Nghi án Lữ Tứ Nương hành thích hoàng đế Ung Chính

Nghi án Lữ Tứ Nương hành thích hoàng đế Ung Chính

Thứ 2, 23/12/2013 | 16:13
0
Ung Chính là vị thứ 5 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, cái chết của Ung Chính, suy cho cùng vẫn là một câu đố bí ẩn mang tính lịch sử bị lớp sương mù bao phủ.

Trong sử sách ghi chép về cái chết của Ung Chính vô cùng đơn giản. Cho nên, từ trước đến nay, sự suy đoán đối với cái chết của ông vẫn tương đối nhiều. Có truyền thuyết cho rằng, ông bị Lữ Tứ Nương hành thích, còn có ý kiến cho rằng, ông bị cung nữ, thái giám thắt cổ chết...

Giả thuyết này cho đến nay vẫn được coi là thịnh hành nhất. Vào năm 1981, các nhà khảo cổ học đã từng khai quật cung điện dưới đất của Ung Chính, nhưng chưa mở quan tài ra thì đã dừng lại. Tuy nhiên, dư luận lúc đó đã truyền nhau rằng, thực chất quan tài đã được mở ra, thi thể Ung Chính vẫn còn nguyên nhưng lại không có đầu.

Tương truyền rằng, Lữ Tứ Nương là con gái của Lữ Lưu Lương, cũng có người nói là con gái của tiến sỹ Lữ Bảo - con trai của Lữ Lưu Lương. Trong vụ án Lữ Lưu Lương, bà đã cùng với mẹ mình và một người nô bộc trốn thoát được, vì để báo thù cho cha ông, đã học võ nghệ, sau đó xâm nhập hoàng cung, giết chết Ung Chính. Vẫn còn có một cách nói khác, đó là sư phụ của bà là một tăng nhân, vốn là kiếm khách của Ung Chính, sau đó vì không cảm thấy vui vẻ với những việc đã làm nên đã bỏ đi, nuôi dưỡng vị đồ đệ này.

Ông Kim Hằng Nguyên cho rằng, những cách nói này đều không có lý. Ung Chính đã trừng trị gia đình họ Lữ, ngoài việc giết chết và chặt đầu, đời cháu của Lữ Lưu Lương đều bị sung quân đến sát miền biên giới làm nô lệ.

Vào đời Càn Long, con cháu của Lữ gia có người mở quán mỳ, tiệm thuốc, có người hành nghề y, sau khi bị nhà Thanh phát hiện, liền thay đổi cho đi sung quân đến Hắc Long Giang làm nô lệ, sau đó sống ở Tề Tế Cáp Nhĩ. Hậu duệ của nhà họ Lữ đều còn sống, nhưng bị quản chế nghiêm ngặt, không thể hoạt động tự do, đương nhiên càng không thể báo thù cho cha ông.

Ba người chủ tớ Lữ Tứ Nương trốn thoát là điều không thể, khi đó tổng đốc Chiết Giang Lý Vệ là người xử lý việc này, ông nổi tiếng nhờ vào sở trường chuyên truy bắt trộm cắp, phụng mệnh chuyên quản lý các vụ trộm cắp ở Giang Tô.

Nếu con cháu của Lữ Lưu Lương có trốn thoát được thì Lý Vệ đương nhiên cũng có khả năng để bắt về quy án. Hơn nữa, ông từng viết một bức hoành phi cho nhà họ Lữ, sau khi vụ án Lữ gia xảy ra, Ung Chính không hề trách mắng ông, trong lòng ông vẫn còn có chút e sợ, hạ quyết tâm xử lý những người có liên quan, hoàn toàn không để cho con cháu của thủ phạm trốn thoát.

Còn một cách nói khác cho rằng, vào năm thứ chín đời vua Ung Chính, cung nữ và thái giám Ngô Thủ Nghĩa, Hoắc Thành nhân lúc Ung Chính ngủ say dã dùng dây thắt cổ, tắt thở, sau khi dùng thuốc của thái y Trương Mỗ thì khỏi...

Trước khi Càn Long chính thức đăng cơ, ông đã vội vàng truyền dụ cho trục xuất các đạo sỹ trong cung. Do đó có thể thấy rằng, cái chết của Ung Chính có sự liên quan vô cùng mật thiết với các đạo sỹ, bởi vì Càn Long biết rất rõ về sự độc hại của đan dược, mới đặt ra việc lập tức ban hành trục xuất các đạo sĩ ra khỏi cung lên hàng đầu so với nhiều việc quốc sự.

Luật nay: Phải căn cứ vào quy trình giải quyết một vụ án hình sự để tìm ra hung thủ thật

Hiện nay, cái chết của Ung Chính vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Ai là người giết Ung Chính? Câu hỏi đó chưa có lời giải đáp. Thời đó, vụ án đã rơi vào bế tắc. Họ không đưa ra được bằng chứng để khép một người trong diện tình nghi vào tội giết Ung Chính.

Giả sử vụ án đó xảy ra vào thời nay thì liệu hung thủ của vụ án có được làm rõ?

Trước hết, muốn tìm ra hung thủ thật sự của vụ án thì cơ quan chức năng phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự (Điều 100 BLTTHS). Theo đó, Điều 104 BLTTHS quy định về việc quyết định khởi tố vụ án hình sự: Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Thủ trưởng đơn vị Bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an Nhân dân, Quân đội Nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp quy định tại Điều 111 của Bộ luật này.

Đồng thời, Điều 105 BLTTHS có quy định về việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại: Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật Hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất...

Căn cứ vào quá trình điều kiện khởi tố một vụ án hình sự và việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại (thân nhân người bị hại -PV) thì vụ án sẽ được làm rõ trong quá trình điều tra xét án. Hung thủ giết hại Ung Chính sẽ lộ diện thật sự và phải chịu mức án cao nhất theo quy định Điều 93 BLHS ngày nay về tội Giết người.                                  

Tường Linh

Đức Phật: Vị Hoàng đế trong y phục một người ăn xin

Thứ 5, 14/11/2013 | 14:18
"Nếu bạn muốn thấy người cao quý nhất của loài người, bạn hãy nhìn vị Hoàng đế trong y phục một người ăn xin. Chính là Phật đó. Siêu phàm thánh tính của Ngài thật vĩ đại giữa con người."

Hoàng đế loạn luân cướp sạch phi tần của bố

Chủ nhật, 03/11/2013 | 12:05
Bắt giam cha ruột vào ngục tối để trả thù, cưỡng đoạt toàn bộ phi tần của cha làm vợ, giết luôn cả hai cha con người anh trai máu mủ, có lẽ, trong lịch sử, không có đứa con nào có thể tàn bạo, bất chấp luân lý như Lưu Thủ Quang…

Thực hư lời nguyền ghê rợn của hoàng đế Tamerlane

Thứ 2, 16/09/2013 | 10:19
Tại một vùng hẻo lánh ở Uzbekistan có công trình kiến trúc cổ được dân địa phương gọi là đồng hồ trần thế, mỗi năm tự rơi một viên gạch.

Vì sao xác Hoàng đế Ung Chính lại không có đầu?

Thứ 4, 17/07/2013 | 15:58
Không thể phủ nhận, Ung Chính là một trong số ít những hoàng đế có thể xếp vào loại sáng suốt và cứng rắn bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Mặc dù chỉ tại vị mười mấy năm, song một số việc làm của Ung Chính lại có ảnh hưởng tới tới toàn bộ tiến trình lịch sử Trung Quốc. Cũng do là người cứng rắn thành ra Ung Chính khi còn sống đã có không ít kẻ thù.

Bệnh lý tình dục của hoàng đế Đại Việt trong 3 chính sử

Thứ 7, 29/06/2013 | 21:14
Những bộ sử vĩ đại của Việt Nam hiện còn và đang được lưu hành là Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục và Đại Việt Sử Ký Tiền Biên đều có ghi lại câu chuyện Hoàng đế Trần Dụ Tông mắc bệnh liệt dương.

Hoàng đế Ung Chính đã cướp đoạt ngôi báu thế nào?

Thứ 7, 29/06/2013 | 09:55
Một người kế thừa lý tưởng trong mắt Khang Hy là một người như thế nào thì Khang Hy không nói rõ. Tuy nhiên, thông qua thái độ yêu ghét của Khang Hy với những người anh em của mình, Tứ A Ka Dận Chân đã phần nào biết được tâm tư của phụ hoàng và cũng hiểu rằng, mình nên làm thế nào để trở thành người chiến thắng cuối cùng…

Đức Phật: Vị Hoàng đế trong y phục một người ăn xin

Thứ 5, 14/11/2013 | 14:18
"Nếu bạn muốn thấy người cao quý nhất của loài người, bạn hãy nhìn vị Hoàng đế trong y phục một người ăn xin. Chính là Phật đó. Siêu phàm thánh tính của Ngài thật vĩ đại giữa con người."

Hoàng đế loạn luân cướp sạch phi tần của bố

Chủ nhật, 03/11/2013 | 12:05
Bắt giam cha ruột vào ngục tối để trả thù, cưỡng đoạt toàn bộ phi tần của cha làm vợ, giết luôn cả hai cha con người anh trai máu mủ, có lẽ, trong lịch sử, không có đứa con nào có thể tàn bạo, bất chấp luân lý như Lưu Thủ Quang…

Thực hư lời nguyền ghê rợn của hoàng đế Tamerlane

Thứ 2, 16/09/2013 | 10:19
Tại một vùng hẻo lánh ở Uzbekistan có công trình kiến trúc cổ được dân địa phương gọi là đồng hồ trần thế, mỗi năm tự rơi một viên gạch.

Vì sao xác Hoàng đế Ung Chính lại không có đầu?

Thứ 4, 17/07/2013 | 15:58
Không thể phủ nhận, Ung Chính là một trong số ít những hoàng đế có thể xếp vào loại sáng suốt và cứng rắn bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Mặc dù chỉ tại vị mười mấy năm, song một số việc làm của Ung Chính lại có ảnh hưởng tới tới toàn bộ tiến trình lịch sử Trung Quốc. Cũng do là người cứng rắn thành ra Ung Chính khi còn sống đã có không ít kẻ thù.

Bệnh lý tình dục của hoàng đế Đại Việt trong 3 chính sử

Thứ 7, 29/06/2013 | 21:14
Những bộ sử vĩ đại của Việt Nam hiện còn và đang được lưu hành là Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục và Đại Việt Sử Ký Tiền Biên đều có ghi lại câu chuyện Hoàng đế Trần Dụ Tông mắc bệnh liệt dương.

Hoàng đế Ung Chính đã cướp đoạt ngôi báu thế nào?

Thứ 7, 29/06/2013 | 09:55
Một người kế thừa lý tưởng trong mắt Khang Hy là một người như thế nào thì Khang Hy không nói rõ. Tuy nhiên, thông qua thái độ yêu ghét của Khang Hy với những người anh em của mình, Tứ A Ka Dận Chân đã phần nào biết được tâm tư của phụ hoàng và cũng hiểu rằng, mình nên làm thế nào để trở thành người chiến thắng cuối cùng…