Nga cấp gạo, buộc trục xuất lao động Việt tại khu tạm giữ

Nga cấp gạo, buộc trục xuất lao động Việt tại khu tạm giữ

Thứ 2, 05/08/2013 | 21:49
0
Chính quyền Nga đồng ý cấp gạo, nước uống đúng tiêu chuẩn... cho khu tạm giữ lao động Việt Nam và từng bước hoàn tất hồ sơ trục xuất số lao động này.

Đại diện Ban Cộng đồng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga cho biết, tổ công tác của Đại sứ quán đã có các cuộc gặp kéo dài với cơ quan chức năng Nga cho đến 24h đêm 4.8 nhằm yêu cầu chính quyền bạn đáp ứng các yêu cầu sinh hoạt cho người lao động Việt Nam bị giam giữ tại khu lán dã chiến. 

Theo quan chức này, ngày 5.8, phía Nga đã đồng ý cấp 2 tấn gạo cho bộ phận bếp của khu lán trại để những người Việt bị tạm giữ có thể được ăn cơm, thay vì các loại lương thực từ kiều mạch như của người Nga.

Xã hội - Nga cấp gạo, buộc trục xuất lao động Việt tại khu tạm giữNhững ngày trước đó, nước uống của cư dân tại khu lán trại cũng được cấp thẳng từ một xe bồn chở nước. Sau khi tổ công tác của Đại sứ quán can thiệp, nước uống của người lao động hiện nay đã được đảm bảo đúng tiêu chuẩn vệ sinh. 

Tố công tác cũng đã đấu tranh với cơ quan chức năng Nga cho phép người lao động bị tạm giữ được cấp các ổ cắm điện để có thể sạc pin điện thoại di động, giữ liên lạc với bên ngoài.

Bộ phận truyền thông của cảnh sát Mátxcơva cho biết, tính đến hết ngày 4.8, khu lều trại dành cho người di cư bất hợp pháp đã có 619 người, tăng hơn 200 người so với một ngày trước đó.

Toàn bộ những người này đã được toà án ra quyết định trục xuất khỏi lãnh thổ Liên bang Nga. Thống kê cho thấy, đại đa số công dân nước ngoài có mặt ở khu trại tập trung tạm thời này là người Việt.

Hiện nay, nhân viên cảnh sát đang tiến hành công tác nhận người vào trại, lập hồ sơ của từng cư dân khu trại tạm như chụp ảnh, lăn tay, điền sơ yếu lý lịch... để chuẩn bị hoàn tất hồ sơ trục xuất.

Theo cộng tác viên của Lao Động tại Mátxcơva, khu lán trại hiện nay không còn trẻ em. Các em bé cùng mẹ đã được đưa ra ngoài, đến những nơi có điều kiện sinh hoạt tốt hơn.

Trong khi đó, chiến dịch truy quét người nhập cư  bất hợp pháp tại Nga vẫn chưa dừng lại. Theo kênh truyền hình Nga Vesti, hoạt động phòng, chống tội phạm, truy quét người nhập cư bất hợp pháp tiếp tục được tăng cường ở vùng ngoại ô thành phố, trên công trường xây dựng, nhà kho, nhà xưởng, trong ký túc xá, trên các phương tiện giao thông công cộng.

Hàng nghìn hành khách ở vùng ngoại ô Mátxcơva đã phải chịu cảnh bất tiện khi các phương tiện giao thông công cộng bị trễ chuyến vì công tác kiểm tra hành khách của cơ quan di trú và cảnh sát giao thông. Ngoài ra, nhân viên công vụ còn kiểm tra hành khách và tài xế của các xe taxi trên đường.

Theo Lao động

Nhiều lao động Việt tại Nga bị giam giữ ở khu lều bạt tạm bợ

Chủ nhật, 04/08/2013 | 18:35
Cảnh sát Nga cho biết khoảng 500 lao động nước ngoài trái phép, trong đó có nhiều người Việt Nam, được đưa đến một khu lều bạt tại thủ đô Moscow, trước khi bị trục xuất khỏi Nga do vi phạm luật di trú nước này.

Gần 1.200 lao động Việt Nam bị tạm giữ ở Nga

Thứ 6, 02/08/2013 | 09:43
Đáng chú ý, trong số 1.400 người lao động này có tới gần 1.200 lao động Việt Nam, ngoài ra còn có công dân của Ai Cập, Morocco, Syria, Uzbekistan, Azerbaijan.

Lao động Việt Nam được trả lương quá 'bèo'

Thứ 3, 16/04/2013 | 16:13
Thống kê mức thù lao của lao động các nước trên thế giới cho thấy, lao động Việt Nam xếp vào hàng 5 nước được trả lương thấp nhất thế giới.

Hàn Quốc 'cấm cửa' lao động Việt Nam

Thứ 5, 31/01/2013 | 08:17
Do không cải thiện được tình trạng lao động bỏ trốn, Việt Nam không được Hàn Quốc phân bổ hạn ngạch tuyển dụng lao động năm 2013.

Hàn Quốc đóng cửa với lao động Việt: Nhiều gia đình điêu đứng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Những ngày qua, hàng nghìn gia đình Việt Nam đang trong cảnh "khóc dở mếu dở" khi nhận được "hung tin" Hàn Quốc. Sự thật phũ phàng này đã đẩy hàng chục nghìn lao động Việt Nam đứng trước nguy cơ trắng tay...

Lao động di cư chưa được đảm bảo quyền lợi

Thứ 4, 17/07/2013 | 15:01
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) kêu gọi các nước Đông Nam Á xây dựng sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức CĐ để bảo vệ LĐ di cư quốc tế. Bởi, họ là những người dễ bị tổn thương do bị đối xử bất công, lạm dụng và bóc lột.