Nghịch cảnh hàng trăm trường ở tỉnh nghèo bị bỏ hoang

Nghịch cảnh hàng trăm trường ở tỉnh nghèo bị bỏ hoang

Hồ Hải Nam
Thứ 2, 23/10/2017 | 18:46
0
Những phòng học mới xây khang trang còn thơm mùi nước sơn ngày nào nay cỏ mọc um tùm, nứt nẻ xuống cấp.

Trường học thành… nơi chăn bò

Năm 2005, tỉnh Gia Lai tiến hành triển khai dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ nguồn vốn ngân sách, 1.005 phòng học kiên cố cùng nhà giáo viên, công trình vệ sinh được xây dựng tại 430 điểm trường trên địa bàn 10 huyện với tổng kinh phí hơn 90 tỷ đồng. Đến nay, sau hơn 10 năm triển khai, ở nhiều điểm trường, phòng học vẫn không được đưa vào hoạt động. Cơ sở vật chất hạ tầng xuống cấp nhanh chóng.  

Ngay trên địa bàn TP.Pleiku, nhiều điểm trường cũng rơi vào tình trạng trên vì thiếu vắng học sinh. Điểm trường tiểu học Nay Der ở làng O Xơr (xã Ia Kênh, TP.Pleiku) nằm cách trung tâm TP.Pleiku chưđầy 10km cũng đang bị bỏ hoang nhiều năm nay vì không có học sinh. Nhìn từ bên ngoài, ngôi trường được xây dựng từ năm 2001 vẫn giữ được vẻ khang trang, hiện đại. Thế nhưng, vào bên trong, khu vực hành lang, cầu thang... vô cùng nhếch nhác, xuống cấp nghiêm trọng. 

Giáo dục - Nghịch cảnh hàng trăm trường ở tỉnh nghèo bị bỏ hoang

Điểm trường bị bỏ hoang vì không có học sinh theo học

Dọc các hành lang, bùn đất vương vãi khắp nơi. Nơđây, trừ các phòng học với bàn ghế, bảng đen còn khá mới do có khóa bảo vệ, còn lại không ai có thể hình dung khu vực này từng đón nhận hàng trăm em học sinh trong mùa khai giảng trước đây. Theo các thầy cô trong ban Giám hiệu nhà trường, nguyên nhân các phòng học bị bỏ hoang sau gần chục năm sử dụng là do không có học sinh để tổ chức lớp học.

Cũng giống như điểm trường tiểu học Nay Der, toàn bộ các phòng học của điểm trường tiểu học tại thôn 3, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh) cũng “cửa đóng then cài”. Hàng rào bằng dây thép gai bao kín xung quanh trường. Trong khuôn viên trường, cỏ mọc um tùm. Ba phòng học được khóa trái, mái ngói bị tốc, cửa kính vỡ nát, bên trong phòng học, phân bò rải rác khắp nền nhà. Ngôi trường trông chẳng khác gì khu nhà hoang.

Ông Nguyễn Trọng Ngoạn, Hiệu trưởng trường tiểu học thị trấn Phú Hòa phân bua: “Năm 2016-2017, điểm trường này chỉ huy động được 9 học sinh vào lớp 1. Không đủ học sinh để mở lớp nên các em chuyển về trường chính học. Sau đóđiểm trường này được dùng để mở một lớp mầm non. Năm học 2017-2018, chỉ có 3 học sinh lớp 1, không đủ để mở lớp, cũng không thể dùng làm trường mầm non nên phải đóng cửa”. Cũng theo thầy Ngoạn, điểm trường này đã được xây dựng từ rất lâu.

Tương tự, trường tiểu học Lê Quý Đôn, phân hiệu Linh Nham (xã Đắk Djrăng, huyện Mang Yang) cũng nằm trong cảnh tượng hoang tàn, rách nát. Cỏ dại mọc khắp khuôn viên trường, che kín các lối vào phòng học. Phân hiệu này có tổng cộng 4 phòng học, trong đó 2 phòng được khóa kín cửa, đa số bàn ghế đều đã được đưđi nơi khác. Một số bàn ghế vứt lại đã bị mục nát, hư hỏng hoàn toàn. Nền và trần phòng học đều bị xuống cấp nghiêm trọng. Một người dân địa phương cho biết, phân hiệu này đã được xây dựng cách đây nhiều năm nhưng mới bỏ hoang khoảng 3 năm nay. 

Giáo dục - Nghịch cảnh hàng trăm trường ở tỉnh nghèo bị bỏ hoang (Hình 2).

Những phòng học xuống cấp trầm trọng.

Cùng chung hoàn cảnh, hầu hết các phòng trường tiểu học Ayun 2 phân hiệu Nhơn Bông (xã Ayun, huyện Mang Yang) cũng bị hư hỏng nặng, nhiều cửa sổ phòng học bị vỡ nát. Nền lớp học bị xới tung, trần phòng học bị mối mọt đục khoét, sụt xuống. Do không có học sinh nên từ nhiều năm nay, sân trường trở thành nơi tập kết vật liệu xây dựng, làm nhà để xe, nơi chăn bò, bãi tập kết rác,... của người dân sinh sống trong khu vực. 

Tỉ lệ sinh giảm nên trẻ đến lớp giảm

Ngoài những điểm trường trên, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn hàng trăđiểm trường khác đang bị bỏ hoang do không có học sinh đến học. Cô Hồ Thị Thảo, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Chư Păh cho biết: “Phần lớn phòng học đang bị bỏ hoang là những điểm trường được xây dựng từ lâu theo dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các thôn, làng. Hiện nay, do chính sách dân số, cộng với nhận thức người dân từng bước được nâng cao nên người dân, nhất là bà con dân tộc ít người không còn sinh nhiều, sinh dày như trước đây nữa. Tỉ lệ sinh giảm khiến lượng trẻ em đến lớp giảm đáng kể. Do đó, một số điểm trường trên địa bàn huyện phải đóng cửa vì không có học sinh đến học”. 

Theo thầy Bùi Quang Tạo, Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính, sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai, nguyên nhân một số điểm trường bỏ hoang, không sử dụng là do trước đâđể thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục, Nhà nước đầu tư xây dựng trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi để học sinh dễ dàng đến lớp. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế phát triển, giao thông phát triển nên số lượng học sinh học tại các điểm trường có xu hướng giảm dần. Bên cạnh đó, tại các điểm trường chính được đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn, quy mô được mở rộng nên hầu hết phụ huynh đều muốn đưa con tới trường trung tâm để có điều kiện học tập tốt hơn.

Về hướng xử lý các phòng học này, thầy Tạo cho biết: “Hiện, phòng GD&ĐT các huyện đã xin phép thanh lý (phá bỏ) 44 phòng học đã hết niên hạn sử dụng. 117 phòng bàn giao cho chính quyền địa phương để tổ chức các hoạt động phù hợp. Số còn lại sẽ tiến hành tu sửa để làm phòng học mầm non”. “Sở GD&ĐT sẽ phối hợp với các địa phương để chỉ đạo các phòng GD&ĐT huyện tham mưu, đề xuất quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trong thời gian tới”, thầy Tạo nói.

Nghiên cứu phương án tái tạo, sử dụng hiệu quả

Trao đổi với PV, đại diện sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai cho biết, trên địa bàn tỉnh có 245 phòng học bị bỏ hoang. Trong đó, những huyện có số lượng phòng học bỏ hoang nhiều nhất là huyện Kbang (81 phòng); huyện Ia Păh (34 phòng); huyện Đức Cơ (28 phòng); huyện Chư Păh (23 phòng). Hiện tại, Sở đang xem xét các phương án để tái tạo, sử dụng có hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí tiền của Nhà nước.

Hiệu trưởng và học sinh bị phụ huynh đánh nhập viện vì... tin đồn

Chủ nhật, 22/10/2017 | 09:21
Nghĩ con trai bị bạn đánh gãy tay, Hiền kéo thêm người tới trường, đánh một học sinh lớp 4 và thầy Hiệu trưởng trường tiểu học Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An nhập viện cấp cứu.

Chương trình Giáo dục phổ thông mới: Thách thức ở nơi học sinh lớp 10 chưa thạo tiếng Việt

Thứ 5, 19/10/2017 | 16:10
Thầy giáo Lê Văn Dậu (tỉnh Gia Lai) cho rằng, chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể sẽ gặp khó khăn khi áp dụng tại địa phương này. Bởi lẽ, nơi đây nhiều học sinh bước vào cấp 3 nhưng chưa thành thạo tiếng Việt.

Gia Lai: Trường học tiền tỷ bị bỏ hoang trách nhiệm thuộc ai?

Thứ 7, 12/09/2015 | 17:15
Liên quan đến sự việc trường tiểu học được xây dựng khang trang bị bỏ hoang lãng phí ngân sách nhà nước, Sở (GDĐT tỉnh Gia Lai) - trách nhiệm chính thuộc về Phòng GDĐT và UBND huyện Chư Păh.
Cùng tác giả

Kon Tum: Đề nghị xử lý 15 cán bộ vụ hơn 25ha rừng bị chết úng

Thứ 4, 17/04/2024 | 20:55
Việc tích nước lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum làm hơn 25ha rừng bị chết, 15 cán bộ bị đề nghị xử lý trách nhiệm.

Kon Tum: Xe tải lao vào mương thoát nước 2 người tử vong

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:14
Chiếc xe tải chở hàng đang lưu thông trên đèo Lò Xo, bất ngờ lao vào mương thoát nước bên đường khiến 2 người tử vong tại chỗ.

Ngược núi “săn” ươi bay

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:00
Đan xen trong những tán rừng xanh, những cây ươi đỏ rực, vươn cao chót vót báo hiệu một mùa ươi lại đến. Dưới tán rừng, người dân hóng theo từng cơn gió để nhặt ươi.

Kon Tum: Khởi tố 5 đối tượng phá rừng tại huyện Đăk Hà

Thứ 6, 12/04/2024 | 16:36
Sau quá trình điều tra, cơ quan chức năng huyện Đăk Hà quyết định khởi tố và bắt tạm giam 5 đối tượng liên quan vụ phá rừng.

Gia Lai: Một học sinh nhảy từ tầng 3 xuống đất bị thương

Thứ 6, 12/04/2024 | 12:56
Một học sinh lớp 6 bất ngờ nhảy từ tầng 3 xuống đất, hậu quả khiến em bị gãy tay, gãy chân.
Cùng chuyên mục

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.

Sân chơi bổ ích cho các em học sinh đam mê tìm hiểu pháp luật

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:56
Thông qua cuộc thi mang đến những góc nhìn đa dạng, hấp dẫn, giúp sinh học sinh được thử sức và trải nghiệm với ngành luật và giải quyết vấn đề thực tiễn.

Tuyển sinh 2024: Chi tiết các mốc thời gian tuyển sinh đại học, cao đẳng

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:29
Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024, với chi tiết các mốc thời gian xét tuyển.

Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:02
Năm học 2024-2025, 127 trường THPT công lập và công lập tự chủ tuyển mới 1.742 lớp và 77.250 học sinh

Hà Nội: Khoảng 61% học sinh được tuyển vào lớp 10 công lập

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:19
Các trường THPT tại Hà Nội sẽ tuyển 100% học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 năm học 2024 - 2025, trong đó khoảng 61% được tuyển vào lớp 10 các trường công lập.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 17/4: Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học năm 2024

Thứ 4, 17/04/2024 | 05:45
Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học năm 2024; Xe tải lao vào mương thoát nước 2 người tử vong...

Dự báo thời tiết ngày 18/4/2024: Gia tăng nắng nóng ở khu vực nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (18/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Rủ nhau đi tắm biển, hai học sinh đuối nước thương tâm

Thứ 4, 17/04/2024 | 12:28
Hai học sinh lớp 5 ở Quảng Ngãi bị đuối nước trong lúc tắm biển, trong đó 1 cháu đã tử vong, 1 cháu đang cấp cứu tại bệnh viện.

Bản tin 18/4: Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 – 1/5 của học sinh cả nước; Thiếu niên ở Đồng Nai tử vong do sốt xuất huyết...

Dự báo thời tiết ngày 17/4/2024: Thời tiết hôm nay nắng hay mưa?

Thứ 4, 17/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (17/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.