Nga

Nga "tung đòn chí mạng" S-400, Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ - NATO có "huynh đệ tương tàn"?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 7, 03/08/2019 | 20:00
0
Với kịch bản Thổ Nhĩ Kỳ rời khỏi NATO vì S-400, điều này sẽ phải đáp ứng được 3 câu hỏi: Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị đuổi khỏi liên minh không? Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ muốn vẫn là một phần của liên minh? Và tại sao NATO muốn giữ Thổ Nhĩ Kỳ trong liên minh?
Tiêu điểm - Nga 'tung đòn chí mạng' S-400, Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ - NATO có 'huynh đệ tương tàn'?

S-400 không phải là lý do NATO muốn chia ly với Thổ Nhĩ Kỳ.

3 câu hỏi lớn

Câu hỏi về việc Thổ Nhĩ Kỳ có đáng bị loại khỏi NATO hay không đã được nhắc đến rất nhiều sau thương vụ mua S-400 đình đám của Nga gần đây.

Cho đến lúc này, nhiều người vẫn đang tự hỏi: Làm thế nào mà một thành viên của tổ chức quốc phòng lớn nhất thế giới (NATO) lại mua một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất từ ​​chính quốc gia mà tổ chức này được thành lập để chống lại?

Tuy nhiên, cây bút bình luận Ali Demirdas trong một bài viết trên Jerusalem Post lại cho rằng chính Mỹ chứ không phải NATO đã khiến S400 trở thành “chuyện bé xé ra to”.

Trong vụ việc lùm xùm vừa qua, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg là người nhiều lần kêu gọi đối thoại, nhắc lại rằng “Thổ Nhĩ Kỳ quan trọng hơn so với S-400”, trong khi Washington lại liên tục đưa ra các lời đe dọa đối với Ankara, và điều này đã làm phản tác dụng.

Trên thực tế, không hề có thành viên NATO nào khác ngoài Mỹ đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề S-400.

Với kịch bản Thổ Nhĩ Kỳ rời khỏi NATO, điều này sẽ phải đáp ứng được 3 câu hỏi: Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị đuổi khỏi liên minh không? Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ muốn vẫn là một phần của liên minh? Và tại sao NATO muốn giữ Thổ Nhĩ Kỳ trong liên minh?

Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị đuổi khỏi NATO hay không?

Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên khá đơn giản. Thổ Nhĩ Kỳ không thể bị đuổi khỏi NATO vì không có một cơ chế nào trong hiệp ước cho phép các quốc gia thành viên loại một thành viên khác ra ngoài.

Trường hợp của NATO cũng giống như Liên minh châu Âu. Trong cuộc khủng hoảng 2008-2009, nền tài chính sụp đổ của Hy Lạp đã trở thành cả gánh nặng cho EU. Nhiều người tự hỏi tại sao Brussels không đơn giản chỉ là đẩy Athens ra khỏi khối.

Dẫu vậy, lựa chọn đó đã không xảy ra mặc dù tình thế nghiêm trọng của Hy Lạp đã khiến toàn bộ châu Âu khốn đốn. Thay vào đó, Brussels quyết định đổ tiền vào để giúp Athens cầm cự và thoát khỏi khó khăn.

Về cơ bản, một thành viên EU chỉ có thể rời khỏi liên minh một cách tự nguyện và đó là những gì công chúng nhìn thấy với trường hợp của Vương quốc Anh.

Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ về mặt kỹ thuật sẽ vẫn ở lại NATO trừ khi chính phủ của họ tiến hành kế hoạch rời bỏ. Thậm chí, ngay cả khi một cuộc chia tay diễn ra, sẽ mất đến một thập kỷ để các cuộc đàm phán được hoàn thành.

Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn là thành viên NATO?

Tiêu điểm - Nga 'tung đòn chí mạng' S-400, Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ - NATO có 'huynh đệ tương tàn'? (Hình 2).
Đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ sẽ mất một đồng minh lớn.

Thứ nhất, NATO là một liên minh chính trị và cũng là liên minh quân sự. Hơn hết tổ chức này là một liên minh có uy tín. Trở thành một phần của NATO cũng giống như là một phần của thế giới đang phát triển, điều mà Thổ Nhĩ Kỳ đã khao khát kể từ khi đất nước thành lập.

Thứ hai, bằng cách ở lại liên minh, Thổ Nhĩ Kỳ có thể ảnh hưởng lớn đến các chính sách được thực hiện tại Brussels. Về nguyên tắc, tất cả các quyết định của NATO đều cần có sự đồng thuận của các thành viên.

Do đó, Ankara có thể ngăn chặn một cách hiệu quả bất kỳ quyết định nào mà họ cho là chống lại lợi ích của mình.

Quyền phủ quyết này đặc biệt quan trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ do tính nghiêm trọng của cuộc xung đột ở Đông Địa Trung Hải. Hy Lạp (một thành viên NATO), người Síp Hy Lạp và Israel đã thành lập một liên minh chống lại Thổ Nhĩ Kỳ tại đây.

Khi khả năng đối đầu quân sự ở Đông Địa Trung Hải ngày càng trở nên rõ ràng và ý tưởng về việc Israel trở thành thành viên NATO đang được thảo luận ngày càng nhiều - Thổ Nhĩ Kỳ có thể sử dụng quyền phủ quyết của mình trong trường hợp cần phải ngăn chặn  Hy Lạp và Israel.

Ngoài ra, nguy cơ một cuộc đối đầu quân sự toàn diện giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ trên biển Aegean đã giảm đi rất nhiều vì cả hai quốc gia đều là “đồng minh NATO”.

Cuối cùng, tại sao NATO muốn giữ Thổ Nhĩ Kỳ ở lại liên minh?

Trước hết, sức mạnh quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của nước này trong liên minh chỉ thua mỗi Mỹ.

Không có Thổ Nhĩ Kỳ, cánh châu Âu của NATO sẽ trở nên khá yếu. Hơn nữa, tầm quan trọng địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ là vô cùng cần thiết đối với cả Châu Âu và Mỹ. Đây là thành viên NATO duy nhất có biên giới với Trung Đông (Syria, Iraq và Iran) và châu Âu.

Thổ Nhĩ Kỳ được coi như một bức tường chắn giữ cho châu Âu thoát khỏi tác động cuộc khủng hoảng Syria và là nơi lưu trữ hơn 4 triệu người tị nạn. Con số này là gần bằng một nửa dân số Hy Lạp.

Hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ còn kiểm soát eo biển Bosporus và Dardanelles, hai trong số những điểm chốt quan trọng nhất trên thế giới để ngăn chặn Nga tiến ra biển Địa Trung Hải.

Điều quan trọng nhất cần lưu ý là bất kể mức độ hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga như thế nào, các nhà hoạch định chính sách Ankara đều hiểu rằng, trong 300 năm lịch sử vừa qua, mối quan hệ đối tác này chỉ phát triển dựa theo bối cảnh hiện tại ở Trung Đông và sẽ không có khả năng biến thành một liên minh toàn diện.

Thêm vào đó, Thổ Nhĩ Kỳ còn có căn cứ không quân Incirlik và trạm radar Kurecik, cung cấp cho NATO khả năng sống còn để bảo vệ châu Âu từ các mối đe dọa phát ra từ khu vực Trung Đông.

Căn cứ Incirlik đã được chứng minh khá hiệu quả trong các cuộc chiến ở Balkan, Afghanistan và Syria. Mặc dù Síp, Kuwait và Belarus đã được coi là lựa chọn thay thế cho Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nếu so về vị trí chiến lược và cơ sở hạ tầng thì căn cứ Incirlik đã được chứng minh là không thể thay thế.

Tình trạng hiện tại của mối quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ giống như một cặp vợ chồng không tình yêu nhưng buộc phải kết hôn để hưởng ưu đãi về bảo hiểm và thuế. Nó khiến cho cả hai bằng mọi cách phải cứu vãn cuộc hôn nhân.

Bất chấp những thách thức hiện tại trong mối quan hệ với Mỹ và NATO, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ tiếp tục là một phần của NATO. Một cuộc ly hôn được coi là điều quá bất lợi cho cả hai bên, cây bút Ali Demirdas kết luận.

Phô diễn quyền lực ở châu Á, Nga muốn gửi thông điệp tới "sườn NATO phía Đông" của Mỹ?

Thứ 5, 01/08/2019 | 10:00
Các nhà phân tích Nga đã ví mạng lưới các đồng minh của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á không khác gì “NATO ở sườn phía Đông của Nga”. Điều này dẫn đến việc Moscow muốn tăng cường phô diễn sức mạnh quân sự tại đây.

Buộc Thổ Nhĩ Kỳ đưa S-400 cho NATO "toàn quyền sinh sát": Mỹ "lội ngược dòng" phút chót, Nga sẽ tiến thoái lưỡng nan?

Thứ 4, 31/07/2019 | 13:35
Để tránh trừng phạt, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải nghe theo các điều kiện của Mỹ bao gồm: Các nhân viên của NATO từ nhiều quốc gia sẽ vận hành S-400 và Ankara cho phép NATO khai thác S-400 để hiểu rõ hơn về khả năng của hệ thống này.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.

Châu Âu cần ít nhất 6-8 năm mới “đoạn tuyệt” được với khí đốt Nga

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Trong vô số các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine, EU chưa từng trừng phạt khí đốt Nga nhưng đặt mục tiêu “đoạn tuyệt” với nguồn cung này.