Nghĩ về 'ăn chay, nói mặn'

Nghĩ về 'ăn chay, nói mặn'

Thứ 5, 05/09/2013 | 15:43
0
Khi gặp chuyện gì, chúng ta lại nổi sân, nói năng thiếu dễ thương hoặc xảo ngôn, thì chẳng khác nào là người "ăn chay, nói mặn" mà thôi.

Tôi nhớ trong nhiều lần đi công tác, tôi phải tiếp xúc nhiều đệ tử của đức Phật mà đệ tử của Ngài có nhiều nhóm người khác nhau.

Trong đó có nhóm người mà người viết tạm gọi là "ăn chay, nói mặn". Vì sao lại vậy? Bởi nhóm người đó, tự nhận mình là đệ tử của đức Phật, là ăn chay theo kỳ, ăn chay trường, sống thanh tịnh, hiền hòa nhưng trong hoàn cảnh nào đó, đôi lúc họ nói năng lại không có ái ngữ, cách hành xử không từ ái. Họ thường tỏ thái độ nổi sân, nổi hận, hoặc ăn nói xảo ngôn, hành động không khiêm nhường...khiến cho người tiếp nhận hoặc người ở bên cạnh phải tổn thương, hoặc ngao ngán trước cách hành xử như thế.

Thiền++ - Nghĩ về 'ăn chay, nói mặn'

Ảnh minh họa

Có lần, tôi chứng kiến trong khi đạo tràng đang lễ Phật, có một người do không có áo tràng nên đã bị người phía sau cau có, quát mắng "đuổi" ra xuống dưới, tỏ ra phiền giận.

Hay trong các phật sự, thường những người tác nghiệp báo chí cũng vậy, trong lúc tác nghiệp không thể đứng yên một chỗ để chụp ảnh, quay phim. Nhưng khi di chuyển đi lại, nhiều phật tử không hài lòng nên đã buông ra những lời "nói mặn" khó nghe.

Hoặc trên các trang mạng cũng vậy, nhiều khi tác giả bài viết lại có những lời lẽ "mạt sát' nhau, lỗi lầm của một cá nhân nhưng viết quy chụp biến thành lỗi của tập thể, điều này khiến cho người đọc cảm thấy không được nuôi dưỡng, mà ngược lại.

Vậy chẳng khác nào là "ăn chay, nói mặn" sao?!

Như chúng ta biết, theo đạo Phật ái ngữ là lời nói đáng yêu quý, là những lời nói từ bi, hòa ái, có nghĩa, có tình. Lời nói nhu hòa có tính chất xây dựng, nó giúp ta dễ dàng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, góp phần tạo dựng nền tảng cho sự thành công trong cuộc sống.

Trong môi trường sinh hoạt cộng đồng Phật giáo, người ta thường áp dụng pháp môn "Ái ngữ và lắng nghe” để hành xử với nhau và giao tiếp với nhau.

Chính vì vậy mà tránh được phiền não, sân si. Khi cần phải nói với nhau chúng ta cần phải “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, với tâm niệm rằng: Khi trong tâm mình đang có sự bực bội thì không nên thốt ra một lời nào. Bởi vì khi giận, ta thường khó kiểm soát được lời nói của mình cho nên khó thốt ra bằng ái ngữ được.

Do vậy ta chỉ nên nói khi nào cảm thấy trong tâm thực sự bình an.

Còn trong cuộc sống hàng ngày, ai chẳng mắc phải lầm lỗi. Nếu người phạm lỗi, nhận được sự bao dung, cảm thông từ những người xung quanh thì khả năng tiếp nhận và chuyển hoá trong họ diễn ra rất nhanh.
Hiểu được như vậy chúng ta không còn trách móc, buộc tội hay đay nghiến. Bởi vì hành xử như vậy chẳng những không mang lại lợi ích gì cho mình và cho người phạm lỗi mà còn tạo thêm nhiều oán giận, khổ đau và chia ly.

Chỉ có lời nói bao dung, nhân ái mới chuyển hoá được lỗi lầm của người khác, mang lại không khí hoà thuận giữa ta với những người xung quanh. Chứ đừng nên "giận quá mất khôn"

Vì vậy, mỗi người đệ tử của đức Phật, chúng ta nên thực tập pháp môn "Ái ngữ và lắng nghe", bởi đây là chìa khóa của sự an lạc. Còn nếu không, khi gặp chuyện gì, chúng ta lại nổi sân, nói năng thiếu dễ thương hoặc xảo ngôn, thì chẳng khác nào là người "ăn chay, nói mặn" mà thôi.

Theo Phật giáo Việt Nam

'Thiền để lắng cặn bã trong tâm xuống'

Chủ nhật, 01/09/2013 | 08:18
Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền?

Tình yêu là một công án thiền lớn nhất

Thứ 5, 05/09/2013 | 10:46
Tình yêu là tự do duy nhất khỏi sự ràng buộc. Một khi bạn yêu tất cả, bạn sẽ xả ly, không bám víu trói buộc vào bất cứ một cái gì.

Cách thiền để vượt qua sợ hãi, đau khổ và tội lỗi

Thứ 4, 28/08/2013 | 13:48
Tất cả những cảm giác mà chúng ta đã dồn nén từ năm này sang năm khác bị đẩy lên cao, tràn ra ngoài, lên trên và chung quanh mình, bao lấy chúng ta như một quả khinh khí cầu, và không cho chúng ta có không gian để thở. Chúng ta cảm thấy đau xót, cô đơn và sợ hãi.

Cho người độc thân: 8 tư tưởng thiền cần quán triệt

Thứ 2, 26/08/2013 | 10:59
Đã nhiều lần bạn tự hỏi vì sao một chuyện tưởng như đơn giản, rằng: “chàng gặp nàng, yêu nhau và đám cưới” lại trở nên phức tạp như vậy? Phức tạp hay không đôi khi không chỉ tại thiên mà còn tại nhân nữa.

Tình yêu - tình dục - thiền định

Thứ 2, 26/08/2013 | 15:01
Trước tiên hãy thiền định, vì đó là cách tốt nhất để hướng đến trung tâm điểm gần nhất trong tâm hồn bạn. Nhưng đừng bao giờ dừng lại ở đó. Thiền định cần phải thăng hoa và phát triển thành tình yêu.

Thiền nguyện giúp con người xóa bỏ hận thù

Thứ 5, 22/08/2013 | 10:32
Thiền nguyện là nhịp cầu - phương tiện để người thực hành bước vào thế giới vườn tâm của chính mình, từ đó mới có thể chăm sóc những hạt giống từ bi và tỉnh thức, để khi cây cối ấy phát triển, nở hoa trong đời sống này bằng các tư duy, lời nói và hành động mang lại nhiều lợi lạc cho tự thân, cho tha nhân và môi trường sống.

Thiền sư Nhất Hạnh: 'Thân thể ta cũng như tâm hồn ta vậy'

Thứ 5, 15/08/2013 | 17:18
Phật giáo quan niệm như thế nào về tình dục trong tình yêu? Không phải ngẫu nhiên mà vị thiền sư Nhất Hạnh bắt đầu vấn đề này bằng cách bàn về “thân tâm” trong truyền thống văn hoá Á Đông.

Tâm thiền và tâm bãi phân trâu

Thứ 5, 15/08/2013 | 02:00
Trong lúc đi truyền đạo tại một làng nọ, một vị thiền sư gặp một vị học gia. Vị học gia là người có học vị rất cao và cũng có địa vị cao trong làng.