Một thuở khó quên của vị già làng Châu Mạ

Một thuở khó quên của vị già làng Châu Mạ

Thứ 2, 11/11/2013 | 16:42
0
Hàng tháng trời, chỉ với cây nỏ thô sơ, vài nắm cơm muối nhỏ bé một mình K' Gõ lang thang khắp vùng núi rừng Cát Tiên bí hiểm. Không ít lần phải đối mặt với hổ dữ, cá sấu, tê giác... nhưng tất cả đều phải thuần phục trước tài nghệ của tay thợ rừng lão luyện. Đôi tay ông đã quật ngã cả trăm ngàn mãnh thú chốn rừng sâu thăm thẳm.

"Chúa tể rừng xanh" một thuở

Ngồi với "chúa tể rừng xanh" bên ché rượu cần ấm đượm, món măng rừng mộc mạc hoang sơ, chúng tôi được ông kể cho nghe về cái thời trai trẻ đã qua. Già K' Gõ không còn nhớ chính xác tuổi của mình, trên những tấm bằng khen sau này ông nhận được cũng chẳng đề cập đến nó. Bởi một lẽ đơn giản, với đồng bào Châu Mạ  thời gian chỉ là ngày và đêm chứ không có thứ tự cụ thể. Con chữ lại là một cái gì đó cao siêu lắm. Ông mang máng tính tuổi mình độ 83, 84 gì đó, sự tàn phá ghê gớm của thời gian, nỗi thiếu thốn chốn rừng thiêng nước độc không thể nào vùi lấp được nét tráng kiện, dẻo dai ở người đàn ông này.

Xã hội - Một thuở khó quên của vị già làng Châu Mạ

Chân dung già làng K'Gõ

Lão đảng viên kỳ cựu của người Mạ

Cái ngày định mệnh ấy đã cách xa gần nửa thế kỷ, chiến binh K'Gõ năm xưa giờ đã bước qua hơn 40 năm tuổi đảng, còn tuổi đời ông dễ có mấy ai bì. Cuộc đời người chiến binh Mạ ấy gắn liền với sự cống hiến và hy sinh, ngày hòa bình ông cũng hoạt động tích cực cho dân, cho Đảng. Những kỷ niệm chương, những tấm giấy khen ông còn lưu giữ như là minh chứng xác thực nhất để vinh danh một chiến binh Mạ can trường.

Kéo liền bốn "cò" (4 lượt đổ nước vào ché) rượu cần, ông ngước mắt nhìn về phía núi rừng trùng điệp như để hồi tưởng lại cái buổi hồng hoang thuở nào. Già trầm ngâm bảo: "Ngày trước, cả bản mình sống trong rừng sâu, thức ăn dựa vào rừng mà kiếm lấy. Con trai thì phải học săn bắn, bẫy thú rừng, con gái thì hái rau, đào củ chia nhau mà ăn, nhưng rồi săn mãi, thú rừng bỏ đi, bọn mình phải vào tận rừng sâu mới kiếm được, đi rừng nguy hiểm lắm nhiều người bị thương, người mãi mãi không trở về nữa". Có lẽ, ánh mắt đượm buồn của K' Gõ là để tiếc thương những người bạn, người đồng bào đã bị thú rừng ăn thịt.

Theo già làng K' Gõ, trong cảnh rừng sâu heo hút những bộ tộc người Mạ thường định cư gần các bờ suối lớn. Nam thì săn bắn, nữ thì hái lượm khi thức ăn cạn dần họ lại di cư sang nơi khác. Cứ thế, mùa này sang tháng nọ dấu chân người Châu Mạ in hình lên mặt đất mọi vùng hoang vu của rừng Cát Tiên. Lực lượng săn bắn chính thường là các nam thanh niên khỏe mạnh, họ chia thành từng nhóm, mỗi nhóm từ 7-8 người. Để săn được nhiều thú, người Mạ tự tạo cho mình những thứ vũ khí rất có công hiệu. Đó là những cây giáo sắc nhọn, cung tên, dây thừng... họ còn biết làm bẫy bằng các hầm chông nhằm tiêu diệt thú lớn.

Khi men rượu chất ngất, ký ức của vị già làng như càng thêm sống lại. K' Gõ kể, một tối, khi đang ngủ trên cây cổ thụ cao nghe lũ chó săn phía dưới sủa ầm ỹ và bỏ chạy toán loạn. Lúc nhìn xuống thấy có con hổ lớn đang ăn thịt một con chó, K' Gõ lấy nỏ ra bắn liền hai phát trúng vào nó, con hổ trúng đòn gầm lên rồi bỏ chạy. Biết nó đã trúng tên ông cố chờ lâu cho chất độc tẩm ở mũi tên thật ngấm, sau đó leo xuống lần theo dấu con hổ.

Sau hồi lâu lần tìm ông phát hiện hổ ngấm độc nằm bất tỉnh bên bờ suối. Tuy nhiên, khi K' Gõ vừa bước tới con thú giữ bất ngờ lồng lên tấn công, một người một mãnh thú lăn lộn mấy chục phút giữa rừng hoang. Ông nhanh tay rút mũi lao đâm thẳng vào yết hầu thú dữ, con hổ rú lên và chết hẳn. Già K' Gõ cười hiền bảo: "Lúc đó nhờ con thú đã ngấm độc, yếu hẳn đi không thì già này theo Giàng từ lâu rồi".

Xã hội - Một thuở khó quên của vị già làng Châu Mạ (Hình 2).

Huy hiệu 40 năm tuổi đảng của K'Gõ.

Chiến binh Châu Mạ anh hùng

Bí ẩn tên độc săn thú

Thuở đó, người Mạ biết sử dụng cả mũi tên có tẩm thuốc độc. Gìa làng K' Gõ nói: "Đó là một thứ độc bí mật chỉ những người Mạ mới chỉ cho nhau, chất độc ấy được lấy từ mủ một loại cây lớn mọc trong rừng sâu, đem về nấu sôi cho đặc quánh lại rồi phết lên mũi tên, thú rừng trúng phải mũi tên ấy đến như bò rừng, hổ cũng không chạy thoát được".  Trong đám trai bản rong ruổi khắp các ngọn đồi vách núi, K' Gõ nổi lên như một vị thủ lĩnh tối cao. Ngoài sự thông minh, can đảm, ông còn là người có khả năng bắn tên siêu hạng, săn được rất nhiều thú rừng, nghĩ ra cách để giữ thịt được lâu... nhờ đó K' Gõ được mọi người nể trọng, tin tưởng. 

Khi cả chủ và khách đều lâng lâng trong hương rượu cần thơm dịu, ký ức về những ngày tháng hào hùng cùng bà con vùng lên chống giặc lại được dịp trào dâng trong tâm trí vị già làng đáng kính.  Ông trầm tư bảo: "Người Mạ là con của núi rừng, dựa vào núi rừng để sống thế mà bọn địch lại tới đây bắn phá, chúng tôi theo Đảng, theo Bác Hồ đuổi hết bọn chúng đi". Chỉ với những suy nghĩ đơn giản đó K' Gõ và những chiến binh Mạ khác đã trở thành nỗi ám ảnh của cả quân Pháp và quân Mỹ.

Mặc dù, không được hỗ trợ về vũ khí cũng không ai biết mặt con chữ nhưng những chiến binh Mạ bằng bản năng của những người thợ săn ưu tú đã bí mật tổ chức thành những đội quân. Họ tự tạo cho mình vũ khí đánh Pháp, già K'Gõ lúc ấy đã là chỉ huy của một nhóm chiến binh thiện nghệ. Ngoài việc phải tiếp tục săn bắn để duy trì nguồn sống cho bộ tộc, họ còn bí mật đào hầm chông, gài bẫy đá... tiêu diệt được không ít lính Pháp xâm phạm vào khu vực.

Sau ngày Pháp rút quân, Mỹ tiếp tục xâm lược nước ta với quy mô và sự tàn khốc lớn hơn gấp bội. Núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ cũng như mọi miền quê khác của tổ quốc lại gồng mình gánh chịu những trận "bom điên loạn" của kẻ thù. Bản làng của K' Gõ cũng mấy phen tan hoang trong khói lửa, người dân nơi đây vốn nghèo đói triền miên nay lại càng thêm cùng quẫn. Bằng tình yêu, trách nhiệm với đồng bào với đất nước và sự giác ngộ cách mạng, K'Gõ cùng nhiều chiến binh Mạ khác tình nguyện vào du kích cùng bộ đội đánh giặc giữ làng.

Trong chiều chạng vạng, giữa cái ngút ngàn của vùng thâm sâu, bên ché rượu lần đầu tiên tôi thấy người già làng này khóc khi nhắc đến kỉ niệm của mình. Chuyện xảy ra vào một buổi chiều năm 1969, hôm đó Mỹ bất ngờ ném bom như trút xuống vùng Nam Cát Tiên. Máy bay vần vũ, gầm rú và xả đạn xối xả vào ngay bản của K'Gõ, lúc này du kích và bộ đội đã hình thành nên thế trận phòng ngự chống trả quyết liệt. Bằng kinh nghiệm của một thợ săn thiện nghệ ông chọn cho mình vị trí trên đỉnh một cây cổ thụ và nắm chắc tay súng. Nhưng cũng chính vì ở trên cao K'Gõ bất lực nhìn đứa con gái của mình đang chạy giữa làn bom và rồi một loạt đạn oan nghiệt của kẻ thù đã nhằm bắn đúng hướng mà đứa con gái bé bỏng của ông đang trốn chạy.

Còn nỗi đau nào hơn khi người cha tận mắt chứng kiến đứa con mình gục lên trên vũng máu, đứa con gái của ông lúc ấy chỉ vừa tròn 14 tuổi. Sự uất hận, máu căm thù căng lên trong huyết quản ở thời khắc ấy K'Gõ như quên đi hết thảy ông đứng thẳng dậy vươn nòng súng về chiếc máy bay ấy và liên tục xả đạn trong phút chốc chiếc máy bay của kẻ thù đã bốc cháy nghi ngút, rồi rơi tan xác giữa bầu trời Tây Nguyên. Dưới mặt đất tiếng hò reo của quân và dân ta muốn át đi tất cả. Sau chiến công bắn rơi máy bay Mỹ K'Gõ đã được vinh danh như một vị anh hùng. Riêng với ông, nỗi đau ngày hôm ấy mãi hằn sâu trong tâm khảm.                                 

Trung Nguyên

Trả lại những gì đã lấy từ rừng xanh

Thứ 4, 10/04/2013 | 14:47
Anh Trần Đức Hùng (sinh năm 1968) trú tại tổ 6, thị trấn K’Bang, tỉnh Gia Lai đã từng phải lĩnh án 27 tháng tù giam vì tội “chống người thi hành công vụ” và “vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”.

Đảng cướp rừng xanh và những phi vụ xuất quỷ nhập thần

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
Từ khi có đảng cướp rừng xanh, nhiều chủ đồn điền, đoàn quân phát lương bị cướp giữa đường, đồng thời, nhiều tên bán nước cầu vinh cũng nhận hậu quả thích đáng

Tăng ni đổ mồ hôi giữ rừng trên thâm sơn

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
Các tăng ni đã hứa với chính quyền địa phương trong 50 năm không chặt dù chỉ một gốc cây của núi Dinh.

Huyền thoại 'Rừng Tướng Giáp'

Thứ 4, 29/05/2013 | 10:40
Hẳn phải có nguyên nhân đặc biệt khiến cánh rừng bản Nhọt – Phù Yên (Sơn La) không “biến mất”?

Trồng bù rừng ở các dự án thủy điện: 'Thả gà ra đuổi'

Thứ 3, 21/05/2013 | 16:59
Nơi nào không còn đất thì chủ đầu tư có trách nhiệm đóng góp vào quĩ bảo vệ và phát triển rừng để điều tiết trồng bù ở nơi khác.

Lời nguyền bí ẩn trong khu rừng Cấm ở Lào Cai (Kỳ cuối)

Thứ 4, 26/06/2013 | 01:10
Liệu có uẩn khúc gì phía sau những lời nguyền, lời truyền tai đã trở thành câu cửa miệng của người dân bản địa sống gần rừng Cấm? Liệu có chuyện sát thân khi vi phạm rừng Cấm, hay còn nguyên cớ nào khác khiến những khu rừng nơi xứ núi ở cực Bắc lại luôn bí hiểm? Chúng tôi đã cất công tìm đến từng làng, từng người có uy tín để sớm làm sáng tỏ những lời nguyền phía sau rừng Cấm.

Xới tung rừng tìm vàng: Cuộc chiến giằng co (Kỳ 2)

Thứ 3, 28/05/2013 | 17:16
Cứ sau khi đoàn kiểm tra vừa rời khỏi thì hoạt động khai thác vàng lại diễn ra bình thường, như chưa từng có gì xảy ra.

Trả lại những gì đã lấy từ rừng xanh

Thứ 4, 10/04/2013 | 14:47
Anh Trần Đức Hùng (sinh năm 1968) trú tại tổ 6, thị trấn K’Bang, tỉnh Gia Lai đã từng phải lĩnh án 27 tháng tù giam vì tội “chống người thi hành công vụ” và “vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”.

Đảng cướp rừng xanh và những phi vụ xuất quỷ nhập thần

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
Từ khi có đảng cướp rừng xanh, nhiều chủ đồn điền, đoàn quân phát lương bị cướp giữa đường, đồng thời, nhiều tên bán nước cầu vinh cũng nhận hậu quả thích đáng

Tăng ni đổ mồ hôi giữ rừng trên thâm sơn

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
Các tăng ni đã hứa với chính quyền địa phương trong 50 năm không chặt dù chỉ một gốc cây của núi Dinh.

Huyền thoại 'Rừng Tướng Giáp'

Thứ 4, 29/05/2013 | 10:40
Hẳn phải có nguyên nhân đặc biệt khiến cánh rừng bản Nhọt – Phù Yên (Sơn La) không “biến mất”?

Trồng bù rừng ở các dự án thủy điện: 'Thả gà ra đuổi'

Thứ 3, 21/05/2013 | 16:59
Nơi nào không còn đất thì chủ đầu tư có trách nhiệm đóng góp vào quĩ bảo vệ và phát triển rừng để điều tiết trồng bù ở nơi khác.

Lời nguyền bí ẩn trong khu rừng Cấm ở Lào Cai (Kỳ cuối)

Thứ 4, 26/06/2013 | 01:10
Liệu có uẩn khúc gì phía sau những lời nguyền, lời truyền tai đã trở thành câu cửa miệng của người dân bản địa sống gần rừng Cấm? Liệu có chuyện sát thân khi vi phạm rừng Cấm, hay còn nguyên cớ nào khác khiến những khu rừng nơi xứ núi ở cực Bắc lại luôn bí hiểm? Chúng tôi đã cất công tìm đến từng làng, từng người có uy tín để sớm làm sáng tỏ những lời nguyền phía sau rừng Cấm.

Xới tung rừng tìm vàng: Cuộc chiến giằng co (Kỳ 2)

Thứ 3, 28/05/2013 | 17:16
Cứ sau khi đoàn kiểm tra vừa rời khỏi thì hoạt động khai thác vàng lại diễn ra bình thường, như chưa từng có gì xảy ra.