắp sách đến trường cũng chỉ muốn mình trưởng thành thật nhanh để ra khỏi nó. Nhưng khi cánh cổng trường khép lại rồi thì lại không sao nguôi mong ước được trở về.

Trong bức thư gửi toàn thể cán bộ, giáo viện, người lao động trong ngành giáo dục và học sinh, sinh viên cả nước nhân dịp khai giảng năm học 2021 – 2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Quyết tâm cho năm học 2021-2022 và xa hơn của tất cả chúng ta, không riêng gì ngành Giáo dục, là không để một trẻ em nào, đặc biệt là các em ở vùng dịch, vùng sâu, vùng xa, những em có hoàn cảnh khó khăn, bị mất hoàn toàn cơ hội học tập vì đại dịch và càng không để nền giáo dục Việt Nam, vì dịch bệnh mà không thể hoàn thành cam kết, trọng trách, sứ mệnh của mình trước Tổ quốc và Nhân dân.”

Đúng! Sẽ không thể để dịch bệnh làm mất đi cơ hội học tập của các em. Dù dạy và học trực tuyến không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả như mong muốn nhưng chúng ta vẫn phải cố gắng để hoàn thành sứ mệnh của giáo dục và đào tạo đối với đất nước.

Bĩnh tĩnh sống - Một ngày khai giảng đặc biệt
Sân trường vắng bóng học sinh trong ngày khai giảng.

Trước đây trong thời kỳ chiến tranh, ông bà, bố mẹ của chúng ta đã chẳng có những “lớp học dưới hầm sâu” đó sao? Thì bây giờ chúng ta có những lễ khai giảng trực tuyến, những giờ học trực tuyến đâu phải là lý do để chúng ta đỗ lỗi cho hoàn cảnh. Chưa bao giờ khao khát đến trường lại thiết tha đến thế! Chưa bao giờ lại thèm nghe tiếng trống trường đến thế!

Có thể trong bản tin của sáng mai bạn không chỉ thấy những con số khiến tâm trạng chúng ta u ám về số ca nhiễm mới, số ca trở nặng vì biến chủng Delta của virus Corona trên cả nước mà chắc chắn sẽ có những con số mang đến cho chúng ta cảm giác phấn chấn, hứng khởi hơn về ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Chúng ta có thể xốc lại tinh thần, cảm xúc của mình để có đủ năng lượng tiếp tục cuộc sống chung cùng dịch bệnh.

Một học trò cũ nay đã trở thành đồng nghiệp của tôi viết trên Facebook những dòng như này: Khai giảng năm nay, 5/9 đầu tiên trong cuộc đời nhà giáo sẽ không được dậy sớm, không trang điểm, không áo dài tha thướt, không nhìn thấy những nụ cười đẹp như mùa thu tỏa nắng trong ngày tựu trường!!! Nhưng dù khai giảng trực tuyến vẫn vẫn náo nức chuẩn bị: gội đầu, vuốt gel, chọn một chiếc áo đẹp, thoa một chút son cho nụ cười online thêm tươi tắn. Cứ tưởng tượng không biết hiệu trưởng, hiệu phó lên sóng có phong độ, đẹp trai, xinh gái không ??? Không biết cảm xúc của mình, của đồng nghiệp và của học trò có khác những mùa khai giảng trước không???

Có lẽ đấy cũng là cảm xúc chung của bao thầy giáo, cô giáo và học trò trên khắp mọi miền đất nước hôm nay.

Giữa ồn ào tiếng loa của tổ dân phố phát thanh tuyên truyền thực hiện chống dịch, chợt nghe tiếng của cậu bé nhà bên hét to: “Không, con phải mặc áo trắng đồng phục cơ, cô bảo như thế dự lễ khai giảng mới trang trọng”.

Tôi bật cười vì sự đáng yêu của cậu bé năm nay vào lớp 2 đòi mẹ phải chuẩn bị áo trắng để dự khai giảng trực tuyến và còn khẳng định “cô bảo thế”. Có những suy nghĩ và niềm tin của trẻ thơ thật trong sáng và mãnh liệt mà đôi khi người lớn chúng ta không còn có được.

Mà có lẽ tôi cũng phải lấy mấy cái áo dài treo cả một mùa hè trong tủ ra thử lại để chọn cho mình chiếc đẹp nhất mặc trong ngày khai giảng. Tin nhắn của nhà trường qua vnedu đã thông báo: Mọi công tác chuẩn bị cho lễ khai giảng trực tuyến sáng mai đã xong. Đường link để dự lễ khai giảng đã được gửi tới các thầy cô và học sinh. Chắc đêm nay, tôi cũng như bao đồng nghiệp và học trò của mình trên cả nước cũng sẽ thao thức để đợi ngày mai- Một ngày khai giảng thật đặc biệt trong mùa Covid.

Tới đây, chắc chắn sẽ là những ngày thu nắng đẹp.

Thanh Hương
Giáo viên dạy Văn, Trường PHTP Lương Sơn, Hoà Bình

 

 

Có một Hà Nội, có một mùa thu

Thứ 6, 03/09/2021 | 19:00
Có lời yêu thương nào thốt không thành tiếng? Có giọt nước mắt nào rơi vội trong “ run run heo may”? Mùa thu Hà Nội vẫn đẹp dù đang trong những ngày giãn cách.

"Chỉ có trái tim hóa đá, mới ngừng hỗ trợ F0!”

Thứ 6, 03/09/2021 | 06:58
Mặc dù có những lúc áp lực tựa chừng không thể gắng gượng, muốn buông xuôi, nhưng chỉ cần có người nghèo gọi đến cầu cứu, là nữ bác sĩ lại “bật dậy như lò xo”, tự xốc tinh thần để đến bên họ.

“Đứa trẻ” 30 tuổi sống ở thành phố

Chủ nhật, 29/08/2021 | 07:00
Ai trong chúng ta ít nhiều rồi cũng sẽ trải qua một giai đoạn trong đời mà mình tự cho là “khốn khổ”.

Hà Nội giãn cách thêm 15 ngày, lễ khai giảng được phát trực tuyến

Thứ 6, 20/08/2021 | 18:39
Ông Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, thành phố vẫn có những nguy cơ rất cao bùng phát dịch.
Cùng chuyên mục

Nữ sinh có điểm thi tốt nghiệp cao nhất tỉnh ngậm ngùi tính nghỉ học

Thứ 2, 31/07/2023 | 08:39
Có điểm thi tốt nghiệp THPT cao nhất tỉnh Quảng Bình nhưng vì hoàn cảnh gia đình, Ngọc đành ngậm ngùi tính chuyện nghỉ học... đi xuất khẩu lao động.

Nam sinh mắc bệnh hiểm nghèo giành học bổng Đại học Anh quốc Việt Nam

Thứ 3, 09/05/2023 | 09:00
Mặc dù mắc căn bệnh tan máu bẩm sinh, hàng tháng phải đi viện truyền máu nhưng Nhật vẫn giành được học bổng “Trái tim sư tử” của Đại học Anh quốc Việt Nam.

Chuyện về những chuyến "xe 0 đồng" dành cho bệnh nhân nghèo

Thứ 2, 27/03/2023 | 14:35
Những chuyến "xe 0 đồng" đầy nghĩa tình đã trở thành điểm tựa tinh thần cho bệnh nhân nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

“Chưa bao giờ là muộn để học tiếng Anh với người theo nghề y!”

Thứ 2, 27/02/2023 | 08:06
Đó là chia sẻ về tầm quan trọng của tiếng Anh với nghề y của chàng bác sĩ trẻ có trình độ IELTS 8.0 ở Huế.

Chuyện về người “cha” 18 năm chôn cất hơn 1000 thai nhi xấu số

Chủ nhật, 26/02/2023 | 15:00
18 năm qua, ông Trọng cùng nhóm của mình lặng lẽ đến từng phòng khám, bệnh viện, cơ sở nạo phá thai,… để đưa thai nhi xấu số về chôn cất.
     
Nổi bật trong ngày

Vẫn còn nhiều "băn khoăn" về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Thứ 4, 27/03/2024 | 19:00
Quy định về hưởng BHXH một lần trong Dự thảo lần này là nội dung được dư luận đặc biệt quan tâm.