“NATO Ả Rập”, liên minh chống Iran thất bại thảm hại

“NATO Ả Rập”, liên minh chống Iran thất bại thảm hại

Trương Mạnh Kiên
Thứ 3, 21/08/2018 | 07:00
0
Sự thất bại của liên minh quân sự “NATO Ả Rập” xuất phát từ việc chính những thành viên trong khối lại đùn đẩy nhau trách nhiệm chống lại Iran.
Tiêu điểm - “NATO Ả Rập”, liên minh chống Iran thất bại thảm hại

Không phải quốc gia Ả Rập nào cũng có chung mục đích với Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến hành đợt trừng phạt đầu tiên chống lại Tehran vào ngày 7/8 vừa qua, với mức độ khắc nghiệt mà ông mô tả là chưa từng có. "Bất cứ ai làm ăn với Iran thì sẽ không có chuyện quan hệ thương mại với Mỹ", ông Trump nhấn mạnh trong một bài đăng trên Twitter ngay sau đó.

Một đợt trừng phạt thứ hai thậm chí được cho là còn tồi tệ hơn với Iran dự kiến ​​sẽ có hiệu lực vào tháng 11. Tuy nhiên, áp lực kinh tế không phải là công cụ duy nhất mà Mỹ và các đồng minh đang sử dụng để chống lại quốc gia Trung Đông.

Trong những tháng gần đây, chính quyền Trump đang âm thầm thúc đẩy một liên minh an ninh mới, với 6 thành viên của Hội đồng Hợp tác Vùng vịnh (GCC) – Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Bahrain, Kuwait, Qatar và Oman – cũng như Ai Cập và Jordan, để chống lại những gì mà các nước này cho là sự mở rộng của Iran trong khu vực.

Được biết đến với tên gọi Liên minh Chiến lược Trung Đông (MESA) – hay “NATO Ả Rập”, theo cách gọi của truyền thông - các quan chức Mỹ và Ả Rập mô tả liên minh này đang được lên kế hoạch cho mục đích hợp tác chống khủng bố, xây dựng mạng lưới phòng thủ tên lửa và huấn luyện quân sự, để giải quyết những thách thức an ninh đặt ra bởi Iran và các lực lượng mà nước này hậu thuẫn.

Tuy nhiên, theo Maysam Behravesh, học giả từ trung tâm Nghiên cứu chính sách Trung Đông, đại học Lund, Thụy Điển - mô hình NATO Ả Rập là một cấu trúc còn nhiều thiếu sót và ít có cơ hội thành công.

Không giống như các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), được thành lập trên cơ sở các lợi ích chung và "văn hóa chiến lược" trước thách thức đến từ Liên Xô, các nước Sunni tham gia vào liên minh mới không đồng ý về các quan điểm cơ bản, bao gồm câu hỏi quan trọng về cách tiếp cận với Iran.

Trong khi Saudi Arabia và UAE coi Tehran là kẻ thù lớn nhất của mình và đang chiến đấu chống lại phong trào Houthi ở Yemen, Kuwait và đặc biệt là Oman lại có lịch sử hợp tác chặt chẽ và hòa bình với Iran.

Trong khi Muscat đã nỗ lực kết nối cuộc đàm phán giữa các quan chức Iran và Mỹ để tiến tới thỏa thuận hạt nhân lịch sử, Saudi Arabia, UAE và Bahrain chưa bao giờ ủng hộ Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) được đưa ra vào năm 2015.

Tiêu điểm - “NATO Ả Rập”, liên minh chống Iran thất bại thảm hại (Hình 2).

Mỹ muốn chuyển trách nhiệm đối đầu với Iran sang tay đồng minh, nhưng các nước Ả Rập không muốn vậy.

Một trở ngại lớn hơn nữa đối với sự hình thành và hoạt động hiệu quả của “NATO Ả Rập” là làn sóng gây gáp lực với Qatar của UAE, Saudi và Bahrain.

Cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh bắt đầu vào tháng 6/2017, khi Riyadh, Abu Dhabi và Manama quyết định tẩy chay người hàng xóm nhỏ bé của mình, cắt giảm thương mại và quan hệ ngoại giao với Doha, cáo buộc nước này ủng hộ khủng bố và có quan hệ với Iran.

Đáng chú ý, Qatar là nơi có căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ trong khu vực, trong khi Saudi Arabia lại là nước mua vũ khí lớn nhất thế giới của Mỹ. Do đó, cuộc khủng hoảng đã đưa Washinton vào một vị trí khó xử với hai đối tác quan trọng nhất ở Trung Đông.

Chính thức được biết đến lần đầu tiên bởi Tổng thống Trump trong chuyến đi năm 2017 tới Riyadh, ý tưởng về một NATO Ả Rập dường như là một nỗ lực thực sự mà Mỹ đang hướng tới.

Nói cách khác, bằng cách theo đuổi chính sách đối ngoại "nước Mỹ trên hết", chính quyền Trump đang cố gắng chuyển trách nhiệm về vấn đề xử lý Iran vào tay các đồng minh Ả Rập.

Chính quyền dường như có ý định sử dụng kế hoạch trên như một chất xúc tác cho việc bán vũ khí sinh lời cho những quốc gia này. Cần nhớ rằng, sau khi Tổng thống Trump đến thăm Riyadh năm ngoái, ông và quốc vương Saudi đã ký một số thỏa thuận vũ khí trị giá khoảng 110 tỷ USD, có hiệu lực ngay lập tức, cộng thêm thỏa thuận 350 tỷ USD trong thập kỷ tới.

Tuy nhiên, điều mà Mỹ muốn hướng tới là chuyển giao trách nhiệm đối đầu Iran sang tay các đồng minh trên thực tế cũng là nhu cầu ngược lại của các quốc gia Ả Rập.

Vì nhiều lý do, các quốc gia Ả Rập không muốn hành động hoặc không thể tham gia trực tiếp trong cuộc đối đầu với Iran. Họ hy vọng sẽ thuyết phục Mỹ và thậm chí cả Israel sẽ gánh vác phần nặng nhất đối với công việc này.

Một nhà phân tích cho rằng, Saudi Arabia tìm cách chống lại Iran bằng cách “dụ” người Mỹ tiến vào một cuộc xung đột với quốc gia Hồi giáo. Tuy nhiên, điều này không có lợi cho sự ra mắt thành công của “NATO Ả Rập” - đặc biệt khi kế hoạch này đang được thảo luận cùng thời điểm ông Trump đã đe dọa phá vỡ NATO nếu các đồng minh không gia tăng chi tiêu quân sự.

Cuối cùng, câu hỏi được đặt ra là một tổ chức như vậy sẽ đối đầu với Iran như thế nào trong thực tế. Một liên minh thành công theo như quan điểm Israel đã nhấn mạnh gần đây, đó là ngăn chặn Tehran thiết lập một sự hiện diện quân sự lâu dài ở Syria cũng như đánh bại phiến quân Houthi ở Yemen, thiết lập một lá chắn phòng thủ tên lửa bao phủ vùng Trung Đông rộng lớn.

Tuy nhiên, trừ khi các cuộc bất đồng giữa các thành viên trong liên minh được giải quyết và họ đồng thuận chia sẻ với nhau về những gánh nặng nội tại, kế hoạch của chính quyền Trump về việc cho ra đời một “NATO Ả Rập” mới có cơ hội trở thành sự thật.

Iran đe dọa "sát sườn", Israel gia nhập liên minh NATO-Ả Rập tìm trợ giúp?

Thứ 6, 17/08/2018 | 15:58
Trước "mối đe dọa" đến từ Iran, cái bắt tay liên minh giữa khả năng tình báo lão luyện của Israel và sức mạnh đáng kể của Saudi Arabia là rất có khả năng xảy ra.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.

Ly kỳ vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Cảnh sát đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ trộm vàng lớn nhất Canada. Lô hàng bị mất bao gồm 6.600 thỏi vàng trị giá hơn 20 triệu USD và 2,5 triệu đô Canada.