Nga chính thức tạm ngừng cấp khí đốt cho Đức qua Nord Stream 1

Nga chính thức tạm ngừng cấp khí đốt cho Đức qua Nord Stream 1

Thứ 4, 31/08/2022 | 16:05
0
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu vẫn đang chạy đua để “cai nghiện” khí đốt Nga trong khi cố gắng xoay sở để đảm bảo có thể an toàn vượt qua mùa đông năm nay.

Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga đã đình chỉ tất cả các nguồn cung khí đốt cho Đức thông qua đường ống Nord Stream 1, trong bối cảnh xung đột ở Ukraine làm gia tăng lo ngại về nguồn cung năng lượng cho châu Âu.

“Nguồn cung thông qua Nord Stream 1 hoàn toàn bị ngừng lại để phục vụ công tác bảo dưỡng bắt đầu hôm nay tại một tổ máy nén khí”, Gazprom cho biết trong một tuyên bố ngắn gọn hôm 31/8.

Ông Klaus Mueller, Giám đốc Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức (BNetzA), gọi đây là một quyết định “không thể hiểu được về mặt kỹ thuật”, đồng thời cảnh báo rằng đây có thể chỉ là một cái cớ của Moscow để sử dụng nguồn cung năng lượng như một mối đe dọa.

Kinh nghiệm cho thấy Moscow “đưa ra quyết định chính trị sau mỗi lần được gọi là bảo trì”, ông Mueller nói và cho biết thêm rằng mọi sự sẽ rõ ràng sau ngày 2/9 khi quá trình bảo trì 3 ngày kết thúc.

Tuy nhiên, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 30/8 tuyên bố: “Có một sự đảm bảo rằng, ngoài các vấn đề công nghệ do các lệnh trừng phạt gây ra, không có gì gây trở ngại” đối với việc vận chuyển khí đốt.

Châu Âu đã phải đối mặt với việc giá năng lượng tăng vọt khi Nga hạn chế cung cấp khí đốt theo sau xung đột ở Ukraine, nay đã bước sang tháng thứ 7.

Thế giới - Nga chính thức tạm ngừng cấp khí đốt cho Đức qua Nord Stream 1

Các đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến châu Âu. Đồ họa: Daily Mail

Đức, quốc gia phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga, đã cáo buộc Moscow sử dụng năng lượng như một “vũ khí”. Đồng thời, với mối lo ngại về nguồn cung bị hạn chế, các công ty Đức đã chủ động cắt giảm việc sử dụng năng lượng của họ.

BNetzA cho biết, ngành công nghiệp của nền kinh tế số 1 châu Âu tiêu thụ ít hơn 21,3% lượng khí đốt trong tháng 7 so với cùng kỳ các năm từ 2018 đến 2021.

Ông Mueller cho rằng động thái “đi trước một bước” như vậy “có thể cứu nước Đức khỏi tình trạng khẩn cấp về khí đốt trong mùa đông này”.

Và nền kinh tế lớn nhất “lục địa già” vẫn đang chạy đua để “cai nghiện” khí đốt Nga trong khi cố gắng xoay sở để đảm bảo có thể an toàn vượt qua mùa đông năm nay.

“Các điểm lưu trữ khí đốt ở Đức gần như đã đầy 85% và chúng tôi có thể tích trữ khí đốt trong suốt mùa đông”, ông Mueller cho biết trên Twitter hôm 31/8, sau khi Nord Stream 1 ngừng chảy như đã thông báo.

Tại thành phố ven biển Lubmin của Đức, nơi Nord Stream 1 vào bờ, các kế hoạch chuyển đổi sang khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đang được tiến hành.

LNG, được vận chuyển bằng tàu biển, sau khi cập cảng công nghiệp ở Lubmin, sẽ được tái khí hóa và bơm vào mạng lưới phân phối của Gascade, một hệ thống cho đến nay vẫn được sử dụng để vận chuyển khí đốt Nga tới khắp mọi miền của đất nước nằm ở “trái tim” của châu Âu.

Thế giới - Nga chính thức tạm ngừng cấp khí đốt cho Đức qua Nord Stream 1 (Hình 2).

Thủ đô Berlin tắt hệ thống chiếu sáng một số địa danh trong thành phố để tiết kiệm năng lượng. Ảnh: Yahoo!News

Ông Stephan Knabe, đai diện của Deutsche ReGas - công ty quản lý dự án LNG, cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng có thể bơm khí vào mạng lưới phân phối vào ngày 1/12”.

Công ty tin rằng có thể nhập khẩu tới 4,5 tỷ m3 khí đốt chỉ riêng qua nhà ga Lubmin LNG, chiếm khoảng 8% công suất của Nord Stream 1.

Trong khi đó, châu Âu với tư cách là một khối, đang chuẩn bị thực hiện hành động khẩn cấp để cải cách thị trường điện nhằm kiểm soát tình trạng giá năng lượng tăng phi mã. Nỗi lo thiếu khí đốt tự nhiên đã khiến các hợp đồng tương lai đối với điện ở Pháp và Đức lên mức kỷ lục.

Minh Đức (Theo TRT World, Bloomberg)

Đối mặt khủng hoảng khí đốt, Đức quyết không khởi động đường ống Nord Stream 2

Thứ 2, 22/08/2022 | 19:40
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck bác bỏ khả năng khởi động đường ống khí đốt Nord Stream 2 dù Đức đang đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt vì nguồn cung từ Nga gián đoạn.

Đức muốn tận dụng đường ống Nord Stream 2 để nhận LNG?

Thứ 6, 24/06/2022 | 21:23
Tác động từ xung đột Nga-Ukraine đang làm trầm trọng thêm mối lo của Đức về nguy cơ thiếu hụt năng lượng kéo theo thiệt hại kinh tế.

Đức chịu sức ép về đẩy nhanh quá trình “cai nghiện” khí đốt Nga

Thứ 6, 08/04/2022 | 12:05
Mỗi ngày, châu Âu chi 852 triệu USD cho dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga, nghĩa là gấp hơn 42 lần so với số tiền châu lục này chi cho than đá Nga.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Kinh hoàng núi lửa ở Indonesia phun trào kèm theo những tia sét màu tím

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:13
Indonesia đã đóng cửa một sân bay cấp tỉnh, sơ tán hàng trăm người và phát cảnh báo về sóng thần sau khi núi lửa Ruang phun trào dữ dội.

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

65 con “Chim Cắt” F-16 không đủ “làm nên mùa xuân” cho Ukraine

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:40
Fighting Falcon sở hữu những khả năng quan trọng, nhưng một số chuyên gia không tin rằng sự hiện diện của F-16 ở Ukraine sẽ thực sự tác động đáng kể đến cuộc chiến.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.

Châu Âu cần ít nhất 6-8 năm mới “đoạn tuyệt” được với khí đốt Nga

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Trong vô số các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine, EU chưa từng trừng phạt khí đốt Nga nhưng đặt mục tiêu “đoạn tuyệt” với nguồn cung này.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.