Bỏ F-35 của Mỹ, chọn Su-57 từ Nga: Thổ Nhĩ Kỳ mua nhiều máy bay làm gì khi phi công còn chẳng có?

Bỏ F-35 của Mỹ, chọn Su-57 từ Nga: Thổ Nhĩ Kỳ mua nhiều máy bay làm gì khi phi công còn chẳng có?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 6, 11/10/2019 | 19:45
0
Cơn đau đầu của Tổng thống Erdogan giờ đây không phải là mua máy bay Nga hay máy bay Mỹ, mà là tìm cách khắc phục vấn đề thiếu hụt phi công.
Quân sự - Bỏ F-35 của Mỹ, chọn Su-57 từ Nga: Thổ Nhĩ Kỳ mua nhiều máy bay làm gì khi phi công còn chẳng có?

Thổ Nhĩ Kỳ đang băn khoăn giữa chiến đấu cơ Nga và Mỹ.

Một quốc gia tiềm lực như Thổ Nhĩ Kỳ rất dễ dàng để mua những mẫu máy bay chiến đấu tốt nhất trên thế giới như F-35, Su-57, nhưng sức mạnh không quân của họ sẽ không có ý nghĩa gì khi không có đủ phi công để lái những chiến đấu cơ đó.

Trước những tranh cãi xoay quanh lệnh trừng phạt S-400 từ Mỹ khiến Thổ Nhĩ Kỳ bị loại khỏi chương trình phát triển tiêm kích tàng hình F-35, Tổng thống Erdogan đã phải tìm đến các lựa chọn Su-35, Su-57 thay thế từ Nga.

Tuy nhiên, cây bút Michael Peck trên National Interest cho rằng, Ankara trước hết hãy nghĩ đến việc bù đắp số lượng phi công đang thiếu hụt trong lực lượng không quân trước khi nghĩ đến việc sở hữu thêm những mẫu chiến đấu cơ đắt tiền.

Thiếu hụt phi công

Đào tạo một phi công lái máy bay chiến đấu được cho là có chi phí không hề rẻ. Không quân Mỹ ước tính rằng đào tạo một phi công mới để điều khiển mẫu máy bay như F-35 tiêu tốn đến 11 triệu USD.

Đấy là còn chưa nói, để trở thành một phi công lão luyện, họ phải tích lũy kinh nghiệm bay trong nhiều năm. Đó là lý do tại sao không quân Mỹ sẵn sàng đãi ngộ bằng các khoản tiền thưởng lên tới nửa triệu USD chỉ để giữ chân các phi công chiến đấu kỳ cựu.

Vì vậy, một quốc gia bắt giam các phi công chiến đấu như Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ lãng phí tiền bạc, mà còn lãng phí nguồn lực vô cùng quý giá.

Trong 3 năm trở lại đây, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã trừng phạt lực lượng không quân của họ đến mức khiến số lượng phi công giảm sút đáng kể và chỉ đủ để điều khiển các mẫu máy bay chiến đấu F-16 thay vì các loại chiến đấu cơ khác.

Nguyên nhân của vấn đề bắt đầu vào ngày 15/7/2016, khi một nhóm binh sĩ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phát động một cuộc đảo chính nhằm lật đổ Chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

Ở thời điểm đó, Tổng thống Erdogan đang đi nghỉ dưỡng và không có mặt ở Thủ đô. Sau khi nhận được tin báo, ông đã lên phi cơ quay trở lại Istanbul. Hai chiếc F-16 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ thuộc phe đảo chính đã bám theo chuyên cơ của nhà lãnh đạo và đặt trong tầm ngắm. Tuy nhiên, nỗ lực ám sát ông Erdogan đã thất bại.

Cuộc đảo chính bị dập tắt nhanh chóng. Sau khi bình ổn tình hình đất nước, Chính phủ của Tổng thống Erdogan đã ra lệnh bắt giữ hàng loạt các binh sĩ, quan chức đứng đằng sau kế hoạch đảo chính nói trên. Tất nhiên, trong số đó có các phi công lái F-16.

Vô số sĩ quan cao cấp và các binh sĩ bị trừng phạt. Đáng chú ý trong đó là có hơn 300 phi công F-16 bị sa thải. Sự cố chính trị này đã khiến cho sức mạnh của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bị tổn hại đáng kể. Nó cũng để lại một câu hỏi hóc búa: Ai sẽ điều khiển máy bay chiến đấu cho Thổ Nhĩ Kỳ trong tương lai?

Loay hoay

Quân sự - Bỏ F-35 của Mỹ, chọn Su-57 từ Nga: Thổ Nhĩ Kỳ mua nhiều máy bay làm gì khi phi công còn chẳng có? (Hình 2).

Vấn đề của Thổ Nhĩ Kỳ là cần phát triển lại nguồn nhân lực không quân.

Với cuộc chiến đang bước vào thời điểm dữ dội ở Syria, nơi các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đang kiểm soát các khu vực ở miền Bắc, đây dường như không phải là một thời điểm tốt để Ankara trừng phạt hàng loạt các phi công. Đặc biệt hơn, nước này còn đang muốn mua sắm hàng loạt chiến đấu cơ mới như F-35.

Trước tình thế khó khăn nói trên, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm kiếm các lựa chọn ở nước ngoài để bù đắp sự thiếu hụt. Tuy nhiên, Washington đã từ chối yêu cầu gửi các chuyên gia đào tạo đến giúp nước này, mặc dù các phi công Thổ Nhĩ Kỳ trước đó thường được đào tạo bay cơ bản tại Mỹ.

Liên quan đến tranh cãi thương vụ mua S-400 của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ không những bị tạm dừng chuyển giao các chiến đấu cơ F-35 mà cả hoạt động đào tạo phi công sử dụng tiêm kích tàng hình tiên tiến nhất cũng bị dừng lại.

Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ Pakistan, quốc gia đang sử dụng F-16, mặc dù động thái này có thể vi phạm quy tắc xuất khẩu vũ khí của Mỹ.

Trong một bước đi tuyệt vọng, "Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành một nghị định đe dọa 330 cựu phi công về việc sẽ thu hồi giấy phép lái may bay dân sự nếu họ không trở lại phục vụ không quân trong vòng bốn năm", theo một báo cáo của Hội đồng Đại Tây Dương .

"Một quyết định ép buộc các cựu phi công trở lại phục vụ sẽ ảnh hưởng đến nhuệ khí của lực lượng", báo cáo nhấn mạnh thêm.

Theo giới phân tích, trước những khó khăn về mặt nhân lực nói trên, công việc phải làm của Thổ Nhĩ Kỳ lúc này là tìm cách phát triển lại nguồn phi công trước khi bận tâm đến việc quay trở lại chương trình tiêm kích F-35 của Mỹ hay phân vân giữa Su-35 và Su-57 của Nga.

"Cờ đã phất", Nga thẳng tiến ra Trung Đông: Náo loạn Syria, Thổ Nhĩ Kỳ lĩnh đòn trừng phạt?

Thứ 6, 11/10/2019 | 15:00
Thổ Nhĩ Kỳ được Nga bật đèn xanh ở Syria, nhưng trong trường hợp tiến hành chiến dịch quá lâu và gây ra lộn xộn, Ankara sẽ ngay lập tức bị ngăn chặn và phải trả giá.

Syria sang chương mới: Mỹ kéo quân về nước, Nga đón nhận "khoảnh khắc chiến thắng"?

Thứ 5, 10/10/2019 | 19:00
Nga không thể ngăn Thổ Nhĩ Kỳ tiến quân vào vùng đông bắc Syria để xóa bỏ lực lượng người Kurd - nhưng nước này có khả năng làm giảm sự đổ máu thông qua hòa giải.

Giương nòng khai hỏa: S-400, S-500 của Nga "đuổi cùng diệt tận" tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ ở Syria

Thứ 5, 10/10/2019 | 14:57
Dựa trên những tính năng đáng giá mà S-400 và S-500 đã thể hiện, giới phân tích cho rằng, S-600 một khi ra mắt sẽ đặt ra một thách thức ghê gớm đối với các nước NATO trên thực địa.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hơn 4.600 thanh niên Hải Phòng và Quảng Ninh lên đường nhập ngũ

Chủ nhật, 25/02/2024 | 17:04
Các địa phương trên địa bàn Tp.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024 trong sáng 25/2.

Hải Phòng: Cặp song sinh tình nguyện nhập ngũ vì yêu màu áo lính

Chủ nhật, 25/02/2024 | 11:41
Yêu màu áo lính và mong được cống hiến cho Tổ quốc, cặp song sinh ở huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng tình nguyện nhập ngũ dù một người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Chuyên gia nêu hậu quả nếu Ukraine phản công thất bại trước Nga

Thứ 6, 09/06/2023 | 15:11
Ukraine đã dành 6 tháng để chuẩn bị cho thời điểm này. Nhưng phía Nga cũng có ngần ấy thời gian để củng cố các vị trí phòng thủ của mình và điều thêm lực lượng đến.

2 thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt 125 triệu đồng

Thứ 3, 28/02/2023 | 20:28
Dù nằm trong danh sách và có lệnh gọi nhập ngũ nhưng Nghiêm Văn C. và Chu Mạnh H. không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của cơ quan chức năng.

Hà Nội: Bất ngờ siêu cơ Su-30MK2 bay lượn trên bầu trời

Thứ 6, 04/11/2022 | 20:08
Ngày 4/11, nhiều tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng họ Mi thao diễn trên bầu trời Thủ đô.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.