Mỹ sẽ thay đổi khi quan hệ Triều Tiên – Hàn Quốc bất ngờ “nồng ấm” trở lại?

Mỹ sẽ thay đổi khi quan hệ Triều Tiên – Hàn Quốc bất ngờ “nồng ấm” trở lại?

Vũ Thu Hương
Thứ 6, 05/01/2018 | 13:54
0
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bất ngờ kêu gọi hòa bình, đàm phán với Triều Tiên cũng như nối lại đường dây nóng liên lạc giữa hai nước. Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn nghi ngờ những dấu hiệu tích cực và những ẩn ý của nó, mặt khác liệu Mỹ có thay đổi chính sách cô lập Triều Tiên sau những động thái bất ngờ này từ phía Bình Nhưỡng?

Năm 2017 tên lửa, năm 2018  nhành ô liu?

Những ngày đầu năm 2018, Triều Tiên liên tục có những động thái mềm mỏng đến khó ngờ với Hàn Quốc Hôm 3/1, Bình Nhưỡng tuyên bố mở lại đường dây nóng liên lạc với Hàn Quốc để trao đổi về việc cử đoàn vận động viên tham dự Thế vận hội mùa Đông tại xứ sở Kim chi vào tháng tới.    

Trước đó một ngày, trong bài phát biểu năm mới, ông Kim Jong-un tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Hàn Quốc. Nhà lãnh đạo Triều Tiên đưa ra gợi ý về khả năng đàm phán hòa bình với Hàn Quốc mà mở đầu là việc cử phái đoàn tới dự Thế vận hội mùa đông Pyeongchang (Hàn Quốc) vào tháng 2 tới.

Tiêu điểm - Mỹ sẽ thay đổi khi quan hệ Triều Tiên – Hàn Quốc bất ngờ “nồng ấm” trở lại?

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. 

 

“Việc Triều Tiên tham dự thế vận hội mùa đông là cơ hội tốt để thể hiện niềm tự hào quốc gia và chúng tôi mong muốn thế vận hội thành công. Các quan chức từ hai miền sẽ sớm gặp nhau để thảo luận về vấn đề này”, nhà lãnh đạo Triều Tiên cho biết.

“Ngoài Thế vận hội, đã đến lúc miền Bắc và miền Nam cần ngồi xuống và thảo luận nghiêm túc về việc cải thiện, thúc đẩy nhanh chóng quan hệ liên Triều”, nhà lãnh đạo Triều Tiên cho biết.

Trong khi đó, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon cho hay, đề xuất đàm phán đã được bàn thảo với Mỹ và dự kiến, cuộc đàm phán cấp cao được tổ chức vào ngày 9/1 tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm tại khu phi quân sự giữa hai nước.

Đề nghị đàm phán của Bình Nhưỡng được đưa ra đúng vào thời điểm Seoul hy vọng việc Bình Nhưỡng tham dự Thế vận hội sẽ giúp giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Vì lẽ đó nên Hàn Quốc nhanh chóng hoan nghênh lời đề nghị của ông Kim Jong-un. Tổng thống Moon Jae-in kêu gọi thực hiện nhanh chóng các biện pháp để nối lại đối thoại liên Triều hôm 2/1.

Tuy nhiên, bên cạnh đó động thái bất ngờ của Triều Tiên được giới nhận định  cho là nằm trong kế hoạch lớn của nhà lãnh đạo Kim Jong-un: Chia rẽ Hàn Quốc và Mỹ. (?!) Sự cởi mở về ngoại giao của ông Kim Jong-un với Hàn Quốc lần này là một cách "gieo mầm" rạn nứt của nhà lãnh đạo trẻ đối với quan hệ Mỹ - Hàn, chuyên gia về quan hệ quốc tế John Delury tại đại học Yonsei (Hàn Quốc) chia sẻ.

Euan Graham, Giám đốc chương trình an ninh quốc tế thuộc viện Nghiên cứu Lowy, nhận định: “Triều Tiên đang cố chìa cành ô liu cho Hàn Quốc, đây là một thay đổi đáng kể nhất bởi từ trước đến nay họ không cho thấy bất cứ mong muốn đàm phán nào với Hàn Quốc, hay bất cứ bên nào về vấn đề đó (chương trình hạt nhân). Tuy nhiên, cành ô liu đó luôn ẩn giấu bên trong mục đích khác của Triều Tiên. Nó không đồng nghĩa với việc (Triều Tiên) chấm dứt chương trình hạt nhân. Kể cả khi Triều Tiên cử phái đoàn tới Thế vận hội mùa đông, cũng không có gì đáng ngạc nhiên, nếu Triều Tiên tiếp tục các vụ thử tên lửa vào mùa xuân, đó có thể là một vụ phóng tên lửa từ tàu ngầm hoặc một vụ phóng vệ tinh”.

Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham nhận định Mỹ sẽ tẩy chay Olympic nếu Triều Tiên tham dự. “Điều này đặt Hàn Quốc vào tình thế oái oăm vì có thể rơi vào căng thẳng với Mỹ và Nhật Bản, hai nước luôn nhấn mạnh cần gây áp lực và trừng phạt tối đa Triều Tiên”, ông Graham cho biết.

Không chỉ vậy, đề xuất đối thoại của Triều Tiên cũng được giới nhận định đánh giá là công cụ để ngăn chặn áp lực quốc tế ngày càng gia tăng với nước này.

Ông Kim Jong-un đang sử dụng Thế vận hội Pyeongchang như một cách để làm suy yếu các biện pháp trừng phạt của quốc tế”, ông Kim Yong-hyun, Giáo sư nghiên cứu Triều Tiên tại đại học Dongguk (Seoul), nhận định.

Một mũi tên nhiều đích

Bài phát biểu năm mới và những động thái mềm mỏng bất ngờ của nhà lãnh đạo Triều Tiên với Hàn Quốc có thể báo hiệu một thay đổi lớn trong cuộc đối đầu hạt nhân với chính quyền Mỹ. Đề xuất đàm phán của ông Kim Jong-un có thể gây khó khăn hơn cho những đe dọa của Tổng thống Trump nhằm vào Bình Nhưỡng, giới phân tích nhận định.

Một cuộc đàm phán giữa Bình Nhưỡng và Seoul có thể sẽ gây khó chịu với chính quyền của ông Trump,  vốn kiên quyết đòi Triều Tiên phải từ bỏ chương trình hạt nhân rồi mới nói tới chuyện ngồi xuống bàn đàm phán. Vậy nên nếu đàm phán giữa Triều Tiên và Hàn Quốc bắt đầu, Mỹ có thể sẽ buộc phải dịu giọng hơn với chính quyền của ông Kim, hoặc phải đối đầu với chính đồng minh của mình về vấn đề Triều Tiên.

Tuy nhiên, cho tới nay Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn không hề cho thấy ý định sẽ hòa giải với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Thậm chí ngay ngày 3/1, trên trang mạng cá nhân Twitter, ông chủ Nhà Trắng vẫn đăng tải bình luận chế nhạo sau khi Triều Tiên tuyên bố nút bấm hạt nhân luôn trên bàn làm việc của lãnh đạo, ông Trump cũng “đáp trả” rằng ông cũng có một nút bấm hạt nhân, song nó lớn hơn, uy lực hơn nhiều và nút bấm hạt nhân của ông vẫn đang hoạt động .

Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley hôm 2/1 tuyên bố: "Triều Tiên có thể đàm phán với bất cứ ai họ muốn nhưng Mỹ sẽ không công nhận hay thừa nhận cho tới khi họ đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân”. 

Giới chức chính quyền Mỹ cho rằng họ không lo ngại về sự lôi kéo của Triều Tiên đối với đồng minh Hàn Quốc. "Ông Kim Jong-un có thể tìm cách chen vào đôi chút... Tôi có thể bảo đảm rằng chuyện đó (rạn nứt Mỹ - Hàn) sẽ không xảy ra", người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert khẳng định.

Theo người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ, có thể, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang tìm cách “thọc gậy” vào mối quan hệ giữa Mỹ và Hàn Quốc: “Nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể đang tìm cách làm chệch hướng mối quan hệ giữa Mỹ và Hàn Quốc. Tôi có thể khẳng định rằng điều này sẽ không thể xảy ra. Chúng tôi rất hoài nghi về sự chân thành của Triều Tiên. Chính sách của chúng tôi không thay đổi, chính sách của Hàn Quốc cũng vậy, cả hai nước đều ủng hộ một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa”.

Tuy nhiên, có một thực tế rằng Hàn Quốc không hề nhìn thấy vai trò ưu tiên của mình trong chính sách của Tổng thống Donald Trump, vốn nổi tiếng với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”.

Có một cơ hội thực sự rằng Hàn Quốc có thể chấp nhận ngừng các cuộc tập trận chung với Mỹ nhằm tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận với Triều Tiên, chuyên gia Ian Bremmer từng gặp các quan chức Hàn Quốc nhận định. Nếu điều này xảy ra, đây có thể là một thất vọng đối với Mỹ.    

Xem thêm >> Triều Tiên bất ngờ chấp nhận đề nghị đàm phán cấp cao của Hàn Quốc

Triều Tiên bất ngờ chấp nhận đề nghị đàm phán cấp cao của Hàn Quốc

Thứ 6, 05/01/2018 | 09:59
Các cuộc đối thoại cấp cao giữa quan chức Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ diễn ra vào ngày 9/1 tới.

Lý do sau việc Triều Tiên bất ngờ đề nghị đàm phán với Hàn Quốc và mở đường dây liên lạc

Thứ 5, 04/01/2018 | 06:00
Nguồn tin của Hàn Quốc cho hay, Triều Tiên có kế hoạch mở lại đường dây liên lạc liên Triều vốn bị ngừng hoạt động từ năm 2016. Đồng thời, ông Kim Jong-un tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Hàn Quốc.
Cùng tác giả

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.

“Hiệp định Geneve không chỉ là mốc son lịch sử mà còn mang ý nghĩa thời đại”

Thứ 2, 22/04/2024 | 10:02
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.