Ninh Thuận: Người dân mòn mỏi chờ…đền bù

Ninh Thuận: Người dân mòn mỏi chờ…đền bù

Phạm Ngọc Duy Quân
Thứ 7, 18/08/2018 | 10:00
0
Suốt 3 năm qua, hàng nghìn hộ dân tại tỉnh Ninh Thuận gửi đơn khiếu nại đến cơ quan chức năng yêu cầu đền bù, hỗ trợ nhà ở bị hư hỏng, sụt lún, nứt vách… do các nhà thầu thi công nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 1A gây ra. Thế nhưng đến nay, người dân vẫn chưa được giải quyết.

Ninh Thuận: 1.204 hộ dân mòn mỏi chờ…đền bù

Không dám ở vì nhà bị nứt vách, sụt lún

Trong quá trình thi công xây dựng dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A từ tỉnh Thanh Hóa đến TP.Cần Thơ từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (giai đoạn một) và BOT do công ty TNHH MTV BOT Ninh Thuận làm chủ đầu tư (giai đoạn hai), đoạn đi qua tỉnh Ninh Thuận đã làm cho hàng nghìn căn nhà dọc theo Quốc lộ 1A bị lún, nứt vách, thấm, dột, khiến cho người dân lo lắng mỗi ngày.

Theo thống kê của Trung tâm Phát triển quỹ đất Ninh Thuận, toàn tỉnh có 1.314 căn nhà bị ảnh hưởng. Cụ thể, trong giai đoạn một được đầu tư từ vốn Trái phiếu Chính phủ đi qua địa bàn hai huyện Ninh Phước và Thuận Nam có tổng chiều dài hơn 17 km. Sau khi công trình hoàn thành đã làm 496 căn nhà bị bị lún, nứt vách, thấm, dột. Đã hỗ trợ thiệt hại cho 110 hộ, số hộ còn lại chưa được hỗ trợ.

Giai đoạn hai của dự án được triển khai thực hiện theo hình thức BOT do Công ty TNHH MTV BOT Ninh Thuận làm chủ đầu tư, thi công tuyến đường dài gần 37km ngang qua các huyện Thuận Bắc, Ninh Hải, Ninh Phước và Thuận Nam, làm tăng thêm 818 căn nhà bị hư hỏng do nhà thầu thi công đào đất, xây cầu với khối lượng đào đắp lớn làm chấn động đất dẫn đến hệ lụy nói trên.

Môi trường - Ninh Thuận: Người dân mòn mỏi chờ…đền bù

Hiện nay, gia đình ông Trương Văn Trị (54 tuổi, ở thôn Lương Cách, xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải) phải bỏ nhà lên rẫy để sinh sống. (Ảnh: Duy Quan)

Từ khi tổ chức thi công tuyến Quốc lộ 1A đoạn đi ngang qua tỉnh Ninh Thuận cho đến khi tuyến đường hoàn thành, đưa vào sử dụng vào tháng 5/2015, cũng là lúc người dân tại Ninh Thuận liên tục gửi đơn kêu cứu nhiều nơi. Tuy nhiên, mấy năm qua, nguyện vọng của người dân nơi đây như rơi vào quên lãng.

Ông Trương Văn Trị (54 tuổi, ngụ thôn Lương Cách, xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải) chỉ tay vào nhiều đoạn nứt toác trên các vách nhà, bức xúc, nói: “Căn nhà bị nứt nhiều chỗ, không biết sập đổ lúc nào nên gia đình tôi không dám ở, phải di chuyển lên nương rẫy ở mấy năm nay. Gia đình tôi ngày đêm trông chờ được hỗ trợ thiệt hại để sửa chữa nhà, nhưng ngày càng vô vọng”.

Theo phản ánh của người dân nơi đây, khoảng năm 2015, để bảo đảm tiến độ thi công, mỗi ngày, có hàng chục chiếc xe lu, xe đầm hoạt động liên tục hết công suất trong lúc nền đất dọc theo hai bên tuyến đường bị đào đắp nhiều, làm cho chân đất yếu và bị chấn động mạnh, dần dần sụt lún. 

Việc này làm cho hàng trăm căn nhà từ thôn Lương Cách đến thôn Đá Bắn dọc theo tuyến đường dài hơn 2km bị nứt vách, sụt lún ngày càng nghiêm trọng.

Môi trường - Ninh Thuận: Người dân mòn mỏi chờ…đền bù (Hình 2).

Ba năm qua, nhiều đoàn công tác đã đến ghi nhận hiện trạng, lập biên kiểm tra. Nhưng, đến nay người dân vẫn chưa nhận được đền bù. (Ảnh: Duy Quan).

Bà Lê Thị Liên (ngụ thôn Đá Bắn, xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải) cho biết: “Mỗi khi trời mưa, nước mưa từ trên mái nhà cứ theo đường vách bị nứt tuôn vào nhà xối xả. Mỗi lần như vậy, nhiều tài sản không kịp di dời bị thấm nước và hư hỏng  nặng. Hễ trời mưa là chúng tôi vội vàng tìm đến nhà người khác ở tạm, vì sợ nhà bị sập đổ bất ngờ".

"Theo thời gian, những vết nứt ngày càng nhiều và vỡ toác lớn hơn, rất nguy hiểm. Ba năm qua, đã có nhiều đoàn công tác của tỉnh đến từng nhà dân ghi nhận tình hình, thống kê thiệt hại. Tuy nhiên, sau đó không thấy phản hồi, chúng tôi đã quá mệt mỏi với cảnh đợi chờ mà ngày càng vô vọng như thế này”, bà Liên cho biết thêm.

Hơn ba năm qua, không ít gia đình mòn mỏi chờ đợi nhưng chưa được đền bù hỗ trợ đành phải tìm nơi khác ở trọ hay đóng cửa và lên nương rẫy làm nhà ở tạm, tiếp tục đợi chờ. Nhiều hộ khác cũng tính vay tiền ngân hàng, bạn bè để sửa chữa nhà nhưng ngại, vì nếu sửa nhà, sẽ làm mất đi những vết nứt, hiện trạng nhà hư hỏng sẽ không được nhận khoản tiền đền bù, hỗ trợ.

Và, nếu không được nhận tiền đền bù họ sẽ không có khoản tiền để trả nợ đã vay mượn. Do đó, họ cứ “liều” sinh sống dưới mái nhà mà nguy cơ sập đổ luôn rình rập.

Môi trường - Ninh Thuận: Người dân mòn mỏi chờ…đền bù (Hình 3).

Gia đình bà Huỳnh Thị Lành cũng đang trong tình cảnh dở khóc, dở cười vì nhà ngày càng nứt toác. (Ảnh: Duy Quan).

“Bây giờ chỉ còn cách đập,dỡ hết rồi xây lại nhà mới thôi, chắp vá được vài tuần, các vách lại tiếp tục nứt nẻ toác hoác. Bởi, chân đất yếu và bị lún rất nhiều làm cho kiềng nhà cũ dần bị sập ngày càng nhiều, không còn khả năng để chống chịu được trọng lượng cả căn nhà nữa. Rất mong các cấp các ngành sớm đền bù để chúng tôi được ăn ngon, ngủ yên”, bà Huỳnh Thị Lành (64 tuổi, ở thôn Lương Cách, xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải) nói.

Đợi đến bao giờ ?

Môi trường - Ninh Thuận: Người dân mòn mỏi chờ…đền bù (Hình 4).

Hàng ngàn căn nhà của người dân tại Ninh Thuận đang trong một "số phận" giống nhau là đều bị nứt, thấm và có nguy cơ sụp đổ. (Ảnh: Duy Quan).

Mấy năm qua, khiếu nại và ý kiến của người dân qua các đợt tiếp xúc cử tri từ cấp xã đến tỉnh, UBND tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp kiểm tra hiện trạng, đánh giá mức độ tác động do dự án gây ra, báo cáo UBND tỉnh kiến nghị Trung ương xem xét, giải quyết.

Theo đó, có 1.314 căn nhà nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án bị nứt vách, sụt lún do tác động của việc thi công công trình. Tháng 7/2017, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 7084/VPCP-KTTH về việc bồi thường nhà ở, công trình nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng bị ảnh hưởng do quá trình thi công xây dựng các dự án nâng cấp, mở rộng QL 1A đoạn từ Thanh Hoá đến TP.Cần Thơ.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo, giao cho bộ Giao thông Vận tải thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép sử dụng nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng của dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn từ Thanh Hoá đến TP.Cần Thơ (khoản nằm ngoài phần thuộc trách nhiệm do bảo hiểm chi trả - PV) để bồi thường thiệt hại nhà ở, công trình nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng bị ảnh hưởng do quá trình thi công xây dựng dự án.

Riêng, dự án đầu tư theo hình thức BOT, bộ Giao thông Vận tải thống nhất với chủ đầu tư các dự án BOT này về kinh phí để bồi thường thiệt hại cho nhà ở, công trình nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng bị ảnh hưởng do quá trình thi công xây dựng các dự án. Thế nhưng cho đến nay, hàng nghìn hộ dân tại Ninh Thuận vẫn chưa được hỗ trợ thiệt hại.

Môi trường - Ninh Thuận: Người dân mòn mỏi chờ…đền bù (Hình 5).

Lâu ngày, những vết nứt ngày càng xuất hiện lớn hơn, người dân luôn sống trong phập phồng lo sợ. (Ảnh: Duy Quan).

Ngày 16/8, trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Quế, Phó Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Thuận cho biết, vấn đề nhà ở của người dân bị nứt, hư hỏng nằm trong dự án mở rộng tuyến Quốc lộ 1A đơn vị đã phối hợp với các ngành, địa phương rà soát lại toàn bộ và hoàn thiện tất cả các hồ sơ, báo cáo với UBND tỉnh xem xét, phê duyệt, đề xuất kinh phí hỗ trợ cho bà con sửa chữa lại nhà.

"Hiện tại, UBND tỉnh có báo cáo với các cơ quan Trung ương liên quan và đợi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kinh phí, làm cơ sở cho địa phương triển khai việc hỗ trợ cho người dân cải tạo, sửa chữa nhà để bà con sớm ổn định đời sống”, ông Quế cho hay.  

Theo báo cáo của trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Ninh Thuận về kinh phí hỗ trợ sửa chữa nhà ở do thi công tại dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Ninh Thuận từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ (giai đoạn một) và hình thức BOT (giai đoạn hai), trong đó, dự án đầu tư từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ có 496 hộ bị ảnh hưởng nứt nhà.

Từ năm 2015 đến năm 2017, UBND tỉnh Ninh Thuận đã năm lần ban hành các quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho 464/496 hộ ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước và hộ dân thuộc các xã Phước Nam, Phước Ninh, Phước Minh, huyện Thuận Nam với tổng số tiền hơn 4,463 tỷ đồng. Trung tâm đã chi trả tiền cho 110 hộ với hơn 2,682 tỷ đồng. Số hộ còn lại, chưa chi trả do chưa được cấp kinh phí. Ngoài ra, còn 32 hộ, UBND tỉnh chưa ban hành quyết định hỗ trợ.

Đối với dự án triển khai theo hình thức hợp đồng BOT do công ty TNHH MTV BOT Ninh Thuận làm chủ đầu tư (giai đoạn hai) đoạn đi qua 11 xã, thị trấn thuộc địa bàn 4 huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam và Thuận Bắc có 818 hộ có nhà bị nứt vách, sụt lún.

UBND tỉnh đã ban hành năm quyết định phê duyệt chi phí hơn 3,5 tỷ đồng để sửa chữa nhà cho 318/818 hộ. Còn lại 500 hộ, hội đồng Thẩm định tỉnh đã thẩm định thiệt hại, dự kiến số tiền hỗ trợ hơn 4,5 tỷ đồng, đang trình UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt chi phí hỗ trợ.

Theo Phó Giám đốc trung tâm Phát triển Quỹ đất Trần Huỳnh Kiến Trúc, riêng tổng kinh phí hỗ trợ sửa chữa nhà cho 818 hộ tại dự án mở rộng Quốc lộ 1A theo hình thức BOT hơn 8 tỷ đồng. Đến nay, Trung tâm chưa được cấp kinh phí để chi trả cho các hộ gia đình.

Ngày 1/8/2018, trung tâm đã tiếp tục có tờ trình số 1147, báo cáo và kiến nghị UBND tỉnh xem xét, báo cáo trung ương cũng như yêu cầu công ty TNHH MTV BOT Ninh Thuận sớm hỗ trợ cho người dân.

Mùa mưa bão đang đến gần, tuy nhiên hàng nghìn hộ dân tại Ninh Thuận đang phải sống trong những căn nhà bị nứt vách chằng chịt, sụt lún nghiêm trọng. Nếu không được sửa chữa kịp thời, e rằng khó tránh khỏi chuyện nhiều căn nhà sẽ bị sụp đổ bất kỳ lúc nào.

7 năm chưa trả tiền đền bù cho doanh nghiệp, UBND thị xã Kỳ Anh bị phê bình

Thứ 3, 28/11/2017 | 21:59
Gần 7 năm qua, dù được giao nhiệm vụ bồi thường song UBND TX.Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh chưa thực hiện khiến doanh nghiệp nợ nần chồng chất, có nguy cơ phá sản.

Người dân chưa hưởng đền bù sau vụ vỡ van thủy điện sông Bung 2

Thứ 4, 02/11/2016 | 15:33
Sau gần 2 tháng xảy ra sự cố vỡ van thủy điện sông Bung 2 (Quảng Nam), người dân dưới lòng hồ thủy điện vẫn chưa nhận được tiền đền bù, trong hoàn cảnh khó khăn vì mất hết gia sản.
Cùng tác giả

Tình phụ tử của lão nông nghèo chế tạo máy trợ thở giúp con trai duy trì sự sống

Thứ 7, 27/06/2020 | 20:00
Chỉ là một nông dân chưa học hết lớp 12 nhưng lão nông Trần Trung Hiếu, thôn Phú Thủy, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn đã “chế” ra chiếc máy trợ thở từ những vật dụng trong gia đình. Đặc biệt, chiếc máy đã giúp con trai ông vượt qua cơn khốn khó của bệnh hiểm nghèo.

Ninh Thuận: Ngang nhiên chặt phá, lấn chiếm đất rừng và hành hung lực lượng làm nhiệm vụ

Thứ 6, 19/06/2020 | 15:59
Gia đình ông Bá Trung Tướng ngang nhiên chặt phá cây rừng tái sinh, lấn chiến đất rừng tại khoảnh 3 tiểu khu 204, xã Phước Minh. Điều đáng nói, khi lực lượng chức năng yêu cầu chấm dứt hành vi này, ông Tướng và người nhà đã đập phá chốt, hành hung lực lượng bảo vệ rừng.

Ninh Thuận: Các trường hoàn thành việc lựa chọn SGK lớp 1 cho năm học 2020 – 2021

Thứ 7, 13/06/2020 | 06:23
Hiện nay, các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã thành lập hội đồng và hoàn thành việc lựa chọn SGK lớp 1 cho năm học 2020-2021.

Chiếc máy rửa tay sát khuẩn tự động "biết nói" của thầy trò trường cấp 3 ở Ninh Thuận

Chủ nhật, 26/04/2020 | 09:00
Sau một thời gian nghiên cứu, thầy trò trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã chế tạo thành công chiếc máy sát khuẩn tự động với nhiều tính năng vượt trội. Đặc biệt, máy “biết nói” để nhắc học sinh rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang khi ra, vào trường học.

Tạm giữ 2 đối tượng chửi bới, tấn công tổ công tác tại chốt kiểm tra phòng, chống dịch Covid -19

Thứ 5, 23/04/2020 | 20:30
Ngày 23/4, cơ quan Công an Ninh Thuận đang tạm giữ 2 đối tượng chửi bới, tấn công tổ công tác làm nhiệm vụ tại chốt kiểm tra phòng, chống dịch Covid-19.
Cùng chuyên mục

Bình Dương: UBND phường Tân Đông Hiệp phản hồi nội dung Người Đưa Tin đăng tải

Thứ 3, 19/03/2024 | 16:19
Theo lãnh đạo UBND phường Tân Đông Hiệp, đơn vị đã kiểm tra tại trạm bê tông và ghi nhận các thông tin báo cáo về UBND thành phố Dĩ An.

Đồng Nai: Cần sớm khắc phục ô nhiễm bụi ở sân bay Long Thành

Thứ 3, 19/03/2024 | 08:09
Ô nhiễm bụi khu vực Dự án sân bay Long Thành vượt quy chuẩn từ 1,24-2,98 lần, cần sớm được khắc phục.

60.000 ha lúa bị hại mỗi năm, Bộ NN&PTNT ra chỉ thị phòng chống chuột

Thứ 2, 18/03/2024 | 20:08
Bộ NN&PTNT đề nghị tổ chức, phát động phong trào diệt chuột nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống chuột, góp phần bảo vệ sản xuất trồng trọt an toàn...

Kiên Giang: Giám sát và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác biển

Thứ 2, 18/03/2024 | 19:15
Ngày 18/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang tổ chức hướng dẫn, giám sát chặt chẽ sản lượng và truy xuất nguồn gốc thuỷ sản khai thác trên biển.

Lâm Đồng: Công ty khai thác cao lanh bị phạt gần 700 triệu đồng

Thứ 6, 15/03/2024 | 21:28
Trong việc khai thác cao lanh, Công ty TNHH thương mại và trồng trọt Tuấn Thiện vi phạm 11 lỗi, bị phạt gần 700 triệu đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 19/3: Thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng

Thứ 3, 19/03/2024 | 06:00
Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng; Xe bán tải đi tốc độ cao, tông 5 người thương vong...

Đồng Nai: Cần sớm khắc phục ô nhiễm bụi ở sân bay Long Thành

Thứ 3, 19/03/2024 | 08:09
Ô nhiễm bụi khu vực Dự án sân bay Long Thành vượt quy chuẩn từ 1,24-2,98 lần, cần sớm được khắc phục.

Bình Dương: UBND phường Tân Đông Hiệp phản hồi nội dung Người Đưa Tin đăng tải

Thứ 3, 19/03/2024 | 16:19
Theo lãnh đạo UBND phường Tân Đông Hiệp, đơn vị đã kiểm tra tại trạm bê tông và ghi nhận các thông tin báo cáo về UBND thành phố Dĩ An.

Không khí lạnh mới về, cao điểm rét nhất khi nào?

Thứ 3, 19/03/2024 | 15:09
Dự báo thời tiết ngày mai (20/3) không khí lạnh tiếp tục gây giảm nhiệt ở Bắc Bộ.

Kiên Giang: Giám sát và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác biển

Thứ 2, 18/03/2024 | 19:15
Ngày 18/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang tổ chức hướng dẫn, giám sát chặt chẽ sản lượng và truy xuất nguồn gốc thuỷ sản khai thác trên biển.