Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ 1: Lệnh cấm của chính quyền

Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ 1: Lệnh cấm của chính quyền

Thứ 2, 07/06/2021 | 08:00
0
Người dân đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc khai thác cây tạp (thực vật ngoài gỗ), thậm chí trên đất nông nghiệp họ sở hữu. Tất cả vì “lệnh cấm”...

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ 1: Lệnh cấm của chính quyền

Kong Chro - một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Gia Lai, có xấp xỉ 16% là hộ nghèo. Dù vậy, người dân đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc khai thác cây tạp (thực vật ngoài gỗ), thậm chí trên đất nông nghiệp của họ sở hữu.

Tất cả vì “lệnh cấm” từ chính quyền huyện. Nhóm PV Người Đưa Tin Pháp  luật đã đến thực địa, tiến hành điều tra, làm việc với các bên liên quan… hé lộ nhiều thông tin “bí mật” nơi miền sơn cước.

Đến làng Tà Kacht

Từ lâu, người dân ở Kong Chro, đặc biệt là cộng đồng người Bahnar sinh sống lâu năm tại khu vực này vừa sản xuất nông nghiệp vừa thường xuyên khai thác các cây tạp của rừng, như: Tre, nứa, cỏ tranh, kê huyết đằng (hay còn gọi dây máu chó)…

Đây cũng là một phần trong kế sinh nhai, có từ bao đời. Việc khai thác cây trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ… đã diễn ra ít đi, do chủ trương và sự quản lý rừng của Nhà nước.

Tuy nhiên, đối với rừng sản xuất và trên đất nương, rẫy… do người dân sở hữu… hoạt động này như một phương cách để giúp họ cải thiện cuộc sống. Từ đó, giảm thiểu vấn nạn phá rừng bừa bãi như trước đây.

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ 1: Lệnh cấm của chính quyền (Hình 2).

Một góc làng Tà Kacht.

Trong trời nắng như đổ lửa, nhóm PV đến xã Đắk Kơ Ning (huyện Kông Chro) mà thấy ngột ngạt. Được cảnh báo trước nhưng chúng tôi cũng chưa hình dung tới cái nắng ở nơi này. Dù nhiệt độ rơi vào khoảng 36-37 độ C nhưng oi bức đến khó tả.

Con đường vào xã khá khó khăn, từ trung tâm huyện Kông Chro vào, chỉ có 1 con đường độc đạo, với khoảng 20 km. Đường trải bê tông khá phẳng phiu nhưng hơi nhỏ, chỉ đủ một chiếc ô tô lăn bánh, khi có các phương tiện khác thì hai bên phải né nhau.

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ 1: Lệnh cấm của chính quyền (Hình 3).

Dù nhiệt độ rơi vào khoảng 36-37 độ C nhưng oi bức đến khó tả, mà người dân ở đây cũng phải than… trời.

Dạo quanh buôn làng, ghi nhận cho thấy, cuộc sống của người Bahnar tại khu vực này hết sức khó khăn. Hầu hết họ đều ở nhà sàn tự làm bằng vật liệu có sẵn, ít người xây được nhà.

Đối nghịch với cảnh này là 1 căn nhà cấp 4, được xây nhằm làm trường mầm non của xã nhưng ngốn hết… 2,8 tỷ đồng cách đây nhiều năm. 

Dưới cái nắng giữa trưa, khi chúng tôi đến Làng Tà Kacht, nhìn xung quanh cơ bản là cánh đồng mì (khoai sắn) và một số hoa màu, cây cối khác mới xuống vụ, xen lẫn đó là khá nhiều đất trống, đồi trọc… trong mùa khô.

“Thời điểm này ít ai làm được gì, ngoài là trồng mì (khoai sắn), hoa màu nhưng mới xuống giống và ít cây lâu năm đã có từ trước. Còn lại cơ bản là đồi trọc, xen lẫn những đám cây dại mọc từ nhiều năm”, anh Võ Trọng Nhân, người dân của làng Tà Kacht, xã Đắk Kơ Ning chỉ ra khu vực trước nhà nói.

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ 1: Lệnh cấm của chính quyền (Hình 4).

Cuộc sống của người Bahnar tại khu vực này hết sức khó khăn.

Anh Võ Trọng Nhân là người Kinh sống ở làng Tà Kacht đa gần 30 năm.

Anh Nhân cho biết: “Gia đình chúng tôi thị xã An Khê vào đây lập nghiệp đã lâu, giờ cơ bản cũng giống như người Bahnar rồi. Cộng đồng Bahnar có truyền thống như thế nào, chúng tôi cũng gần như vậy”.

Vào hiện trường…

Anh Nhân là người nói tiếng Bahnar sành sỏi. Nhờ anh làm “thổ địa” nên chúng tôi dễ dàng tiếp xúc, giao tiếp với cộng đồng người Bahnar tại khu vực này, vốn đang còn nói được rất ít tiếng Việt.

Mới đầu gặp chúng tôi, anh Nhân hết sức hồ hởi nhưng cũng rất bức xúc về chuyện chính quyền địa phương ngăn chặn việc người dân khai thác cây kê huyết đằng cũng như một số cây thực vật ngoài gỗ, như: tre, nứa, cỏ tranh…

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ 1: Lệnh cấm của chính quyền (Hình 5).

Hiện, chính quyền địa phương ngăn chặn việc người dân khai thác cây kê huyết đằng cũng như một số cây thực vật ngoài gỗ, như: tre, nứa, cỏ tranh…

Anh chỉ ra vườn, khu vực thuộc đất gia đình đang để trống, có nhiều cây lâu năm bị dây máu chó mọc, quấn xung quanh, nói: “Dây máu chó mọc lên tự nhiên và quấn lấy thân cây, trước đây toàn để làm củi đốt.

Chúng tôi phải chặt bỏ, để tránh cây leo - bám không cho cây chính mọc được tốt. Có người mua cây này là chúng tôi mừng lắm, được thêm đồng tiền để mua thêm mua gạo, mắm muối… nhưng bị chính quyền địa phương ngăn cấm, thật vô lý”.

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ 1: Lệnh cấm của chính quyền (Hình 6).

Cận cảnh cây kê huyết đằng vừa khai thác.

Anh Nhân cho biết thêm: “Từ nhiều năm nay, chúng tôi vẫn khai thác dây máu chó bình thường, nay họ ngăn chặn. Họ cấm khai thác các loại cây không phải gỗ, không thuộc danh sách cấm… Càng không thể được đối với cộng đồng người dân nghèo tại xã Đắk Kơ Ning cũng như cả huyện Kong Chro như thế này”.

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ 1: Lệnh cấm của chính quyền (Hình 7).

Khu vực đất nông nghiệp, đất rẫy, vườn… có cây kê huyết đằng của người dân Bahnar - cách chừng 500m.

Theo chân anh Nhân đi vào khu vực đất nông nghiệp, đất rẫy, vườn… của người dân Bahnar - cách chừng 500m, chúng tôi ghi nhận thực tế về tình trạng khai thác cây kê huyết đằng cũng như các loại cây ngoài gỗ khác.

"Lệnh cấm" mà anh Nhân nói đến chính là xuất phát từ Văn bản số 644/UBND – NL do ông Huỳnh Ngọc Ẩn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kong Chro ký, với nội dung “ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi khai thác, vận chuyển Kê huyết đằng (dây máu chó)”.

Từ nội dung này, người dân khai thác, mua bán, vận chuyển... cây máu chó đều bị cấm. Cụ thể là không thể lọt qua Chốt liên ngành Pa Kơ (do UBND huyện Kông Chro thành lập) khi người dân vận chuyển ra khỏi làng, xã bằng con đường độc đạo này. Về vấn đề này, nhóm PV sẽ đề cập ở các bài sau.

Trong cái nắng khô, cháy da người nhưng rất nhiều người đồng bào lại không có công ăn việc làm, hết sức vất vả trong việc bươn chải cuộc sống.

Gặp chúng tôi, anh Đinh Văn Hòa, người Bahnar ở làng Tà Kacht, xã Đắk Kơ Ning (qua người phiên dịch) cho biết: “Trước đây khi chưa có lệnh cấm những người Bahnar như chúng tôi đi chặt cây kê huyết đằng, bán cho người mua, mỗi ngày cũng kiếm được khoảng 100 nghìn đồng để phụ tiền gạo, rồi rau chợ hàng ngày.

Tuy nhiên, bây giờ cấm rồi, không được làm nữa và không có việc gì làm cả. Ăn rồi ở nhà đi loanh quanh hay vào suối bắt cá thôi”.

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ 1: Lệnh cấm của chính quyền (Hình 8).

Anh Đinh Văn Hòa, người Bahnar ở làng Tà Kacht, xã Đắk Kơ Ning ở gần khu vực khai thác cây kê huyết đằng.

Dẫn chúng tôi đi đến những địa điểm để thu hoạch cây kê huyết đằng, anh Hòa chỉ những cây ven suối, cạnh đất nương, rẫy của nhà người quen, cách làng không bao xa.

Đây là khu vực đất vườn, đất rẫy của họ từ bao đời, cũng khai thác quanh năm suốt tháng. Dù vậy, việc khai thác trái huyết đằng và các ngoài gỗ, như: cỏ tranh, tre, nứa… đều bị cấm và không ai làm gì được. Từ đó, việc kiếm thêm thu nhập từ các loại cây này… cũng bị chặn đứng.

Nhìn quang cảnh buôn làng dưới cái nắng chói chang, chúng tôi chưa hình dung được về tương lai của việc thoát nghèo của nhiều hộ gia đình tại xã Đăk Kơ Ning nói riêng và huyện Kong Chro nói chung - một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Gia Lai.

Tùng Long – Việt Hùng

 (Còn nữa)

Gia Lai: Phát hiện nhiều bãi tập kết gỗ trên lòng hồ thủy điện Sê San 4

Thứ 7, 24/04/2021 | 10:16
Lực lượng chức năng huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đang có mặt tại hiện trường tiến hành thu gom, kiểm đếm số lượng lớn gỗ tròn, gỗ hộp tập kết trên lòng hồ.

Gia Lai: Kết quả kiểm tra vụ phá rừng huyện Mang Yang

Thứ 4, 24/02/2021 | 14:53
Quá trình vào cuộc điều tra, cơ quan chức năng xác định có 60 cây gỗ bị đốn hạ. Cơ quan công an đang đấu tranh lấy lời khai các đối tượng để điều tra xử lý.

Gia Lai: Phó Chủ tịch UBND huyện trực tiếp đột kích điểm phá rừng

Thứ 5, 28/09/2017 | 08:21
Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Chro, tỉnh Gia Lai đã trực tiếp chỉ đạo lực lượng lên rừng kiểm tra địa điểm rừng bị phá mà PV báo Người Đưa Tin đã phản ánh.
Cùng tác giả

Quận 3, Tp.HCM: Ngang nhiên thu phí giữ xe ô tô

Thứ 4, 22/11/2023 | 09:00
Nhân viên mặc đồ bảo vệ ngang nhiên thu phí giữ xe, với mức 50.000 đồng/xe ô tô. Trên phiếu giữ xe ghi tên Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Thiên Phúc.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 4: Gần 20 năm, Tp.HCM vẫn chưa có bãi xe ngầm

Thứ 4, 23/11/2022 | 14:00
Bài toán bãi đậu xe trên địa bàn Tp.HCM đang rất khó giải. Dù vậy, gần 20 năm qua, quy hoạch 4 bãi đậu xe ngầm của Tp.HCM đang bế tắc.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 3: Năng lực của IUS thế nào?

Thứ 3, 22/11/2022 | 08:00
UBND Tp.HCM chấm dứt hợp đồng BOT đã ký là do IUS không đảm bảo năng lực tiếp tục triển khai dự án và vi phạm hợp đồng. Vậy, thực hư về IUS như thế nào?.

Nhà đất công cho thuê ở quận 5: “Em đi khai thác làm gì, thôi mệt”

Thứ 2, 21/11/2022 | 11:00
Trung tâm Văn hoá quận 5, Tp.HCM đang “chia 5 sẻ 7” đất công cho thuê hoặc bỏ hoang. Tuy nhiên, khi liên hệ, PV Người Đưa Tin nhận được câu trả lời… bất ngờ.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 2: Vì sao dự án bị “khai tử”?

Chủ nhật, 20/11/2022 | 09:00
Bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám (Dự án BOT) sau nhiều năm được phê duyệt và “khoan cọc nhồi” lại vướng hàng loạt vấn đề… dẫn tới bị “khai tử”.
Cùng chuyên mục

An Giang: Cựu Trưởng phòng CSGT can thiệp cấp sai hơn 5.000 biển số đẹp như thế nào?

Thứ 2, 28/08/2023 | 15:11
Vì lợi ích cá nhân, nhóm của cựu trưởng phòng CSGT Công an tỉnh An Giang đã cấp hơn 5.000 biển số xe, thu lợi bất chính.

Điều tra nghi vấn cá thể Vích ở Côn Đảo bị kẻ xấu giết hại, lấy trứng

Thứ 5, 24/08/2023 | 22:46
Một cá thể Vích ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được phát hiện chết trôi dạt vào bờ biển, nghi bị giết hại mổ bụng lấy trứng.

Thông tin mới nhất vụ nam sinh tử vong trong bể bơi trường học

Thứ 4, 23/08/2023 | 19:27
Liên quan đến vụ việc nam sinh lớp 9 tử vong trong bể bơi trường học, một giáo viên đã bị tạm giữ hình sự.

“Vỡ mộng” giàu nhanh vì đi vay tiền đầu tư bất động sản

Thứ 7, 01/04/2023 | 13:35
Trong giai đoạn thị trường bất động sản sốt sình sịch, không ít nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm đã nhảy vào cuộc bằng việc đi vay tiền để đầu tư. Tuy nhiên, không nắm bắt được xu hướng của thị trường nên đến nãy đã “vỡ mộng” và phải ôm một đống nợ.

Bình Thuận: Điều tra vụ giao 13 lô đất không đúng quy định tại đường Lê Duẩn

Thứ 2, 06/03/2023 | 15:44
Cơ quan điều tra đã xác định nhiều trường hợp được giao đất trái pháp luật ở mặt tiền tại những vị trí đắc địa trị giá tiền tỷ.
     
Nổi bật trong ngày

Bắt 2 người liên quan vụ án đấu thầu thiết bị y tế ở Bệnh viện Vũng Tàu

Thứ 6, 19/04/2024 | 16:16
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam một người là Phó phòng Sở Y tế và một giám đốc công ty liên quan vụ án vi phạm đấu thầu.