Nga “ngư ông đắc lợi” khi quan hệ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ rạn nứt vì S-400

Nga “ngư ông đắc lợi” khi quan hệ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ rạn nứt vì S-400

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 4, 09/09/2020 11:00

Người được lợi duy nhất trong lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ chính là các đối thủ của NATO, trong đó chủ yếu là Nga.

Theo National Interest, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đang phải đối diện với một chiến lược mới nhằm cứu vãn mối quan hệ của hai bên. Lợi ích của cả hai quốc gia đều sẽ khó lòng đáp ứng được khi chứng kiến ​​một NATO yếu dần dưới tay Nga.

Khi Mỹ cấm Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào Chương trình sản xuất máy bay chiến đấu F-35 và Quốc hội Mỹ tìm cách áp đặt cái gọi là "các biện pháp trừng phạt thứ cấp" đối với Ankara vì đã mua hệ thống tên lửa đất đối không chiến lược S-400 của Nga, mối quan hệ giữa liên minh Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ như có vách ngăn ở giữa.

Tiêu điểm - Nga “ngư ông đắc lợi” khi quan hệ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ rạn nứt vì S-400

Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đang phải đối diện với một chiến lược mới nhằm cứu vãn mối quan hệ của hai bên.

Theo biên tập viên CL Sulzberger của New York Times: “Lệnh cấm vận vũ khí của Bộ trưởng Ngoại giao Caglayangil, là "một động thái thù địch" của một đồng minh chống lại đồng minh khác... Người Thổ Nhĩ Kỳ thẳng thừng coi việc tẩy chay Ankara là hành động nhằm mục đích  làm suy yếu họ của Mỹ".

Tuy nhiên, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều kinh nghiệm trong việc cải thiện đáng kể mối quan hệ ngay cả khi nó đã trên bờ vực thẳm. Chẳng hạn, Mỹ đã từng áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 1975.

Hiện tại, các nhà hoạch định chính sách phương Tây lo ngại rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dứt khoát với NATO để theo đuổi các quan hệ đối tác thay thế. Khi Chiến tranh Lạnh đã qua hơn ba thập kỷ và các thỏa thuận quân sự mang tính khiêu khích như S-400 rất có thể là sự gợi ý về một liên minh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ ấm cúng. Dẫu vậy, điều này sẽ không ngăn cản Ankara chống lại Moscow trong một số xung đột khu vực, chẳng hạn như ở Syria và Libya.

Chi phí thực của S-400

Theo giới phân tích, để hiểu sự phức tạp của S-400 đối với quan hệ trong nội bộ NATO, cần phải tập trung vào vấn đề kỹ thuật. Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ không tham gia vào quá trình bảo dưỡng S-400 và chưa được chuyển giao công nghệ liên quan đến thiết kế cũng như nguyên lý hoạt động của hệ thống phòng không Nga.

Trong điều kiện như vậy, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không thể biết chính xác hệ thống của Nga đang làm gì ở Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là liệu hệ thống này có “ẩn giấu” các thiết bị thu thập dữ liệu quân sự của NATO để chuyển tới Moscow hay không.

Nói cách khác, không thể loại trừ khả năng S-400 có thể nghiên cứu các tính năng của máy bay F-35 mới. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho toàn bộ lực lượng Không quân Mỹ từ Tây Âu đến Đông Á.

Trong điều kiện đó, không có gì ngạc nhiên khi NATO từ chối gửi F-35 tới Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như tiến hành các cuộc tập trận chung với sự tham gia của F-35 trên không phận Thổ Nhĩ Kỳ. 

Tiêu điểm - Nga “ngư ông đắc lợi” khi quan hệ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ rạn nứt vì S-400   (Hình 2).

Nga bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ. 

Đồng thời, vấn đề với S-400 đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ trong việc mất F-35, mà còn gây ra cuộc tranh cãi lớn với NATO. Theo các điều kiện mới, Ankara có thể thay thế máy bay chiến đấu F-16S và F-4E đã lỗi thời của mình bằng máy bay chiến đấu Su-35S mới của Nga. Việc mua thêm vũ khí của Nga sẽ càng có khả năng xảy ra, nếu Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ không thể đi tới một thỏa thuận trước khi Quốc hội Mỹ thông qua “các biện pháp trừng phạt thứ cấp”, có thể hoàn toàn cắt đứt quyền tiếp cận của Ankara với các thiết bị quân sự của phương Tây.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thử nghiệm các cảm biến của S-400 trên các máy bay chiến đấu F-16 và F-4 do Mỹ sản xuất. Đây là một bước đi táo bạo khiến Mỹ lo ngại cho chiến lược của mình. Mặc dù Ankara đã nhiều lần kêu gọi thành lập một ủy ban chung để đảm bảo an ninh cho dữ liệu F-35, nhưng trớ trêu thay, chỉ có nước Nga mới có thể đưa ra những đảm bảo như vậy.

Không có gì ngạc nhiên đối với Thổ Nhĩ Kỳ khi NATO miễn cưỡng triển khai F-35 hoặc tiến hành các cuộc tập trận chung trong không phận Thổ Nhĩ Kỳ một khi S400 được triển khai, vì sợ rằng các tài sản của NATO sẽ thường xuyên bị S-400 “thẩm vấn”.

Do đó, khi sở hữu S-400, Ankara hẳn nhiên phải mất đi một tài sản vô giá, đó là F-35. Ngoài khả năng tàng hình, Joint Strike Fighter còn có vai trò lớn như một tài sản ưu việt về thông tin và một trung tâm quản lý chiến đấu. Nhưng có lẽ quan trọng hơn, việc Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ thất bại trong đàm phán một giải pháp cho sự cố S-400/F-35 làm gia tăng khả năng rạn nứt mang tính quyết định với NATO.

Các máy bay chiến đấu F-16 và F-4E ít hấp dẫn đối với Thổ Nhĩ Kỳ hơn so với việc mua các máy bay Su-35S mới của Nga. Khả năng Thổ Nhĩ Kỳ mua thêm vũ khí quốc phòng của Nga sẽ rất lớn nếu Mỹ không từ bỏ việc ban hành các biện pháp trừng phạt thứ cấp bắt buộc đối với Thổ Nhĩ Kỳ. 

Bất chấp bức tranh được vẽ ở trên, một tín hiệu mới trong mối quan hệ của những nước này sẽ là: “Với những thách thức đan xen về chiến lược, kinh tế và ngoại giao, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và NATO không có cách nào khác là tìm ra một con đường chung”.

Ankara, cho đến nay, vẫn chưa tuyên bố S-400 hoạt động, được cho là do đại dịch Covid-19 gây ra. Hệ thống này hiện đang được lắp ráp tại Akinci Airbase.

Theo chuyên gia về Trung Đông Aaron Stein từ viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại Mỹ, thỏa thuận về việc không triển khai S-400 ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể giải quyết khủng hoảng trong quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ quá quan trọng đối với nhau, vì vậy họ cần đi đến thỏa hiệp và giải quyết sự bất đồng. “Những người được lợi duy nhất trong lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là các đối thủ của NATO, chủ yếu là Nga”, National Interest kết luận.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.