Ngày Trung Quốc chiếm ngôi số 1 của Mỹ còn quá xa vời?

Ngày Trung Quốc chiếm ngôi số 1 của Mỹ còn quá xa vời?

Thứ 3, 28/02/2017 | 20:30
0
Hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế phần lớn được hưởng lợi nhờ phong cách lãnh đạo mạnh mẽ của ông Tập Cận Bình. Ngược lại, quốc gia này vẫn bị đánh giá là yếu về nhiều mặt.

Theo Reuters, hôm 27/2 tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có buổi tiếp Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đang có chuyến thăm Mỹ.

Ông Dương Khiết Trì là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc gặp Tổng thống Trump kể từ khi ông Trump nhậm chức.

Tiêu điểm - Ngày Trung Quốc chiếm ngôi số 1 của Mỹ còn quá xa vời?

Ông Dương Khiết Trì tới Mỹ với mục đích sắp xếp một cuộc gặp mặt giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Một quan chức cấp cao chính phủ Mỹ cho biết cuộc gặp diễn ra khá chóng vánh, chỉ 5-7 phút. Nhưng trước đó ông Dương đã có các cuộc gặp với tân cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster, con rể kiêm cố vấn cấp cao của ông Trump – Jared Kushner và chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon.

Ông Dương được lựa chọn đến Mỹ lần này vì là nhân vật giàu kinh nghiệm ngoại giao. Ông Dương từng là đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, từng làm việc với nhiều nhà ngoại giao Mỹ trong thời gian làm Ngoại trưởng Trung Quốc.

Tại cuộc gặp, hai ông Trump và Dương đã bàn về quan hệ hợp tác song phương. Tổng thống Trump cho biết Mỹ rất coi trọng quan hệ hợp tác với Trung Quốc. Ngoài ra cả hai đã bàn đến việc sắp xếp cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập Cận Bình. Tuy nhiên nguồn tin cho biết ngày gặp chưa được ấn định.

Ngày Trung Quốc thay thế vai trò của Mỹ còn quá xa vời?

Theo SCMP, những cuộc tiếp xúc vài ngày qua cho thấy khả năng cao nhất cuộc gặp đầu tiên giữa 2 nhà lãnh đạo Trung-Mỹ sẽ được diễn ra ở bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Đức vào tháng 7 tới.

Đây sẽ là lần chạm mặt đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo nổi bật hàng đầu thế giới hiện nay – Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong bối cảnh chính quyền mới của Mỹ đang muốn rút bỏ dần vai trò trên sân khấu toàn cầu, trong khi Bắc Kinh đang rất hào hứng trở thành một trong những quốc gia gánh vác trách nhiệm mà Washington để lại.

Gần đây, một cuộc tranh luận sôi nổi đang trở thành tâm điểm chú ý trong giới học giả ở Trung Quốc. Đó là quan điểm về việc liệu đã đến lúc Bắc Kinh nên thay thế Mỹ, nắm trọn vai trò của một quốc gia lãnh đạo toàn cầu hay không. Chủ đề này bắt đầu được thảo luận một cách nghiêm túc hơn kể từ sau bài phát biểu ủng hộ toàn cầu hóa của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Davos hồi đầu năm nay.

Tuy nhiên Giáo sư Dingding Chen, học giả về quan hệ quốc tế tại Đại học Tế Nam cho rằng, cuộc tranh luận về vai trò của Bắc Kinh trên sân khấu thế giới đang đi quá xa. “Thế giới sẽ có nhiều vấn đề cần tới sự lãnh đạo của Trung Quốc, đặc biệt là trong các lĩnh vực phát triển mang tính toàn cầu. Trong thời điểm chính quyền Trump đang cải cách lại chính sách đối ngoại, một cơ hội mới đã mở ra đối với khát khao đứng đầu của Bắc Kinh”, Giáo sư Dingding Chen nói trên The Diplomat.

Tiêu điểm - Ngày Trung Quốc chiếm ngôi số 1 của Mỹ còn quá xa vời? (Hình 2).

Hình ảnh trỗi dậy của Trung Quốc trên trường quốc tế phần lớn dựa vào phong cách lãnh đạo mạnh mẽ của ông Tập Cận Bình. 

Mặc dù vậy cần phải hiểu một cách rõ ràng rằng, gánh trên vai trách nhiệm của một nhà lãnh đạo toàn cầu sẽ mang đến không ít những bất lợi. Điều này đã được chính trường hợp của Mỹ thể hiện rõ trong những thập kỷ gần đây. Một lý do chính lý giải cho chiến thắng của Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 chính là sự thất vọng và mệt mỏi của cử tri khi cảm nhận về sự tham gia quá sâu của Mỹ trong các vấn đề quốc tế.

Ở góc độ lý tưởng nhất, một cường quốc lớn nên có sự cân bằng tinh tế giữa đảm bảo nghĩa vụ quốc tế đồng thời giải quyết tốt nhiệm vụ trong nước. Đối với một đất nước đang phát triển như Trung Quốc, nhiều vấn đề nội bộ vẫn đặt ra sức ép rất lớn với giới lãnh đạo. Do đó Giáo sư Dingding Chen cho rằng để bàn về việc lãnh đạo toàn cầu đối với đất nước của ông lúc này có vẻ quá sớm và không đúng lúc.

Mặt khác, một trật tự toàn cầu ổn định không thể hoạt động tốt nếu thiếu đi một vai trò người dẫn đầu. Nhưng theo một nhận định nổi tiếng của Giáo sư Joseph Nye từ đại học Havard: “Trung Quốc dường như là quá yếu chứ không phải quá mạnh mẽ”, ông cho rằng hình ảnh Trung Quốc trỗi dậy trong vài năm trở lại đây phần lớn là dựa vào sự nổi bật trong cách dẫn dắt đất nước của ông Tập Cận Bình.  Do vậy cần phải nhận thức rằng, việc trao vai trò lãnh đạo cho một đất nước chưa đủ tiềm năng có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.

Cần phải nhớ rằng, dưới sự lãnh đạo của Donald Trump, Mỹ hiện đang tìm cách giảm bớt gánh nặng toàn cầu, trong đó Washington sẽ hạn chế việc cung cấp lợi ích cho những vấn đề tầm vóc như biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo hay toàn cầu hóa thương mại.

Trong khi đó một Trung Quốc còn đang đau đầu với những vấn đề nhức nhối trong nước, sẽ không mặn mà nhận lại trách nhiệm quốc tế từ tay Mỹ. Do vậy Giáo sư Dingding Chen cho rằng, Mỹ - vốn được coi như một siêu cường duy nhất trên thế giới vẫn nên duy trì trách nhiệm của mình đối với quốc tế. còn Trung Quốc - chỉ nên chiếm một phần nhỏ trong đó, bên cạnh việc tích cực tham gia vào các vấn đề toàn cầu thông qua các giải pháp hòa bình và mang tính xây dựng.

Bắc Kinh cũng nên áp dụng một chiến lược làm “an lòng” các nước láng giềng châu Á khi nói đến các tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Tránh việc biến những quốc gia này trở thành quân bài giằng xé giữa trong trò chơi của các nước lớn.

Ngoài ra, vấn đề của Trung Quốc chính là cần phải xóa bỏ tư tưởng cho rằng sự tham gia tích cực hơn trong các vấn đề toàn cầu là một âm mưu của phương Tây để khiến nước này rơi vào mớ rắc rối lộn xộn trong khu vực và tự mình làm suy yếu bản thân.

Theo học giả Dingding Chen, cách suy nghĩ  như vậy của giới lãnh đạo Trung Quốc là không lành mạnh, vì thực tế không có nước nào chối bỏ tầm ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc cũng như từ chối sự giúp sức của nước này trong các vấn đề toàn cầu.

Đọc thêm>>> Tồn tại 'Nhà nước ngầm' ngoài tầm kiểm soát của ông Trump?

Quốc Vinh

Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

"Cá mập ma" với hình dáng kỳ dị được phát hiện ở Thái Lan

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:57
Một loài cá mập với cái đầu đồ sộ, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông vừa được phát hiện ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan.

Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:52
Sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc chủ yếu là vấn đề của Đức, không phải vấn đề của châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Chính phủ “thân phương Tây” thất bại, Bulgaria nguy cơ phải bầu cử sớm

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Quá trình đàm phán chuyển giao quyền lực giữa 2 khối chính trị lớn nhất Bulgaria đã trở thành cuộc tranh cãi mang tính đảng phái về các vấn đề.