Chỉ số A1C (HbA1c) để biết mức độ bệnh tiểu đường
Xét nghiệm A1C giúp xác định nồng độ đường huyết trung bình của bạn trong vòng 2 – 3 tháng vừa qua. Theo các bác sỹ, bạn nên đi xét nghiệm A1C ít nhất 2 lần mỗi năm. Hầu hết những người bị bệnh đái tháo đường type 2 nên giữ mức A1C dưới 7%. Nếu cao hơn, bác sỹ sẽ xem xét và điều chỉnh lại đơn thuốc, chế độ dinh dưỡng, cách thức hoạt động thể chất của bạn để kìm hãm sự phát triển của bệnh tiểu đường.
HbA1c được coi là chỉ số vàng trong điều trị tiểu đường (Ảnh minh họa)
Chỉ số đường huyết
Hàng ngày, bạn có thể tự kiểm tra nồng độ đường trong máu bằng thiết bị đo đường huyết cầm tay. Thường thì bác sỹ sẽ khuyên bạn nên đo trước, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nồng độ đường huyết trước bữa ăn cho bệnh tiểu đường type 2 nên dao động từ 70 – 130 mg/dl, ít hơn 180 mg/dl trong vòng 1 – 2 giờ sau bữa ăn.
Chỉ số huyết áp
Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao phát triển bệnh tim. Do đó, quản lý huyết áp là một phần rất quan trọng với người bệnh. Người bệnh tiểu đường type 2 nên giữ mức huyết áp dưới 140/80 mmHg. Để kiểm soát huyết áp, người bệnh có thể uống thuốc hạ huyết áp theo chỉ dẫn, duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, tránh các loại thực phẩm có lượng natri cao.
Kiểm soát huyết áp giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch (Ảnh minh họa)
Chỉ số cholesterol
Cholesterol cao trong máu cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim cho người có bệnh tiểu đường. Các bác sỹ cho biết, chỉ số cholesterol toàn phần nên dưới 200, cholesterol “xấu” nên dưới 100 và cholesterol “tốt” nên cao hơn 40 đối với nam và 50 đối với nữ. Triglycerides, một loại chất béo được tìm thấy trong máu nên dưới 150 cho cả nam giới và phụ nữ. Hạn chế chất béo bão hòa trong thịt, các sản phẩm từ sữa giàu chất béo, các loại thực phẩm chiên có thể làm giảm nồng độ cholesterol không lành mạnh. Hoạt động thể chất nhiều hơn và uống thuốc giảm cholesterol cũng có thể giúp bạn đạt được mức cholesterol khỏe mạnh.
Trọng lượng cơ thể
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thừa cân/béo phì làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim. Cũng may, giảm cân có thể giúp làm giảm nguy cơ này. Theo các nhà nghiên cứu, chỉ cần giảm từ 5 đến 10% trọng lượng cơ thể đã có thể có cải thiện đáng kể nồng độ đường trong máu và chỉ số huyết áp.
Chỉ số microalbumin
Tổn thương thận là một biến chứng tiểu đường thường gặp của bệnh tiểu đường type 2. Thông qua xét nghiệm microalbumin, bác sỹ có thể kiểm tra chức năng của thận và đưa ra phương hướng cùng loại thuốc phù hợp nếu thận bị thương tổn.
Một số dược liệu tốt cho bệnh tiểu đường
Nhiều người e ngại sử dụng thuốc tây vì lo lắng các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, xu hướng sử dụng thảo dược để hỗ trợ kiểm soát đường huyết được nhiều người bệnh và thầy thuốc lựa chọn. Trong đó phải kể đến 7 loại dược liệu quý dưới đây giúp hạ đường huyết nhanh chóng và duy trì ổn định lâu dài.
- Dây thìa canh: Hoạt chất chính của Dây thìa canh là Acid Gymnemic có tác dụng làm tăng tiết horemone chuyển hóa đường của tuyến tụy, tăng hoạt lực của horemone chuyển hóa đường, ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính của men hấp thu và sử dụng đường. Vì vậy, Dây thìa canh có tác dụng giảm đường huyết, kháng ngọt và chống viêm, giúp kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường cả typ 1 và typ 2
- Chè đắng: giúp giảm glucose máu, HbA1c và LDL-C trên cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 và người tiền tiểu đường, chè đắng cũng làm giảm đáng kể mức tiêu thụ chất béo, cholesterol, axít béo, tăng tiêu thụ khối lượng chất xơ trên nhóm tiền đái tháo đường.
- Hoàng kỳ: Với sự kết hợp 3 nhóm hợp chất: Polysaccharid, saponin, flavonoid, Hoàng kỳ không chỉ có tác dụng kiểm soát đường huyết, điều hòa chuyển hóa lipid, mà còn làm giảm nguy cơ biến chứng bệnh thận của đái tháo đường.
- Mạch môn: Hoạt chất Ophiopogonin được tìm thấy trong Mạch môn có khả năng làm giảm nồng độ đường máu, triglyceride, cải thiện điều kiện kháng in-sulin trong chuột bị đái tháo đường.
- Giảo cổ lam: giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, phòng ngừa các biến chứng tim mạch. Ngoài ra, flavonoid trong giảo cổ lam giúp hỗ trợ chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, kéo dài tuổi thọ.
- Ngũ vị tử: Cân bằng đường huyết là tác động nổi trội của Ngũ vị tử đối với cơ thể người bệnh tiểu đường. Khi sử dụng, dược liệu giúp tăng cường khả năng bài tiết, chuyển hóa của cơ thể làm đường huyết được giữ ở mức ổn định lâu dài.
- Nghệ: Giúp chống lại bệnh tiểu đường bằng cơ chế kiểm soát lượng đường trong máu và hỗ trợ điều trị kháng insulin.
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh