Ngân hàng ráo riết “trả nợ” quy định siết sở hữu chéo

Ngân hàng ráo riết “trả nợ” quy định siết sở hữu chéo

Trương Thị Thanh Hương
Thứ 2, 18/12/2017 | 06:30
0
Dù đã "lỗi hẹn" với quy định siết sở hữu chéo nhưng gần đây, hoạt động thoái vốn, giảm sở hữu lẫn nhau tại các ngân hàng đã "nóng" trở lại.
Tài chính - Ngân hàng - Ngân hàng ráo riết “trả nợ” quy định siết sở hữu chéo

Dự kiến tháng 1/2018 Vietcombank sẽ bán hết vốn ở hai ngân hàng Eximbank và MB.

Nhà băng ráo riết dù "lỗi hẹn"

Một tháng trở lại đây, hoạt động thoái vốn, giảm sở hữu lẫn nhau lại được "hâm nóng". Hàng loạt ngân hàng đã thoái vốn của mình khỏi những đơn vị khác trong hệ thống.

Ngay trong tháng 11, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) lần lượt thoái vốn thành công tại Ngân hàng Sài gòn Công thương (Saigonbank) và công ty Tài chính Cổ phần Xi măng. Theo đó, tại sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), VCB đã bán đấu giá hơn 13,2 triệu cổ phần của Saigonbank, tương đương 4,3% vốn. Mức giá khởi điểm đấu giá là 12.550 đồng/cổ phần. Với sự hào hứng của các nhà đầu tư khi khối lượng đăng ký mua cao gấp 4 lần khối lượng cổ phần chào bán, Vietcombank đã có phiên đấu giá thành công. Kết quả, toàn bộ lượng cổ phần đưa ra đấu giá đã được bán cho 1 nhà đầu tư cá nhân và 1 nhà đầu tư tổ chức với giá đấu thành công bình quân là 20.100 đồng/cổ phần. Tổng giá trị cổ phần bán được đạt hơn 266,3 tỷ đồng, tổng thu ròng đạt hơn 265,8 tỷ đồng.

Ngoài ra Vietcombank cũng chào bán 6,6 triệu cổ phần của công ty Tài chính Cổ phần Xi măng ra công chúng với mức giá khởi điểm 11.549 đồng/cổ phần. Tuy không "hút hàng" như cổ phần của Saigonbank nhưng phiên đấu giá cũng đã diễn ra thuận lợi với kết quả 100% số cổ phần đưa ra đấu giá đều được bán hết. Giá đấu thành công bình quân là 11.554 đồng/cổ phần, cao hơn 5 đồng/cổ phần so với giá khởi điểm. Tổng số tiền VCB thu được từ việc bán cổ phiếu lần này là 76,2 tỷ đồng; tổng thu ròng đạt hơn 75,6 tỷ đồng.

Câu chuyện thoái vốn của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chưa dừng lại khi mới đây nhất, Vietcombank thông báo về việc thoái vốn khỏi ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Theo đó, Vietcombank sẽ bán đấu giá toàn bộ gần 18,9 triệu cổ phần OCB mà ngân hàng này đang sở hữu (không bao gồm quyền nhận số cổ phiếu phát hành thêm của OCB nhằm tăng vốn chủ sở hữu), tương đương với 4,85% vốn điều lệ của OCB. Với giá khởi điểm là 13.000 đồng/cổ phiếu, nếu phiên đấu giá thành công, Vietcombank sẽ thu về ít nhất 245 tỷ đồng.

Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2017, trả lời cổ đông về kế hoạch thoái vốn, Chủ tịch HĐQT Vietcombank - ông Nghiêm Xuân Thành cho biết, hiện ngân hàng đang sở hữu cổ phần của 5 tổ chức tín dụng, trong đó tập trung lớn ở ngân hàng TMCP Quân đội MB và xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Theo ông Thành, MB là ngân hàng hiệu quả, cổ tức tốt, còn với Eximbank, ngân hàng đã trình và xin ý kiến NHNN cho giữ Eximbank và MBB. Thực tế, Thông tư 36/2014 cũng cho phép các nhà băng được giữ vốn tại tối đa 2 tổ chức tín dụng khác.

Tuy nhiên, trao đổi với báo giới thời gian gần đây, vị Chủ tịch Vietcombank cho biết, đến thời điểm này ngân hàng Vietcombank quyết định sẽ không giữ lại vốn ở đơn vị nào mà tiến hành thoái vốn toàn bộ.

“Dự kiến tháng 1/2018 chúng tôi sẽ bán hết vốn ở Eximbank và MB, với khoản lợi nhuận thu về từ hai thương vụ này khoảng 1.000 tỷ đồng”, ông Thành chia sẻ. Theo số liệu mới nhất, Vietcombank đang nắm hơn 126 triệu cổ phần của ngân hàng MB, tương đương 6,97% vốn điều lệ. Tỉ lệ sở hữu tại Eximbank là 8,24% tương đương với hơn 101 triệu cổ phiếu. Theo ước tính của công ty chứng khoán HSC, việc thoái vốn khỏi 5 tổ chức tín dụng sẽ đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của Vietcombank, lên tới 2.450 tỷ đồng.

Cũng nằm trong hoạt động giảm sở hữu chéo, ngày 29/11 vừa qua, ngân hàng Eximbank cũng đã có bước đi đầu tiên trong yêu cầu phải thoái vốn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Cụ thể, ngân hàng này đã bán hơn 4,93 triệu cổ phiếu "Sao Thái Bạch" của Sacombank, giảm tỉ lệ sở hữu của Eximbank tại đây từ 9,16% xuống còn 8,887%. Để đảm bảo yêu cầu quy định trong Thông tư 36 của ngân hàng Nhà nước, Eximbank sẽ còn phải tiếp tục bán thêm lượng lớn cổ phiếu STB thời gian tới.

Nguy hiểm là khi vấn đề không được thể hiện qua con số

Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV vừa qua, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã trả lời chất vấn về nguyên nhân tình trạng sở hữu chéo vẫn chưa được giải quyết triệt để. Theo Thống đốc, có nhiều nguyên nhân, trong đó việc thoái vốn của cổ đông chậm do chưa tìm được đối tác để mua lại phần vốn đó, nhiều nhà đầu tư còn khó khăn về vốn nên quá trình thoái vốn còn chậm. Việc thoái vốn ngoài ngành với quy mô lớn cũng có thể gây thiệt hại cho tổ chức, cơ quan Nhà nước...

Bình luận về những diễn biến trên, chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, cần nhìn nhận hai mặt tác động của sở hữu chéo. Khi sở hữu chéo bị lạm dụng để phục vụ lợi ích nhóm hay che giấu tình trạng tài chính của ngân hàng và doanh nghiệp có liên quan, nó sẽ gây nhiều hệ lụy khôn lường đến cả vi mô và vĩ mô.

Tuy nhiên, theo ông Thịnh, sự thâm nhập vào các ngân hàng đối tác cũng có những mặt tích cực do các đơn vị này có thể học hỏi kinh nghiệm, cải thiện năng lực về vốn cũng như kỹ thuật của nhau. Việc sở hữu cổ phần tại các tổ chức khác cũng là một khoản đầu tư để nâng cao lợi nhuận của ngân hàng khi ở cùng ngành, họ hiểu tương đối kỹ về hoạt động của ngân hàng đối tác. Thêm nữa, đây cũng là một đầu cầu để các ngân hàng có thể kết nối với nhau, từ đó mang đến những sự kết hợp giúp đôi bên cũng như người sử dụng dịch vụ ngân hàng cùng có lợi. Theo đánh giá của ông, việc NHNN hiện cho phép các ngân hàng được sở hữu cổ phần của các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác dưới một ngưỡng nhất định để loại trừ khả năng khống chế cũng như thao túng ngân hàng đối tác là phù hợp.

Theo ông Thịnh, việc còn tồn tại một vài ngân hàng chần chừ, chưa thoái vốn cũng do nhiều nguyên nhân. Có những lượng cổ phần các ngân hàng mua khi giá ở mức tương đối cao, nếu bán tại thời điểm này sẽ mang đến khoản lỗ không nhỏ trong khi ngân hàng nhìn thấy được tương lai của những cổ phần này. Bên cạnh đó, một số ngân hàng có kết quả kinh doanh chưa thực sự như mong muốn của cổ đông nên họ không muốn thay đổi cơ cấu đầu tư, bảng danh mục tài sản đầu tư. Việc thoái đi một nguồn đang đem lại lợi nhuận cao cũng khiến ngân hàng tiếc nuối, trong khi những động thái của NHNN còn chưa dứt khoát, chưa có quy định cưỡng chế, chế tài xử phạt.

Cũng nhìn nhận về điều này, ông Trương Thanh Đức, nguyên Phó Tổng Giám đốc Maritime Bank cho hay, việc giảm sở hữu chéo ngân hàng đã được đưa vào thông tư, tuy nhiên còn thiếu sự đốc thúc gắt gao cũng như dứt khoát phải thực hiện. Và khi không có chế tài xử phạt, khó tránh khỏi các ngân hàng đủng đỉnh chần chừ, thậm chí có trường hợp tăng sở hữu, mua thêm cổ phần trong mấy năm nay.

Tuy nhiên, theo ông Đức, các cơ quan chức năng cũng có những khó khăn nhất định. Việc đưa chế tài xử phạt vào luật không khó, nhưng về khách quan, không phải các ngân hàng cứ muốn bán vốn là bán được. Người mua vốn cũng phải qua thẩm định, xem xét có đủ điều kiện mua hay không, luồng tiền từ đâu... Bản thân sở hữu chéo không có gì rủi ro nếu biết bóc tách, loại trừ, các chỉ tiêu đều đạt mức an toàn và được đặt dưới sự giám sát, khống chế nhất định. Điều nguy hiểm nhất là khi sự việc không được thể hiện trên con số, giấy tờ.

Thông tư 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định: Một ngân hàng thương mại (NHTM) chỉ được nắm giữ cổ phiếu của tối đa không quá hai tổ chức tín dụng (TCTD) khác (trừ trường hợp TCTD khác là công ty con của ngân hàng đó). Đồng thời, lượng cổ phần được nắm giữ tối đa này phải dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD đó (trừ trường hợp TCTD là công ty con của ngân hàng hoặc NHTM tham gia tái cơ cấu, xử lý TCTD yếu kém theo chỉ định của NHNN). Theo lộ trình, các NHTM đang sở hữu cổ phần tại hơn hai tổ chức tín dụng khác hoặc nắm giữ trên 5% vốn cổ phần của các TCTD đó phải tính đến việc thoái vốn trong vòng một năm kể từ khi Thông tư 36 có hiệu lực (ngày 1/2/2015).

 

 

 

Lần đầu tiên Vietcombank có Phó Tổng giám đốc ngoại quốc

Thứ 6, 15/12/2017 | 14:03
Vietcombank cùng lúc bổ nhiệm ba Phó Tổng giám đốc mới là ông Eiji Sasaki (quốc tịch Nhật Bản), bà Phùng Nguyễn Hải Yến và ông Lê Quang Vinh.

Lạ đời: Bỗng dưng gánh khoản nợ 500 triệu đồng từ ngân hàng Vietcombank

Thứ 7, 07/10/2017 | 18:16
Khi đến ngân hàng Maritimebank làm thủ tục vay vốn, anh Vũ Thế V. mới tá hỏa phát hiện mình đang phải gánh khoản nợ 500 triệu đồng từ ngân hàng Vietcombank mặc dù anh chưa từng mở thẻ tín dụng hay vay vốn tại đây.
Cùng tác giả

Cổ phiếu công ty CP Văn hóa Phương Nam bị đưa vào diện kiểm soát

Thứ 2, 19/02/2018 | 13:59
Theo Quyết định của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), CTCP Văn hóa Phương Nam (HoSE: PNC) sẽ vào diện kiểm soát kể từ ngày 27/02/2018.

Cận Tết, 5 vé Jackpot Vietlott "nổ" liên tiếp, tổng tiền thưởng hơn 58 tỷ

Chủ nhật, 11/02/2018 | 10:06
Chỉ trong 10 ngày cận Tết Mậu Tuất, đã có đến 5 tấm vé trúng giải Jackpot 2 với tổng trị giá giải thưởng lên tới hơn 58 tỷ đồng.

“Trùm” Tasco kêu lỗ, BOT không còn là “gà đẻ trứng vàng”

Chủ nhật, 11/02/2018 | 07:00
Theo báo cáo tài chính mới công bố, năm 2017 "ông trùm" BOT Tasco mới chỉ hoàn thành 66% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đã đặt ra.

Đạm Hà Bắc "bứt phá" với số lỗ 600 tỷ đồng

Thứ 7, 10/02/2018 | 08:10
Dù lỗ lớn tới hơn 600 tỷ đồng nhưng năm qua, Đạm Hà Bắc được xem là "bứt phá" khi vẫn “lỗ trong kế hoạch”.

Chậm nộp báo cáo tài chính, 2 công ty của bầu Đức vào diện cảnh báo

Thứ 5, 08/02/2018 | 06:58
Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX) vừa có thông báo gửi công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) lưu ý về việc các doanh nghiệp này chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2 năm liên tiếp. Đây đều là hai doanh nghiệp do ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Cùng chuyên mục

ADB đã cam kết mức tài trợ khí hậu kỷ lục trong năm vừa qua

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:11
Năm 2023, ADB đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu giúp châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Agribank Điện Biên: Đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp giải bài toán vốn

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:00
Agribank chi nhánh Điện Biên đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế dưới vai trò “bà đỡ” về tài chính trên mảnh đất anh hùng này.

Lăng kính chứng khoán 25/4: Tránh mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỉ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái của thị trường.

Phó Tổng Giám đốc Techcombank: Tỉ lệ nợ xấu nằm trong kế hoạch

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:33
Theo Phó Tổng Giám đốc Techcombank Phùng Quang Hưng, ngân hàng chỉ lựa chọn cho vay đối với khách hàng ngành nghề mà mình có sự am hiểu.

Phó Thủ tướng: Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo cung, cầu giá vàng hợp lý

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:57
Liên quan đến giá vàng, nhất là vàng miếng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
     
Nổi bật trong ngày

Phó Thủ tướng: Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo cung, cầu giá vàng hợp lý

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:57
Liên quan đến giá vàng, nhất là vàng miếng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.

Agribank Điện Biên: Đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp giải bài toán vốn

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:00
Agribank chi nhánh Điện Biên đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế dưới vai trò “bà đỡ” về tài chính trên mảnh đất anh hùng này.

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Lăng kính chứng khoán 25/4: Tránh mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỉ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái của thị trường.

ADB đã cam kết mức tài trợ khí hậu kỷ lục trong năm vừa qua

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:11
Năm 2023, ADB đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu giúp châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.