Mỹ cần

Mỹ cần "học tập" chiến lược chống Iran "tài tình" của Israel ở Syria, vì đến Nga cũng phải "cân não"?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 2, 27/04/2020 | 09:00
0
Mặc dù là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, nhưng khi nói đến việc đối đầu với Iran, Mỹ sẽ còn phải học tập nhiều chiến lược hiệu quả và khôn khéo của Israel .
Tiêu điểm - Mỹ cần 'học tập' chiến lược chống Iran 'tài tình' của Israel ở Syria, vì đến Nga cũng phải 'cân não'?

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.

Trong lúc dịch bệnh COVID-19 hoành hành, nhiều người tin rằng Mỹ và Iran sẽ tìm cách giảm căng thẳng. Nhưng ngược lại, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã từ chối nới lỏng các lệnh trừng phạt giữa đại dịch và dân quân Shia do Iran hỗ trợ ở Iraq tiếp tục nhắm vào lực lượng Mỹ.

Nếu cuộc chiến trong bóng tối này còn tiếp diễn, Mỹ sẽ cần tìm ra những phương thức hiệu quả hơn để bảo vệ lợi ích của mình trong khi tránh được một cuộc chiến toàn diện với Iran, theo Defense News.

Các đời tổng thống Mỹ trước đây - từ Ronald Reagan đến Barack Obama – luôn thận trọng trong việc khơi mào một cuộc xung đột lớn. Tuy nhiên, động thái ám sát tướng Iran Qassem Soleimani đầy tranh cãi   của chính quyền Trump lại đại diện cho điều ngược lại - một cách tiếp cận khiêu khích không cần thiết gần như dẫn đến sự leo thang không kiểm soát.

Theo giới phân tích, chiến dịch chống Iran ở Syria của Israel có lẽ là một trong những nỗ lực quân sự hiệu quả nhất để đẩy lùi Iran mà Mỹ nên học tập.

5 bài học cho Mỹ

Kể từ khi cuộc xung đột Syria nổ ra năm 2011 và đặc biệt là từ đầu năm 2017, Israel đã tiến hành hơn 200 cuộc không kích vào Syria chống lại hơn 1.000 mục tiêu liên quan đến Iran.

Chiến dịch của Israel có 5 đặc điểm:

Đầu tiên, người Israel tập trung vào một mục tiêu được xác định rất rõ ràng và quan trọng hơn cả là hạn chế khả năng Iran chuyển tên lửa dẫn đường chính xác vào Syria, vốn có thể vượt qua hệ thống Vòm Sắt của Israel.

Điều này cho phép Israel tập trung vào mục tiêu hẹp hơn và gửi các thông điệp răn đe rõ ràng hơn đến Iran. Ngược lại, cách tiếp cận hiện tại của Mỹ lại dựa vào hàng loạt mục tiêu bao quát, ôm đồm, nhằm loại bỏ tất cả ảnh hưởng của Iran ở Trung Đông, khiến nước này gặp khó khăn trong việc đạt được hiệu quả quân sự tốt nhất trong từng mục tiêu.

Thứ hai, Israel theo đuổi chiến dịch của mình tại một khu vực mà họ tin rằng có thể duy trì ưu thế vượt trội về tình báo và quân sự. Do đó, Israel đã có hàng trăm cuộc tấn công thành công, trong khi Iran lại trả đũa không hề hiệu quả.

Mỹ chắc chắn có khả năng phát triển loại ưu thế quân sự và tình báo như vậy, nhưng bước đi đó lại được coi là rất tốn kém và khó khăn đối với một siêu cường có quá nhiều các cam kết ở nhiều nơi trên toàn cầu. Bởi vậy, Mỹ chỉ có thể triển khai điều này khi lợi ích quốc gia quan trọng bị đe dọa.

Để giảm nguy cơ leo thang, Israel còn khéo léo trong việc hạn chế thương vong dân sự - trong một số trường hợp, thậm chí còn cảnh bảo trước cho các chiến binh Iran giải tán trước khi phá hủy các hệ thống vũ khí.

Tiêu điểm - Mỹ cần 'học tập' chiến lược chống Iran 'tài tình' của Israel ở Syria, vì đến Nga cũng phải 'cân não'? (Hình 2).

Hàng loạt các đợt trả đũa Israel của Iran đã tỏ ra không hiệu quả.

Bài học thứ tư là phát triển một chiến lược tạo thông điệp tinh tế. Israel đã giữ cho những hành động của họ không làm mất mặt Iran một cách công khai, trái ngược hoàn toàn với Tổng thống Donald Trump.

Tuy nhiên, thông qua các các tin tức được rò rỉ một cách cố tình, người Israel đã cho Iran biết rằng họ sẽ phải trả giá thế nào khi gửi vũ khí chính xác tới Syria.

Israel đã sử dụng một cách tiếp cận phi truyền thống cho kế hoạch quân sự chống lại Iran. Thay vì bắt đầu bằng cách phác thảo ngay cái kết cho mục tiêu hướng tới – giống như cách mà Mỹ tiến hành một kế hoạch quân sự - Israel đã thực hiện một cách tiếp cận lập kế hoạch dần dần, bắt đầu bằng việc thử nghiệm các cuộc tấn công hạn chế, sau đó khi Iran không trả đũa hiệu quả, mới từ từ tăng cường các động thái mạnh mẽ hơn; tiếp tục với một quá trình lặp đi lặp lại như vậy: theo dõi phản ứng của Iran và lại điều chỉnh.

Ngoài ra, việc Israel sử dụng thêm các khía cạnh ngoại giao bổ trợ để tạo không gian cho hành động quân sự cũng là yếu tố mấu chốt.

Israel đã tiến hành hầu hết các hoạt động chống Iran trong không phận do Nga kiểm soát. Tận dụng việc Nga không có hứng thú trong việc đứng giữa cuộc đối đầu giữa Israel và Iran, đồng thời tăng cường đường dây liên lạc giữa Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu với Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giúp cho hai bên tránh xung đột.

Bài học cuối cùng cho Mỹ là hãy khiêm tốn về những gì mà một chiến dịch như vậy có thể đạt được. Cuộc chiến bóng tối giữa Israel và Iran tiếp tục diễn ra trên một số mặt trận nhưng Iran đã phải điều chỉnh lại một số hành động ở Syria.

Với những trách nhiệm, khả năng và lợi ích khác nhau, Mỹ không thể và không nên sao chép hoàn toàn cách tiếp cận của Israel.

Nhưng kinh nghiệm của Israel ở Syria cho thấy Mỹ có nhiều lựa chọn hơn trong cuộc đối đầu với Iran và các nhà hoạch định chính sách Mỹ nên học tập ít nhất một số yếu tố trong mô hình mà Israel tạo dựng, tờ Defense News kết luận.

"Kinh nghiệm" và "vũ khí" mới là "mẻ cá lớn" ở Syria: Mỹ đã "vẫy cờ trắng", Nga không ngại mà chiếm thế độc tôn?

Thứ 6, 24/04/2020 | 19:15
Nếu thành công trong mục tiêu Idlib, Nga sẽ có vị thế đàm phán tốt hơn nhiều với phương Tây và sẽ là người gặt hái lợi ích sau cùng trong việc quyết định tương lai ở Syria.

Ai đã "cả gan" chê "sát thủ tàng hình" Su-57 của Nga?

Thứ 6, 24/04/2020 | 15:00
Có một quốc gia đã ký hợp tác phát triển Su-57 và dự định mua 144 máy bay nhưng rồi lại có ý kiến chê mẫu tiêm kích của Nga quá đắt tiền.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM sẽ bắn pháo hoa dịp 30/4 tại 16 điểm

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:30
Dịp lễ 30/4 năm nay, Tp. HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm (gồm 1 điểm tầm cao và 15 điểm tầm thấp).

Nga tạo “vòng lửa”, bao vây ở ngoại ô Chashi Yar, lực lượng Ukraine gặp khó

Thứ 2, 15/04/2024 | 10:00
Không quân Nga đã tăng cường các cuộc không kích để hỗ trợ cho các hoạt động tấn công trên mặt đất.

Mất thành phố chiến lược Chasov Yar, Ukraine đối diện điều gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 13:55
Tình hình tại Chasov Yar đang khó khăn với Lực lượng Vũ trang Ukraine khi quân đội Nga đẩy mạnh tấn công ở cả sườn phía bắc và phía nam.

Xả súng tại Chicago (Mỹ) khiến nhiều người thương vong

Thứ 2, 15/04/2024 | 10:03
Ít nhất 10 người đã bị bắn - trong đó có một trẻ em tử vong trong vụ xả súng hàng loạt vào tối 13/4 (giờ địa phương) ở thành phố Chicago, Mỹ.

Nga tấn công chính xác, hệ thống phòng không Ukraine bị phá hủy, khói bụi bốc cao hàng chục mét

Thứ 2, 15/04/2024 | 13:55
Quân đội Nga vừa phá hủy hệ thống phòng không tầm trung IRIS-T SLM do Đức sản xuất của lực lượng Kiev trên hướng Kharkov.