'Nghìn người đánh chết 'cẩu tặc'' dưới góc nhìn của TS Đinh Đoàn

'Nghìn người đánh chết 'cẩu tặc'' dưới góc nhìn của TS Đinh Đoàn

Thứ 3, 18/06/2013 | 14:08
0
Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Đinh Đoàn, “Ở đây là họ đang giải quyết với nhau bằng “luật rừng”. Người ta đã phải sử dụng đến “luật rừng” có nghĩa lúc này “luật thật” áp dụng ở trường hợp này còn quá yếu…”

Mới đây, tại huyện Yên Thành, Nghệ An xảy ra sự việc hai anh em rủ nhau đi ăn trộm chó bị phát hiện, một trong hai người đã bị dân ở đây đánh chết. Câu chuyện trên đang gây tranh cãi trong dư luận, nhiều quan điểm trái chiều đưa ra, người thì bức xúc cho rằng "như thế mới chừa", người thì thấy xót xa cho số phận của hai anh em trộm chó.

Xã hội - 'Nghìn người đánh chết 'cẩu tặc'' dưới góc nhìn của TS Đinh Đoàn
Thảm kịch sáng ngày 10/6 (ảnh đối tượng Nguyễn Trọng Minh bị người dân đánh trọng thương và sáng ngày 10/6 tại xóm 3, xã Tân Thành)

Chuyện đi trộm chó bị đánh chết không chỉ mới có ở Nghệ An mà có lẽ đã từng xảy ra nhiều ở một số vùng quê nào đó. Tuy nhiên, những sự việc như vậy chưa được báo chí thông tin rộng rãi như lần này. Hơn nữa, việc người dân ở địa phương “ra đòn” rất nặng tay mỗi khi bắt được trộm chó, về phía lực lượng chức năng thường cũng có phần “bối rối” bởi “chẳng lẽ không bênh người dân mà lại đi bênh thằng trộm chó”.

“Mạng chó có to hơn mạng tên trộm chó”? là câu hỏi nghe thật đau lòng mà nhiều người đặt ra sau sự việc ở Nghệ An. Để có cái nhìn đa chiều xung quanh câu chuyện thương tâm và có phần đáng trách này, PV báo Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với chuyên gia tư vấn tâm lý TS Đinh Đoàn.

Xã hội - 'Nghìn người đánh chết 'cẩu tặc'' dưới góc nhìn của TS Đinh Đoàn (Hình 2).
Chuyên gia tư vấn tâm lý Đinh Đoàn của Đài tiếng nói Việt Nam (bên trái)

PV: Thưa chuyên gia, vừa qua dư luận trong cả nước xôn xao vụ việc hai anh em ruột ở Nghệ An đi trộm chó và bị người dân bắt được, một trong hai người đã bị hàng nghìn người dân ở đây đánh chết. Con chó chỉ là một tài sản trong nhà, cũng giống như tivi, xe máy…tuy nhiên người dân lại ra tay nặng hơn rất nhiều so với những kẻ ăn trộm các tài sản khác. Theo chuyên gia, nguyên nhân sâu xa trong chuyện này là như thế nào?

Chuyên gia tư vấn tâm lý Đinh Đoàn: Việc trộm chó thời gian gần đây khá phổ biến, trong khi đó trộm mèo hay trộm lợn ít hơn. Đặc biệt những vụ liên quan đến trộm chó ngày càng diễn ra với 

Việc những tên trộm chó này liên tục "gây án" đã khiến người dân cảm thấy uất ức, căm phẫn với “chó tặc, cẩu tặc” cho dù có khi chính nhà mình không bị mất chó. Nhiều việc xấu vì được báo chí nói nhiều, bàn tán như một sự khích lệ. Nghe tin, nhiều người cũng bức xúc, ngồi “chém gió”, bắt được thằng đó cứ phải chặt chân, xẻo tai…

Nguyên nhân thứ hai, người dân nuôi cả năm mới được một con chó, nó là một tài sản trong gia đình. Người ta hay nói là “của đau con xót” nên đúng là có uất ức thật.

Thứ 3, quan trọng hơn cả là do pháp luật chưa làm tốt được việc này nên việc người dân đánh chết người đi trộm chó là sự tự phát bất đắc dĩ. Người ta nghĩ, chẳng lẽ cứ để cho nó lộng hành, nay bắt chó ngày mai bắt trâu bò rồi xa hơn là bắt cóc người…nên bất đắc dĩ người ta mới làm thế. Nếu pháp luật và các cơ quan thi hành pháp luật ở địa phương làm đến nơi đến chốn, nghiêm khắc, chắc chuyện này sẽ không xảy ra.

Thêm nữa, ở đây có vai trò rất quan trọng của tâm lý đám đông kích động. Một người đang rất hiền lành, đứng ở trong đám đông mà thấy đám đông đó cứ hò hét thì mình cũng mắc chứng rồ lên. Ví dụ như có những cổ động viên ở nhà xem bóng đá rất hiền nhưng khi ra sân thấy người này hô mình cũng nhảy cẫng lên, nhiều lúc tưởng chừng như mình không còn là mình nữa. 

Tâm lí đám đông là sức mạnh rất kinh khủng. Nhiều khi tan đám đông mới thấy người tham gia đánh hôi lúc đó lại quay ra hỏi ai nhỉ? nó ăn trộm cái gì…?

Như vậy là không cần biết lí do là gì, cứ thấy hàng xóm láng giềng chạy rầm rập đánh là mình cũng lao vào đấm đá.

Lí do nữa, con người bây giờ có quá nhiều nỗi bức xúc nên đôi khi dẫn tới việc “giận cá chém thớt”. Bực thì không đánh được ai, nhân tiện có thằng “cẩu tặc” này làm cái “thớt” để cho người ta trút những nỗi bức xúc đó.

Bởi vậy nên những vụ ăn trộm, ăn cắp, gây tại nạn giao thông, kẻ gây ra việc đó bao giờ cũng rất khôn ngoan là đầu tiên tìm cách là thoát thân ra khỏi đám đông, sau đó nấp vào cơ quan công an để cho đám đông này dịu đi, tan ra rồi mới tính tiếp. Có những anh chỉ vô tình xô phải xe của một người nào đó, người xunh quanh nhìn thấy thương tâm quá cũng lao vào trút giận nên anh này, trong khi anh ta cũng chỉ vô tình.  

Xã hội - 'Nghìn người đánh chết 'cẩu tặc'' dưới góc nhìn của TS Đinh Đoàn (Hình 3).
Nỗi bức xúc của người dân với hai tên cẩu tặc đã được ấp ủ tử lâu nên khi lực lượng chức năng đến giải cứu 2 tên cẩu tặc đã bị người dân phản đối, chặn xe

PV: Việc trộm chó bị đánh chết cũng không phải là chuyện mới mẻ gì, đặc biệt ở các làng quê. Tuy nhiên trong những vụ việc như vậy, khi cơ quan công an vào điều tra thường làm cho có chứ không nghiêm. Có lẽ họ cho rằng “không bênh người dân lại đi bênh thằng trộm chó”, chuyên gia nhìn nhận như thế nào về quan điểm trên?

Chuyên gia tư vấn tâm lý Đinh Đoàn: Ở đây tách ra làm hai tội. Một là cái anh đi trộm chó mắc tội trộm cắp tài sản. Còn người túm vào đánh anh đi trộm chó dẫn đến chết là tội giết người. Như vậy cách giải quyết là “lấy công bù tội”. 

Nếu đưa ra pháp luật thì đây rõ ràng là hai tội khác nhau. Kẻ đi trộm chó chỉ mắc tội trộm cắp tài sản công dân, nếu anh ta còn sống, xử lí có thể cũng chỉ xử phạt hành chính hoặc nặng lắm cũng ngồi tù vài tháng.

Còn người chủ nhà hay đám đông đã đánh anh trộm chó kia là tội hình sự. Không nói đến việc đánh chết, chỉ cần đánh anh kia gãy tay, gãy chân, sau đó anh trộm chó này đi giám định sức khỏe…thì những người đã đánh anh trộm chó mắc tội hình sự, có thể ngồi tù vài năm vì gây thương tích trầm trọng hoặc hành hung người quá mức độ cần thiết.

PV: Thưa chuyên gia, câu chuyện trộm chó bị đánh chết ở Nghệ An đang gây nhiều tranh cãi và dư luận cũng đưa ra nhiều quan điểm trái chiều. Không ít người dân đang bức xúc, khi được hỏi tới thì cho rằng, trong những việc như vậy nên “giữ mạng chó, bỏ mạng người”. Chuyên gia nhận định ra sao về quan điểm này?

Chuyên gia tư vấn tâm lý Đinh Đoàn: Mình là người ngoài cuộc nên không thể nói là con chó nó không là cái gì, mạng người mới là quý. Còn đối với người trong cuộc, dù con chó có khi cũng chỉ đáng giá mấy trăm nghìn nhưng nó là của người ta. Trong khí đó, người đi ăn trộm từ trước đến giờ chưa ở đâu được người ta tính là mạng, họ coi kẻ đó không phải là người bình thường mà được gọi là loại, loại thế này, loại thế kia…

Giờ một người dân đang đi đường mà mang ra so sánh “anh này không bằng con chó”, không ai so sánh như thế. Đây là loại người không chịu làm ăn đàng hoàng, đi ăn trộm. Đã vậy còn rất manh động, mang cả lựu đạn, súng ống đi theo thì đó là tội phạm. Như vậy, tâm lí của người dân là so sánh giữa một con chó hiền lành với một tội phạm nguy hiểm.

PV: Người dân thì hô hào, quyết tâm rằng cứ bắt được trộm chó là phải đánh, có thể là đánh chết. Còn kẻ đi trộm chó dường như cũng biết được điều này nên trong quá trình trộm chó mà bị phát hiện, thường cũng rất manh động, có thể sẵn sàng chống trả lại quyết liệt bởi dẫu sao sớm muộn gì cũng chết. Chống trả lại may ra còn có cơ hội sống. Nói vậy, vai trò của pháp luật trong chuyện này gần như không có?

Chuyên gia tư vấn tâm lý Đinh Đoàn: Ở đây là họ đang giải quyết với nhau bằng “luật rừng”. Người ta đã phải sử dụng đến “luật rừng” có nghĩa trong trường hợp cụ thể này “luật thật” quá yếu, hoặc các cơ quan thi hành luật ở địa phương chưa thực hiện tốt.

Người dân không còn cách nào để ngăn ngừa nên buộc phải đánh thật nặng để “cho nó chừa”. Còn anh trộm chó thì cũng biết rằng, giờ mình bị bắt cũng đâu có ai đứng ra bênh vực, căn ngăn nên cũng quyết phải liều một phen, may ra còn có cơ hội sống.

Do đó, để tránh xảy ra sự việc đau lòng như vừa rồi cần phải làm nghiêm về mặt pháp luật. Không thể cứ để mãi câu chuyện “vì nó trộm chó nhà tôi nên tôi muốn đánh nó thế nào cũng được”.

Theo Giáo dục Việt Nam

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Vụ đánh kẻ trộm chó xôn xao dân mạng nhất tuần qua

Chủ nhật, 16/06/2013 | 09:16
Tuần qua, sự việc người dân đánh chết và làm thương hai kẻ cẩu tặc đã gây tranh cãi dữ dội trong cộng đồng mạng. Phận người và mạng chó được dân mạng so đo.

Lời cảnh tỉnh từ cái chết của một kẻ... trộm chó

Thứ 4, 06/02/2013 | 08:43
Dù đã cứng tuổi nhưng Đào Quang H. (SN 1963, xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) vẫn còn dại dột, nông cạn đến mức biến mình thành một gã trộm vặt để rồi phải nhận một cái chết thương tâm bởi những cú đòn tập thể sau phi vụ trộm chó.

Trộm chó, bị làng đuổi, bắt bé 5 tuổi làm con tin

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:05
Trong khi ăn trộm chó bị người dân tại xã Nghi Liên, thành phố Vinh, Nghệ An phát hiện, hai tên cẩu tặc đã chạy trốn nhưng một tên bị bắt ngay tại trận, tên còn lại bất ngờ xông vào nhà dân lẩn trốn, bắt một bé gái 5 tuổi làm con tin.

Thầy giáo bị đánh trọng thương vì nghi ăn trộm chó

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:02
Trên đường đến nhà đồng nghiệp chơi, khi đi ngang qua địa phận xóm 3, xã Văn Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), anh Phạm Văn Tấn, giáo viên trường Tiểu học xã Mã Thành đã bị người dân vây đánh “thập tử nhất sinh”, chỉ vì nghi là kẻ ăn trộm chó, đồng thời đốt luôn cả xe máy. Hiện tại, anh Tấn đang được điều trị tại Bệnh viện 115 Nghệ An.

Vụ người dân bao vây 'cẩu tặc': 'Tội ác chồng lên tội ác'

Thứ 2, 17/06/2013 | 09:08
Dư luận cả nước hôm 10/6 lại thêm một lần rúng động khi một "cẩu tặc" bị đánh chết ở Nghệ An. Điều khiến nhiều người cảm thấy đau lòng là vì cơn tức giận, sau khi đánh đập tàn nhẫn, hàng nghìn người đã vây kín, chặn xe cứu thương, quyết không cho công an đưa nạn nhân đi cấp cứu.

Tin đồn báo oán quanh vụ 'xử' đến chết 'cẩu tặc'

Thứ 4, 17/04/2013 | 13:37
Hai đối tượng trốn thoát, đối tượng còn lại nhảy xuống ao nước, người dân lấy kích điện kích buộc đối tượng nhảy lên bờ.