Nếu Ấn Độ không chặn từ Biển Đông, TQ sẽ bành trướng ra Ấn Độ Dương

Nếu Ấn Độ không chặn từ Biển Đông, TQ sẽ bành trướng ra Ấn Độ Dương

Thứ 7, 17/08/2013 | 19:28
0
Hải quân Trung Quốc tiếp tục có cử chỉ dù không nói là hiếu chiến cũng mang tính khiêu khích khi nó phái một tàu hải quân bám theo tàu hải quân Ấn Độ trên đường từ Philippines sang Hàn Quốc.

Tuần này Ấn Độ công bố chiếc tàu sân bay đầu tiên tự nghiên cứu chế tạo INS Vikrant, sự kiện diễn ra chỉ vài ngày sau khi kích hoạt lần đầu tiên lò phản ứng trên khoang tàu ngầm hạt nhân INS Arihant cũng do New Delhi tự đóng. Hoạt động hiện đại hóa hải quân nhanh chóng của Ấn Độ có liên hệ tới chiến lược tại châu Á với vai trò hàng hải đang ngày càng được xác định rõ.

Tiêu điểm - Nếu Ấn Độ không chặn từ Biển Đông, TQ sẽ bành trướng ra Ấn Độ DươngTàu sân bay đầu tiên do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo, INS Vikrant

Hàng hải châu Á đã nổi lên như một khung địa chính trị mới trong những năm gần đây của các quốc gia châu Á phát triển nền kinh tế - thương mại lớn và tốc độ phụ thuộc vào thương mại đường biển, Ấn Độ cũng không ngoại lệ. 

Để bảo vệ các lợi ích hàng hải đang phát triển, chính phủ Ấn Độ đã lên kế hoạch được cho là đầy tham vọng thành lập một sức mạnh hải quân mới đa chiều với phạm vi và tính bền vững.

Ấn Độ là nước có lực lượng hải quân lớn thứ 5 thế giới với kế hoạch phát triển 160 tàu chiến, bao gồm 3 hạm đội tàu sân bay vào năm 2020.

Tiêu điểm - Nếu Ấn Độ không chặn từ Biển Đông, TQ sẽ bành trướng ra Ấn Độ Dương (Hình 2).
Tàu chiến Trung Quốc mở tuyến hộ tống hàng hải ra Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên tham vọng hàng hải của Ấn Độ đang đứng trước thách thức thực tế ở Biển Đông, mặc dù gần 55% giá trị thương mại của Ấn Độ đi qua eo biển Malacca, một số nước vẫn tiếp tục phản đối Ấn Độ đóng một vai trò nổi bật hơn trong khu vực.

Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ không hài lòng về sự hiện diện của hải quân Ấn Độ trong khu vực ngay từ tháng 7/2011 khi 1 tàu hải quân Ấn Độ nhận được liên lạc vô tuyến điện từ hải quân Trung Quốc yêu cầu nó nhanh chóng rời khỏi Biển Đông sau khi ghé vào một hải cảng ở Việt Nam.

Tiếp đó, tháng 6/2012 hải quân Trung Quốc tiếp tục có cử chỉ dù không nói là hiếu chiến cũng mang tính khiêu khích khi nó phái một tàu hải quân bám theo tàu hải quân Ấn Độ trên đường từ Philippines sang Hàn Quốc.

Mặc dù Ấn Độ không có tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông nhưng lợi ích hàng hải của Ấn Độ ở Biển Đông đã được khẳng định. Ấn Độ cũng đã phát triển quan hệ hợp tác hàng hải với một số quốc gia có yêu sách ở Biển Đông, đặc biệt là với Việt Nam với thỏa thuận được phép cập cảng Nha Trang và giúp Việt Nam đào tạo trong lĩnh vực tàu ngầm.

Ngoài việc tiếp cận các nguồn năng lượng đấy biển, đảm bảo an ninh hàng hải qua eo biển Malacca, Ấn Độ cũng có lợi ích rộng lướn hơn ở Biển Đông: Ngăn chặn không để Trung Quốc bành trướng từ Biển Đông ra Ấn Độ Dương, đặc biệt kể từ khi Bắc Kinh xác định Biển Đông là "lợi ích quốc gia cốt lõi".

Tiêu điểm - Nếu Ấn Độ không chặn từ Biển Đông, TQ sẽ bành trướng ra Ấn Độ Dương (Hình 3).
Tàu hải quân Ấn Độ thăm Đà Nẵng.

Hơn nữa, một sự hiện diện hải quân mở rộng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương có thể dẫn đến sự đảo ngược vai trò và vị trí của Ấn Độ ở Biển Đông, thậm chí có thể dẫn tới nguy cơ Bắc Kinh can thiệp vào tranh chấp về phân định biên giới trên biển giữa Ấn Độ với các nước láng giềng Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka.

Một khi đã bành trướng sức mạnh hải quân ra Ấn Độ Dương, Trung Quốc còn có thể tiến hành các hoạt động thu thập tình báo và khai thác tài nguyên hàng hải gần bờ biển của Ấn Độ. Thực tế Trung Quốc đã kiếm được một giấy phép tham gia khai thác ở đáy biển sâu ngoài Ấn Độ Dương tháng 7/2011 càng làm gia tăng thêm mối lo ngại cho New Delhi.

Trong bối cảnh này, sự hiện diện của hải quân Trung Quốc, một tay chơi mới ở Ấn Độ Dương bao gồm cả các hoạt động hộ tống hàng hải của Trung Quốc đã dấy lên mối nghi ngờ.

Đã có thông tin cho biết một tàu ngầm Ấn Độ và tàu hải quân Trung Quốc đã bị khóa trong một tình huống căng thẳng gần eo biển Bab-el-Mandeb trong vịnh Aden tháng 1/2009. Điều này củng cố trường hợp Ấn Độ tham gia vào Biển Đông để ngăn chặn hành vi hàng hải ngày càng hung hăng của Trung Quốc đang từ từ lặp đi lặp lại ở Ấn Độ Dương.

Theo Giáo dục Việt Nam

Trung Quốc sợ cái gì, Ấn Độ nghiên cứu chế tạo cái đó

Thứ 2, 22/07/2013 | 08:13
Bài viết đề cập đến tính chất mối quan hệ Trung-Ấn trong nhiều mối quan hệ khác nhau, kể cả cấp độ quốc tế, khu vực và song phương.

Tàu ngầm Trung Quốc bị phát hiện thâm nhập 'sân sau' Ấn Độ

Thứ 7, 06/04/2013 | 14:06
Một tờ báo của Ấn Độ dẫn nguồn tin hải quân nước này cho biết, một hạm đội tàu ngầm Trung Quốc thường xuyên xâm nhập Ấn Độ Dương và đã bị phát hiện ít nhất 13 lần ở ngay phía nam Sri Lanka.

Những cậu ấm Trung Quốc khiến dư luận phẫn nộ

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:05
Người Trung Quốc dùng thuật ngữ “thế hệ con nhà giàu thứ hai” để chỉ các cậu ấm, cô chiêu thuộc thế hệ 8X của chủ công ty, tập đoàn hoặc con cái cán bộ làm to. Tuy nhiên sự trác táng và ngạo mạn của nhiều cậu ấm đã dấy lên làn sóng phẫn nộ trong dư luận vài năm trở lại đây.

Trung Quốc 'nhòm ngó' Bắc Cực, Nga dè chừng

Thứ 4, 14/08/2013 | 09:41
Bắc Kinh đang có những bước tiến hướng tới Bắc Cực nhằm vào nguồn tài nguyên khí đốt và dầu của khu vực này.

Senkaku chỉ là 'bài kiểm tra' của Trung Quốc trên biển Đông

Thứ 7, 10/08/2013 | 14:55
"Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở đảo Điếu Ngư (nhóm đảo Senkaku) luôn luôn được coi như một bài kiểm tra quyết tâm và khả năng đối phó với các tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Trường Sa và các khu vực khác trên Biển Đông.

'Bản đồ mới' của Trung Quốc ngạo ngược quây 80% diện tích biển Đông

Chủ nhật, 04/08/2013 | 18:24
Cơ quan bản đồ Trung Quốc Sinomaps Press đã ấn bản một bản đồ mới, trong đó ngạo ngược đưa tới 80% diện tích biển Đông vào lãnh thổ của nước này.

Trung Quốc đang 'tự mua dây trói mình'

Thứ 4, 31/07/2013 | 20:21
Bên ngoài khó có “kiềm chế” được sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng chính nước này lại tự “mua dây trói mình”.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM sẽ bắn pháo hoa dịp 30/4 tại 16 điểm

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:30
Dịp lễ 30/4 năm nay, Tp. HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm (gồm 1 điểm tầm cao và 15 điểm tầm thấp).

Mất thành phố chiến lược Chasov Yar, Ukraine đối diện điều gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 13:55
Tình hình tại Chasov Yar đang khó khăn với Lực lượng Vũ trang Ukraine khi quân đội Nga đẩy mạnh tấn công ở cả sườn phía bắc và phía nam.

Đức chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” sau cú sốc năng lượng

Thứ 3, 16/04/2024 | 06:00
Năng lực công nghiệp ở châu Âu sẽ khó phục hồi về mức trước xung đột, trong khi các nhà sản xuất đang có xu hướng chuyển dịch sang Mỹ.

Đằng sau việc OpenAI chọn Tokyo để mở văn phòng đầu tiên ở châu Á

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:15
Việc mở văn phòng mới ở Tokyo rất quan trọng đối với OpenAI. Nó nhấn mạnh cơ hội mà công ty nhìn thấy trong việc kinh doanh ở “xứ sở mặt trời mọc”...

Chủ tịch Hạ viện Mỹ đề xuất kế hoạch phức tạp để viện trợ cho Ukraine và Israel

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:39
Rủi ro là sự ủng hộ của ông Johnson đối với vấn đề viện trợ cho Ukraine có thể càng kích động những thành viên bảo thủ theo chủ nghĩa dân túy tại Hạ viện Mỹ.