Nga thay đổi chiến thuật, Ukraine rút về ngoại ô Severodonetsk

Thứ 5, 09/06/2022 | 13:34
0
Giao tranh vẫn ác liệt tại thành phố trọng điểm ở miền Đông Ukraine khi quân Nga có trang bị nhiều gấp 10 lần quân Ukraine tại một số khu vực của Severodonetsk.

Các lực lượng Nga hiện đang kiểm soát phần lớn thành phố trọng điểm ở miền Đông Ukraine là Severodonetsk, nơi giao tranh đô thị ác liệt đang diễn ra và là một phần của cuộc xung đột vũ trang Nga – Ukraine hiện đã kéo dài sang tháng thứ tư.

Ông Oleksiy Arestovych, cố vấn quân sự cho Văn phòng Tổng thống Ukraine, hôm 8/6 cho biết, Quân đội Nga đã thay đổi chiến thuật của họ trong trận chiến giành Severodonetsk.

Theo ông Arestovych, quân Nga đã rút lui khỏi trung tâm thành phố và hiện đang tấn công vào đó với những đợt pháo kích và không kích. Tuy nhiên, do quân Ukraine cũng đã rút lui nên pháo Nga chỉ bắn trúng một vùng đất trống.

“Họ đang tấn công rất mạnh mà không có thành công cụ thể nào”, vị quan chức Ukraine cho biết.

Bình luận của ông Arestovych phù hợp với những báo cáo từ tiền tuyến của ông Serhiy Haidai, Thống đốc Lugansk, nơi có thành phố Severodonetsk.

Trao đổi với hãng truyền thông RBC-Ukraine hôm 8/6, ông Haidai cho biết, các lực lượng Ukraine đã bị đẩy lùi bởi các cuộc pháo kích dữ dội của Nga.

Sau khi tuyên bố quân Ukraine đã đẩy lùi các lực lượng Nga và giành được một nửa thành phố trong một cuộc phản công bất ngờ vào tuần trước, vị Thống đốc này thừa nhận rằng phần lớn thành phố lại nằm trong tay người Nga.

“…Các lực lượng của chúng tôi giờ đây chỉ kiểm soát vùng ngoại ô của thành phố. Nhưng giao tranh vẫn đang tiếp diễn, các lực lượng của chúng tôi đang bảo vệ Severodonetsk. Không thể nói người Nga đã hoàn toàn kiểm soát thành phố”, ông Haidai nói.

Thế giới - Nga thay đổi chiến thuật, Ukraine rút về ngoại ô Severodonetsk

Các quân nhân Ukraine tạm nghỉ sau khi đào hào gần chiến tuyến ở vùng Donetsk, miền Đông Ukraine, ngày 7/6/2022. Ảnh: The Guardian

Trước đó, ông Haidai dự đoán rằng các lực lượng Nga sẽ tăng cường bắn phá cả Severodonetsk và Lysychansk, 2 thành phố cùng thuộc tỉnh Lugansk, nằm 2 bên bờ sông Siverskiy Donets và vẫn còn chưa nằm hoàn toàn trong vòng kiềm tỏa của Nga.

Các lực lượng Nga có trang bị nhiều gấp 10 lần Quân đội Ukraine tại một số khu vực của Severodonetsk, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ukraine Oleksandr Motuzyanyk cho biết trong một cuộc họp báo gần đây.

Ukraine đã hối thúc các đồng minh phương Tây tăng tốc chuyển giao vũ khí, đồng thời cho rằng tình hình sẽ trở nên càng khó khăn hơn nếu quân Nga phá vỡ phòng tuyến của họ ở miền Đông.

Câu chuyện xuất khẩu ngũ cốc Ukraine vẫn chưa có hồi kết

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov hôm 8/6 đề xuất rằng Ukraine nên gỡ mìn khỏi các cảng của mình hoặc tạo những hành lang xuất khẩu ngũ cốc vốn đã bị trì hoãn do giao tranh.

Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố, Nga sẽ không sử dụng cuộc khủng hoảng để giành lợi thế quân sự và sẽ "thực hiện tất cả các bước cần thiết để đảm bảo rằng các tàu có thể rời khỏi đó một cách tự do".

Nhưng một số quan chức Ukraine đã bác bỏ đề xuất trên, nói rằng việc gỡ mìn ở các vùng biển xung quanh các cảng của Ukraine sẽ khiến họ bị tấn công.

Serhiy Bratchuk, phát ngôn viên của chính quyền khu vực Odessa, nói: "Ngay khi chúng tôi dọn đường vào cảng Odessa, hạm đội Nga sẽ có mặt".

Ông Bratchuk cho biết thêm rằng bất kỳ hàng hóa xuất khẩu nào từ cảng Odessa sẽ cần phải được các nước NATO "hộ tống". Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên NATO - đã đề nghị tháp tùng tàu rời các cảng ở Ukraine, nhưng mọi việc vẫn chưa được giải quyết.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Oleg Nikolenko nói: “Những lời của ông Lavrov là trống rỗng. Nga không thể được phép sử dụng các hành lang ngũ cốc để tấn công miền Nam Ukraine".

Thế giới - Nga thay đổi chiến thuật, Ukraine rút về ngoại ô Severodonetsk (Hình 2).

Một kho chứa ngũ cốc bị phá hủy ở vùng Donbass, miền Đông Ukraine. Xung đột Nga-Ukraine đã làm gián đoạn xuất khẩu lúa mì, đẩy giá lên mức cao kỷ lục. Ảnh: WSJ

Trước khi xung đột Nga – Ukraine bùng phát thành hành động quân sự hôm 24/2, Ukraine là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ tư thế giới và cung cấp một nửa khối lượng hạt hướng dương và dầu hướng dương trên thế giới.

Tuần này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cảnh báo cuộc xung đột có thể làm tăng gấp 3 lần lượng ngũ cốc tồn kho của Ukraine trong vòng vài tháng tới khi xuất khẩu qua các cảng Biển Đen của Ukraine vẫn ách tắc.

Trong một diễn biến khác, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng "các lệnh trừng phạt trực tiếp và gián tiếp đối với Nga phải được dỡ bỏ" để các lô hàng ngũ cốc của Nga có thể tiếp cận thị trường toàn cầu.

Ông cho biết, các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt nhằm đáp trả chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, đã ảnh hưởng đến bảo hiểm vận chuyển, các khoản thanh toán và khả năng tiếp cận các cảng châu Âu của tàu Nga.

Hội đồng Bắc Cực không thể quyết việc gì mà không có Nga

Các quyết định của Hội đồng Bắc Cực mà không có sự tham gia của Nga sẽ là không hợp pháp và vi phạm nguyên tắc đồng thuận, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết, theo hãng thông tấn Nga TASS.

“Đơn giản là không thể giải quyết hiệu quả các vấn đề của vùng cực bắc mà không có Nga”, ông Antonov cho biết trên kênh Telegram của Đại sứ quán Nga tại Mỹ. Theo ông, lý do là Nga chiếm khoảng 60% diện tích của khu vực.

Bình luận của ông Antonov liên quan đến tuyên bố hôm 8/6 từ Hội đồng Bắc Cực rằng họ đang tiếp tục các hoạt động "hạn chế" mà không có sự tham gia của Nga.

Vào ngày 3/3, các thành viên của Hội đồng Bắc Cực, bao gồm Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Thụy Điển và Mỹ, đã đình chỉ công tác của họ tại Hội đồng để phản ứng cuộc tấn công quân sự của Nga vào Ukraine.

Thế giới - Nga thay đổi chiến thuật, Ukraine rút về ngoại ô Severodonetsk (Hình 3).

Tàu phá băng 50 let pobedy (50 năm chiến thắng) của Nga ở Bắc Cực. Ảnh: Artic Today

Trong ngày 8/6, ngày thứ 105 của cuộc xung đột Nga-Ukraine, còn có một số diễn biến đáng chú ý khác.

Bộ Quốc phòng Na Uy hôm 8/6 cho biết họ đã vận chuyển thành công 22 khẩu lựu pháo, bao gồm cả phụ tùng và đạn dược, tới Ukraine.

"Chính phủ Na Uy đã chờ đợi để thông báo công khai khoản viện trợ quân sự vì lý do an ninh. Các khoản viện trợ trong tương lai có thể không được công bố hoặc bình luận", Bộ này cho biết trong một tuyên bố.

Trước đó, Na Uy đã gửi vũ khí chống tăng, hệ thống phòng không và hàng nghìn đơn vị thiết bị cơ bản như mũ bảo hiểm và áo chống đạn tới Kyiv, cũng như đóng góp vào một quỹ viện trợ quân sự cho Ukraine.

Thế giới - Nga thay đổi chiến thuật, Ukraine rút về ngoại ô Severodonetsk (Hình 4).

Bên trong một kho chứa ngũ cốc bị hư hại trong xung đột ở Cherkaska Lozova, ngoại ô Kharkiv, miền Đông Ukraine, ngày 28/5/2022. Ảnh: Al Jazeera

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres cho biết, hậu quả toàn cầu của xung đột hiện tại giữa Ukraine và Nga là "đe dọa khơi mào làn sóng đói kém chưa từng có tiền lệ, để lại sự hỗn loạn về kinh tế và xã hội".

"Tác động của cuộc chiến đối với an ninh lương thực, năng lượng và tài chính là mang tính hệ thống, nghiêm trọng và đang gia tăng ", người đứng đầu LHQ nói, đồng thời nhận định, trong khi cuộc khủng hoảng lương thực năm nay là "về việc thiếu tiếp cận", năm tới "có thể là về việc thiếu lương thực".

“Chỉ có một cách để ngăn chặn cơn bão đang lớn dần từng ngày này: xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt”.

Ông Guterres cho biết, LHQ đang tìm kiếm "một thỏa thuận trọn gói cho phép xuất khẩu thực phẩm do Ukraine sản xuất qua Biển Đen một cách an toàn và đảm bảo, đồng thời đảm bảo thực phẩm và phân bón của Nga có thể tiếp cận thị trường toàn cầu".

"Thỏa thuận này là cần thiết cho hàng trăm triệu người ở các nước đang phát triển, bao gồm cả ở châu Phi cận Sahara", ông Guterres nói.

Báo cáo của LHQ cho biết, ước tính có khoảng 94 quốc gia, nơi sinh sống của khoảng 1,6 tỷ người, đang "chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của ít nhất một khía cạnh của cuộc khủng hoảng và không thể đối phó với nó".

Minh Đức (Theo DW, Al Jazeera, TRT World)

Xung đột Nga-Ukraine lâm vào bế tắc, Mỹ thu hẹp tầm nhìn ở Ukraine

Thứ 3, 07/06/2022 | 16:24
Mặc dù Mỹ đã hứa “bơm” thêm vũ khí có tầm hoạt động xa hơn cho Ukraine, có những dấu hiệu cho thấy bước lùi của phương Tây trong ứng phó với xung đột Nga-Ukraine.

Ukraine “lép vế” Nga về hỏa lực và quân số ở miền Đông

Thứ 3, 07/06/2022 | 11:38
Ukraine đã phải hứng chịu những sự kéo lùi ở Severodonetsk sau khi tuyên bố kiểm soát một nửa thành phố nơi giao tranh đô thị gay gắt với Nga đang diễn ra.

Viện trợ vũ khí cho Ukraine sẽ thay đổi theo chiến thuật của Nga

Thứ 2, 06/06/2022 | 12:07
Xung đột Nga-Ukraine được dự đoán kéo dài 2-6 tháng nữa, trong khi Nga vừa có động thái cảnh cáo vấn đề phương Tây viện trợ vũ khí cho Ukraine.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Ông Zelensky nói đã “chốt” thỏa thuận với Mỹ về tên lửa tầm xa ATACMS

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:15
Mỹ lần đầu tiên giao tên lửa ATACMS có tầm bắn 165 km cho Ukraine vào tháng 10 năm ngoái, sau nhiều tháng cân nhắc.

Hỏa lực Nga tấn công cơ sở hạ tầng chiến lược Ukraine ở gần Odessa

Thứ 3, 23/04/2024 | 13:55
Đêm 22 tháng 4, cơ sở hạ tầng chiến lược của Ukraine ở gần Odessa đã bị quân đội Nga tấn công.

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Quốc gia vùng Baltic Litva khởi động cuộc tập trận quy mô lớn nhất

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:36
Cuộc tập trận sẽ huấn luyện cho tất cả các thành phần của Các Lực lượng Vũ trang Litva.
     
Nổi bật trong ngày

Vì sao NASA muốn thiết lập múi giờ cho Mặt trăng?

Thứ 2, 22/04/2024 | 08:58
Chính phủ Mỹ giao Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thiết lập múi giờ Mặt trăng, còn gọi là Giờ Mặt trăng phối hợp (CLT).

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lý do khoản viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ được coi là cứu cánh cho Ukraine

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:40
Đối với Mỹ, dự luật có nghĩa là các nhà cung cấp có thể bắt đầu chuyển vũ khí vào Ukraine ngay lập tức – còn đối với Ukraine, điều này mang lại sự yên tâm.

Chuyên gia nói về việc Mỹ tự sản xuất HALEU

Thứ 2, 22/04/2024 | 06:00
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố nước ông đã sản xuất được 200 pound (90,7 kg) uranium làm giàu đầu tiên.

Nga đáp trả bằng 34 cuộc tấn công tổng hợp, Kiev tổn thất nhiều khí tài

Thứ 2, 22/04/2024 | 09:55
Trong số những khí tài bị quân đội Nga phá huỷ tuần qua có nhiều loại vũ khí hiện đại Mỹ cung cấp cho Ukraine.