Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ cuối: Quản không được thì cấm?

Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ cuối: Quản không được thì cấm?

Thứ 4, 09/06/2021 | 14:00
0
Người dân cho rằng, thay vì UBND huyện ban hành văn bản hướng dẫn lại ban hành lệnh cấm là không hợp lý.  

Phải xác minh nguồn gốc khi khai thác

Thực tế, làm việc với nhóm PV Người Đưa Tin Pháp luật, ông Trần Hùng Anh, Hạt Trưởng Hạt Kiểm lâm Kong Chro cho biết: “Cây kê huyết đằng không nằm trong danh mục cấm khai thác thương mại về các loại động – thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

Nó là thực vật ngoài gỗ thông thường, mọc lung tung khắp nơi: Dọc bờ suối, trên đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ…”.

Ông Anh thông tin thêm: “Vừa qua, đoàn liên ngành của huyện đã tiến hành khảo sát ở hiện trường và cũng xác minh được mấy trăm gốc mọc ở dọc bờ suối, trên đất nông nghiệp, đất nương rẫy của người dân.

Nếu kê huyết đằng là của người dân quản lý và chăm sóc (thuộc trên phần đất nông nghiệp, đất nương rẫy…), họ được quyền sử dụng, khai thác, Nhà nước không cấm.

Khi người dân khai thác, bán cho người khác và vận chuyển đi nơi khác, về mặt nguyên tắc là không sai. Tuy nhiên, phải xác minh nguồn gốc: khai thác ở đâu, tránh trường hợp khai thác từ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ…”.

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ cuối: Quản không được thì cấm?

Vừa qua, đoàn liên ngành của huyện đã tiến hành khảo sát ở hiện trường và cũng xác minh được mấy trăm gốc mọc ở dọc bờ suối, trên đất nông nghiệp, đất nương rẫy của người dân.

Về “lệnh cấm” trong Văn bản số 644/UBND – NL do ông Huỳnh Ngọc Ẩn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kong Chro ký, có nội dung: “Ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi khai thác, vận chuyển Kê huyết đằng (dây máu chó)”.

Vậy UBND huyện căn cứ vào đâu để ban hành văn bản này?.

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ cuối: Quản không được thì cấm? (Hình 2).

Người dân khai thác kê huyết đằng hợp pháp (trên đất nông nghiệp, đất nương rẫy…) và mua bán, vận chuyển vẫn bị bắt giữ?.

Trả lời câu hỏi này, ông Anh cho hay: “Chúng tôi là đơn vị hoạt động dưới sự quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong khi đây là văn bản cá biệt của địa phương, do đó, chúng tôi không thể tham gia ý kiến được.

Chúng tôi chỉ là cơ quan chuyên môn tham mưu cho địa phương trong công tác quản lý Nhà nước tại địa phương về hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật”.

Dù vậy, vẫn có thực tế là khi văn bản này gửi đến, ngành kiểm lâm vẫn phải thực thi.

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ cuối: Quản không được thì cấm? (Hình 3).

Khi Văn bản 644 gửi đến, ngành kiểm lâm vẫn phải thực thi.

Khi nhóm PV đề cập đến việc ai/đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm, nếu như tài sản, hàng hoá của người dân bị hư hỏng, mất mát?.

Ông Anh khẳng định: “Tất nhiên người nào/tổ chức nào bắt giữ trái thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Việc tạm giữ phương tiện, hàng hoá cũng như bàn giao phương tiện và tài sản này hoàn toàn không có biên bản, giấy tờ…. Riêng chúng tôi thực thi nhiệm vụ không bao giờ làm theo hình thức như thế này”.

“Vì khi bắt giữ phương tiện là phải xác định lỗi và tiến hành lập biên bản. Còn nếu không đủ thẩm quyền, không đủ căn cứ thì không thể tạm dừng, tạm giữ phương tiện của người dân được”, ông Anh lý giải thêm.

UBND huyện Kông Chro nói gì?

Liên quan đến những nội dung này, nhóm PV liên hệ đến UBND huyện Kông Chro, đặc biệt có gọi điện trực tiếp cho đồng chí Võ Nguyên Nam, Chủ tịch UBND huyện đề nghị được làm việc, tuy nhiên, ông Nam bận họp.

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ cuối: Quản không được thì cấm? (Hình 4).

UBND huyện Kông Chro không trả lời hoặc trả lời không đúng trọng tâm nội dung của câu hỏi mà nhóm PV đã chất vấn.

Không làm việc trực tiếp, ông Nam chỉ đạo cho bộ phận chuyên môn trả lời các nội dung bằng văn bản. Tuy nhiên, nhiều nội dung mà nhóm PV đã chất vấn, UBND huyện hoặc bỏ qua, không trả lời hoặc trả lời không đúng trọng tâm nội dung của câu hỏi.

Điển hình hình như, việc ban hành Văn bản 644 do ông Huỳnh Ngọc Ẩn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kong Chro ký căn cứ vào đâu?.

Trả lời nội dung này, ông Ngô Hữu Luật, Chánh Văn phòng UBND huyện Kong Chro cho biết: “Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 3/7/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Kế hoạch số 151-KH, ngày 30/7/2019 của Ban thường vụ Huyện ủy thực hiện Nghị quyết số 09 “về việc bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn huyện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ cuối: Quản không được thì cấm? (Hình 5).

UBND huyện căn cứ vào tình hình thực tế việc mua bán cây máu chó chưa đảm bảo đúng quy định, diễn biến phức tạp?.

Đồng thời, “căn cứ vào tình hình thực tế việc mua bán cây máu chó chưa đảm bảo đúng quy định, diễn biến phức tạp, UBND huyện ban hành Văn bản số 664 về việc tăng cường công tác công tác các quản lý nguồn dược liệu tự nhiên, chỉ đạo các ngành chức năng huyện, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị chủ rừng “tăng cường công tác tuần tra, truy quét, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi khai thác vận chuyển dây máu chó (kê huyết đằng) trái pháp luật”, ông Luật cho biết thêm.

Dù vậy, trường hợp người dân khai thác kê huyết đằng hợp pháp (trên đất nông nghiệp, đất nương rẫy…) và mua bán, vận chuyển vẫn bị bắt giữ (như đã đề cập trong các bài viết trước) lại không hề nằm trong tinh thần chỉ đạo của Văn bản nêu trên?.

Về vụ việc này, Chánh Văn phòng UBND huyện thông tin thêm: “Gần đây UBND huyện nhận được 1 đơn khiếu nại hành vi hành chính giữ xe và hàng hóa không lập biên bản (chở 2,9 tấn dây máu chó). Qua xem xét, UBND huyện đã thụ lý, giao cho các ngành chức năng của huyện xác minh, giải quyết theo quy định”.

“Trên cơ sở hồ sơ của chủ xe cung cấp (theo giấy mua bán viết tay mua bán với 11 hộ dân do chủ lâm sản xuất trình tại Chốt kiểm tra liên ngành Pa Kơ) và qua xác minh bước đầu của Hạt Kiểm lâm huyện xác định, nguồn gốc của số dây máu chó (2,9 tấn) gồm 20 cây, khối lượng 896 kg, trong đó có 15 cây nằm trên đất nông nghiệp, 1 cây nằm trên đất rừng trồng, 4 cây nằm trên đất rừng tự nhiên”, ông Luật cho hay.

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ cuối: Quản không được thì cấm? (Hình 6).

Cuộc sống của người đồng bào tại khu vực này còn hết sức khó khăn.

Tuy nhiên, về nguồn gốc theo kết quả xác minh này, người dân không chấp nhận.

“Kết quả xác minh này, chúng tôi không đồng ý. Tuy nhiên, vụ việc của tôi chỉ là giọt nước tràn ly mà thôi. Thực tế, thay vì ban hành văn bản hướng dẫn về khai thác, buôn bán, vận chuyển cây kê huyết đằng và các loại thực vật ngoài gỗ khác, như tre, nứa, cỏ tranh… thì họ lại ban hành lệnh cấm...", ông Phương chia sẻ.

Thực tế, khi làm việc, lãnh đạo sở NN&PTNN tỉnh Gia Lai và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai đều khẳng định, cây kê huyết đằng (quen gọi là dây máu chó) hoàn toàn không nằm trong danh mục cây cấm khai thác thương mại.

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ cuối: Quản không được thì cấm? (Hình 7).

Ông Nguyễn Văn Hoan, Phó Giám đốc sở NN&PTNN tỉnh Gia Lai (trái) làm việc với nhóm PV.

Ông Nguyễn Văn Hoan, Phó Giám đốc sở NN&PTNN tỉnh Gia Lai cho biết: “Cây kê huyết đằng (còn gọi là dây máu chó) không nằm trong danh mục cấm khai thác.

Tuy nhiên, dù không cấm nhưng không phải người dân thích thì vào lấy, bởi vì, cây này mọc ở trên nhiều loại đất khác nhau: đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất nương rẫy (ngoài đất rừng) của người dân. Nếu như từ rừng đặc dụng là không được khai thác, còn nếu nằm trên đất rừng phòng hộ thì cũng hạn chế khai thác”.

“Còn mọc trên đất rừng sản xuất, chủ rừng phải xây dựng phương án khai thác loại cây này, vì nó là lâm sản ngoài gỗ. Muốn khai thác, cần phải có sự quản lý của chủ rừng tại khu vực đó.

Riêng trường hợp nằm trên đất nông nghiệp, đất nương rẫy, người dân khi khai thác phải tiến hành lập bảng kê và có xác nhận của chính quyền địa phương về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Từ đó, khi vận chuyển sẽ không bị bắt giữ. Ngành kiểm lâm luôn hướng dẫn người dân thực hiện tốt việc này và chưa nghe phản ánh là có tình trạng gây khó dễ cho bà con trong việc khai thác đối với loại cây này”, ông Hoan cho hay.

Tuy nhiên, có thực tế là người dân không thể khai thác, vận chuyển, mua bán kê huyết đằng trên đất nông nghiệp, đất nương rẫy...

Về các nội dung này, nhóm PV cũng đã liên hệ đến UBND tỉnh Gia Lai, tuy nhiên, đến nay chưa có câu trả lời.

Tùng Long – Việt Hùng

Quyết tâm “hạ nhiệt” điểm nóng phá rừng ở Thừa Thiên-Huế

Thứ 4, 28/04/2021 | 09:48
Các cơ quan ban ngành liên quan ở Thừa Thiên-Huế đã cùng nhau vào cuộc nhằm “hạ nhiệt” điểm nóng phá rừng ở xã Hồng Thuỷ, huyện A Lưới.

Gia Lai: Truy tố nhân viên bảo vệ rừng vì để mất hơn 103m3 gỗ rừng

Thứ 2, 26/04/2021 | 19:38
Làm chưa tròn chức trách, nhiệm vụ, quản lý yếu kém, để “lâm tặc” cưa hạ hơn 103m3 gỗ, một nhân viên bảo vệ rừng đã bị truy tố.

Gia Lai: Phát hiện nhiều bãi tập kết gỗ trên lòng hồ thủy điện Sê San 4

Thứ 7, 24/04/2021 | 10:16
Lực lượng chức năng huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đang có mặt tại hiện trường tiến hành thu gom, kiểm đếm số lượng lớn gỗ tròn, gỗ hộp tập kết trên lòng hồ.
Cùng tác giả

Quận 3, Tp.HCM: Ngang nhiên thu phí giữ xe ô tô

Thứ 4, 22/11/2023 | 09:00
Nhân viên mặc đồ bảo vệ ngang nhiên thu phí giữ xe, với mức 50.000 đồng/xe ô tô. Trên phiếu giữ xe ghi tên Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Thiên Phúc.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 4: Gần 20 năm, Tp.HCM vẫn chưa có bãi xe ngầm

Thứ 4, 23/11/2022 | 14:00
Bài toán bãi đậu xe trên địa bàn Tp.HCM đang rất khó giải. Dù vậy, gần 20 năm qua, quy hoạch 4 bãi đậu xe ngầm của Tp.HCM đang bế tắc.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 3: Năng lực của IUS thế nào?

Thứ 3, 22/11/2022 | 08:00
UBND Tp.HCM chấm dứt hợp đồng BOT đã ký là do IUS không đảm bảo năng lực tiếp tục triển khai dự án và vi phạm hợp đồng. Vậy, thực hư về IUS như thế nào?.

Nhà đất công cho thuê ở quận 5: “Em đi khai thác làm gì, thôi mệt”

Thứ 2, 21/11/2022 | 11:00
Trung tâm Văn hoá quận 5, Tp.HCM đang “chia 5 sẻ 7” đất công cho thuê hoặc bỏ hoang. Tuy nhiên, khi liên hệ, PV Người Đưa Tin nhận được câu trả lời… bất ngờ.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 2: Vì sao dự án bị “khai tử”?

Chủ nhật, 20/11/2022 | 09:00
Bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám (Dự án BOT) sau nhiều năm được phê duyệt và “khoan cọc nhồi” lại vướng hàng loạt vấn đề… dẫn tới bị “khai tử”.
Cùng chuyên mục

An Giang: Cựu Trưởng phòng CSGT can thiệp cấp sai hơn 5.000 biển số đẹp như thế nào?

Thứ 2, 28/08/2023 | 15:11
Vì lợi ích cá nhân, nhóm của cựu trưởng phòng CSGT Công an tỉnh An Giang đã cấp hơn 5.000 biển số xe, thu lợi bất chính.

Điều tra nghi vấn cá thể Vích ở Côn Đảo bị kẻ xấu giết hại, lấy trứng

Thứ 5, 24/08/2023 | 22:46
Một cá thể Vích ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được phát hiện chết trôi dạt vào bờ biển, nghi bị giết hại mổ bụng lấy trứng.

Thông tin mới nhất vụ nam sinh tử vong trong bể bơi trường học

Thứ 4, 23/08/2023 | 19:27
Liên quan đến vụ việc nam sinh lớp 9 tử vong trong bể bơi trường học, một giáo viên đã bị tạm giữ hình sự.

“Vỡ mộng” giàu nhanh vì đi vay tiền đầu tư bất động sản

Thứ 7, 01/04/2023 | 13:35
Trong giai đoạn thị trường bất động sản sốt sình sịch, không ít nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm đã nhảy vào cuộc bằng việc đi vay tiền để đầu tư. Tuy nhiên, không nắm bắt được xu hướng của thị trường nên đến nãy đã “vỡ mộng” và phải ôm một đống nợ.

Bình Thuận: Điều tra vụ giao 13 lô đất không đúng quy định tại đường Lê Duẩn

Thứ 2, 06/03/2023 | 15:44
Cơ quan điều tra đã xác định nhiều trường hợp được giao đất trái pháp luật ở mặt tiền tại những vị trí đắc địa trị giá tiền tỷ.
     
Nổi bật trong ngày

Bắt 2 người liên quan vụ án đấu thầu thiết bị y tế ở Bệnh viện Vũng Tàu

Thứ 6, 19/04/2024 | 16:16
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam một người là Phó phòng Sở Y tế và một giám đốc công ty liên quan vụ án vi phạm đấu thầu.

Phá đường dây trộm cắp cáp ngầm trị giá 19 tỷ đồng ở Phú Thọ

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:22
Công an tỉnh Phú Thọ cho biết Cơ quan CSĐT công an tỉnh đã tạm giữ hình sự 14 đối tượng trong đường dây trộm cắp 9.265 mét cáp điện ngầm trị giá khoảng 19 tỷ đồng.

Thông tin mới nhất vụ thiếu niên 15 tuổi sát hại bạn gái

Thứ 7, 20/04/2024 | 11:24
Đêm 19/4, Công an TP Hải Phòng tiến hành khai quật nơi chôn cất thi thể thiếu nữ 15 tuổi nghi bị sát hại và phi tang tại vườn nhà dân ở xã An Hồng, huyện An Dương