Mưa lớn làm tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc thêm phức tạp

Mưa lớn làm tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc thêm phức tạp

Thứ 4, 13/10/2021 | 13:35
0
Việc cắt điện làm gián đoạn cuộc sống của hàng chục triệu người, gây tê liệt sản xuất công nghiệp, đè nặng lên triển vọng kinh tế Trung Quốc hậu đại dịch.

Theo thông báo của Cục Quản lý Khẩn cấp tỉnh Sơn Tây, mưa lớn ở miền bắc đang gây ảnh hưởng nặng nề, khiến tỉnh này buộc phải đóng cửa 60 mỏ than.

Tỉnh Sơn Tây là trung tâm khai thác than lớn nhất Trung Quốc, chiếm một phần tư sản lượng than cả nước. Tình trạng các mỏ khai thác bị ngưng trệ đã đẩy giá than leo thang chóng mặt và làm phức tạp thêm những nỗ lực của Trung Quốc đang cố gắng sản xuất nhiều than hơn để ngăn chặn cuộc khủng hoảng điện ngày càng nghiêm trọng.

Theo tờ Securities Times - một trong bốn tờ báo tài chính chủ chốt của quốc gia, tỉnh Thiểm Tây đứng thứ ba cả nước về sản lượng than cũng báo cáo mưa lớn và lở đất làm ảnh hưởng đến hoạt động của các mỏ địa phương.

Thế giới - Mưa lớn làm tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc thêm phức tạp

Lũ lụt ở thành phố Trùng Khánh, Tây Nam Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.

Khủng hoảng điện năng

Giá than nhiệt giao sau, chủ yếu được sử dụng để sản xuất điện, đã tăng lên mức kỷ lục vào hôm thứ Hai ngày 11/10 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Trịnh Châu - tăng 12% lên 1.408 NDT (219 USD)/tấn. Giá đã tăng hơn gấp đôi từ đầu năm đến nay. Than là nguồn năng lượng chính ở Trung Quốc và được sử dụng rộng rãi để sưởi ấm, sản xuất điện và luyện thép. Năm ngoái, than chiếm gần 60% tổng lượng năng lượng sử dụng của Trung Quốc. Khoảng 2/3 sản lượng điện Trung Quốc đến từ việc đốt than. 

Điều kiện thời tiết khắc nghiệt ập đến đúng vào lúc Trung Quốc đang cố gắng giảm bớt tình trạng thiếu điện bằng cách tăng cường khai thác than và cho phép các nhà máy nhiệt điện gia tăng sản lượng cung cấp điện. Cuộc khủng hoảng thiếu năng lượng đã lan rộng đến 20 tỉnh của Trung Quốc trong những tuần gần đây, buộc chính phủ phải chia khẩu phần điện trong giờ cao điểm và một số nhà máy phải tạm ngừng sản xuất. Việc cắt điện này cũng làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của hàng chục triệu người, gây tê liệt sản lượng công nghiệp, đang đè nặng lên triển vọng kinh tế hậu đại dịch của Trung Quốc.

Tại sao Trung Quốc thiếu điện?

Tình trạng thiếu điện là kết quả của một loạt các yếu tố đã gia tăng nhu cầu sử dụng trong khi nguồn cung bị giảm.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, mùa hè năm nay nóng hơn bình thường đã thúc đẩy mọi người sử dụng lượng điện năng kỷ lục trong tháng 7. Cơ quan này cho biết mức tiêu thụ điện năng tổng thể từ tháng 1 đến tháng 8 đã tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, các nguồn cung năng lượng tái tạo, chẳng hạn như thủy điện, gặp nhiều trở ngại trong sản xuất do hạn hán trong những tháng gần đây.

Ông Wang Xiaogang, một nhà bình luận Trung Quốc, nhận định rằng nguyên nhân nguồn cung sụt giảm do năm 2016 nước này đã quyết định cho đóng cửa hơn 1000 mỏ than, trong một nỗ lực giải quyết tình trạng thặng cung vào thời điểm đó.

Các hạn chế của Trung Quốc đối với nhập khẩu than từ Australia cũng đã làm trầm trọng thêm vấn đề hiện nay. Sau khi Thủ tướng Australia kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch hồi tháng 4/2020, Trung Quốc đã đánh một loạt thuế quan nhằm hạn chế thương mại đối với nước này, bao gồm lệnh cấm nhập cảng than vào tháng 12/2020.

Một nguyên nhân khác là sự bùng nổ khôi phục sản xuất, kinh doanh và xây dựng hậu đại dịch tại Trung Quốc. Trong khi đó, các biện pháp thực hiện nhằm nỗ lực theo đuổi cam kết trung hòa carbon vào năm 2060 đã khiến hàng trăm mỏ than nước này phải đóng cửa hoặc cắt giảm sản lượng vào đầu năm nay - khiến giá than tăng cao. 

Theo Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc (SCIO): "Kể từ đầu năm nay, giá năng lượng trên thị trường thế giới đã tăng mạnh, trong khi nguồn cung điện và than trong nước vẫn eo hẹp". "Những yếu tố đó đã dẫn đến việc cắt điện ở một số nơi, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và cuộc sống của nhân dân".

Thế giới - Mưa lớn làm tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc thêm phức tạp (Hình 2).

72 mỏ than ở Nội Mông, Trung Quốc đã được lệnh tăng công suất khai thác ngay lập tức. Ảnh: Xinhua.

Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực thực hiện các chính sách để giảm bớt khủng hoảng. Các nhà chức trách ở Nội Mông - tỉnh sản xuất than lớn thứ hai Trung Quốc - hôm thứ Sáu ngày 8/10 đã yêu cầu 72 mỏ tăng sản lượng thêm 98,4 triệu tấn, tương đương khoảng 30% sản lượng than hàng tháng của nước này.

Phạm Thu Thanh (theo CNN)

Thêm công ty bất động sản Trung Quốc “oằn mình” gánh nợ

Thứ 3, 12/10/2021 | 09:02
Khủng hoảng nợ Evergrande cho thấy những dấu hiệu căng thẳng trong thị trường bất động sản Trung Quốc ngày càng gia tăng.

Trung Quốc mua than từ “hàng xóm sát vách” để đối phó khủng hoảng

Thứ 7, 09/10/2021 | 09:11
Trước sức ép của cuộc khủng hoảng năng lượng, Trung Quốc đang tìm kiếm các nguồn cung mới, sẵn sàng viện đến ngay cả những kênh nhập khẩu gián tiếp nhất.

Trung Quốc cấm đưa thông tin công nghiệp "cốt lõi" ra nước ngoài

Thứ 7, 02/10/2021 | 14:16
Theo dự thảo quy định mới, dữ liệu công nghiệp và viễn thông "cốt lõi" sẽ không được đưa ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc - động thái sẽ ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp.

Khủng hoảng điện ở Trung Quốc đẩy giá loại than “bẩn” nhất lên cao

Thứ 7, 02/10/2021 | 07:45
Giá các loại than nâu đã tăng gấp nhiều lần thành 110-120 USD/tấn trong tuần này, do nhu cầu từ Trung Quốc tăng và sản lượng khai thác từ các mỏ ở Kalimantan giảm.
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Ông Zelensky nói đã “chốt” thỏa thuận với Mỹ về tên lửa tầm xa ATACMS

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:15
Mỹ lần đầu tiên giao tên lửa ATACMS có tầm bắn 165 km cho Ukraine vào tháng 10 năm ngoái, sau nhiều tháng cân nhắc.

Hỏa lực Nga tấn công cơ sở hạ tầng chiến lược Ukraine ở gần Odessa

Thứ 3, 23/04/2024 | 13:55
Đêm 22 tháng 4, cơ sở hạ tầng chiến lược của Ukraine ở gần Odessa đã bị quân đội Nga tấn công.

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Quốc gia vùng Baltic Litva khởi động cuộc tập trận quy mô lớn nhất

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:36
Cuộc tập trận sẽ huấn luyện cho tất cả các thành phần của Các Lực lượng Vũ trang Litva.
     
Nổi bật trong ngày

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lực lượng Israel trở lại khu vực phía Đông Khan Younis

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Người dân địa phương cho biết, trong ngày thứ Hai, lực lượng Israel đã trở lại khu vực phía Đông thành phố Khan Younis trong một cuộc đột kích bất ngờ.

Quốc gia vùng Baltic Litva khởi động cuộc tập trận quy mô lớn nhất

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:36
Cuộc tập trận sẽ huấn luyện cho tất cả các thành phần của Các Lực lượng Vũ trang Litva.

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Viện trợ cho Ukraine: Mỹ có thể tạo nên thay đổi nào?

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:45
Các nhà phân tích quân sự Ukraine và châu Âu cho biết, lượng vũ khí này sẽ tăng cơ hội cho Kyiv có thể ngăn cản Nga khỏi đột phá tại miền Đông.