Người không minh bạch sẽ ngại tiếp dân

Người không minh bạch sẽ ngại tiếp dân

Chủ nhật, 06/10/2013 | 23:18
0
Khi là Đại biểu Quốc hội, ông Lê Văn Cuông đã được nhiều người dân tin tưởng, tìm đến gửi đơn thư mong nhờ tiếng nói của "người đại diện của nhân dân" thúc giục cơ quan có trách nhiệm giải quyết những bức xúc.

Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Cuông xung quanh thực tế tiếp dân hiện nay.

Có sự chi phối lợi ích nhóm?

Không ít người dân bức xúc vì không được người có trách nhiệm  tiếp, giải quyết khiếu nại. Khi còn là Đại biểu Quốc hội, ông đã bao giờ gặp chuyện cơ quan, đơn vị không giải quyết đơn thư để người dân kiện tụng kéo dài?

Theo quy định của pháp luật, ĐBQH có trách nhiệm tiếp đơn thư của công dân và chuyển đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo phân cấp để yêu cầu cơ quan đó xem xét, giải quyết và trả lời kết quả giải quyết đối với công dân bằng các quyết định hành chính. Điều này đã được pháp luật quy định rất rõ. ĐBQH không có thẩm quyền để giải quyết, mà giải quyết ở cơ quan chức năng, chính quyền các cấp. Thực tế, có nhiều vụ việc, cử tri tin tưởng họ thường đến gặp ĐBQH để nhờ xem xét, giải quyết. Rất đáng tiếc nhiều cơ quan chức năng, khi ĐBQH chuyển đơn thư đến, họ không xem xét, giải quyết và trả lời. Nhiều khi, họ còn đùn đẩy trách nhiệm cho nên nhiều người dân mất niềm tin. Người lãnh đạo trở nên vô cảm trước tiếng kêu của người dân. Nhiều khi công dân rất bức xúc, chỉ mong người đứng đầu của cơ quan bố trí thời gian để tiếp người ta, trả lời các yêu cầu của dân, nhưng nhiều vị lãnh đạo vẫn né tránh hoặc giao cho cấp phó, hoặc chuyên viên không đủ thẩm quyền xử lý để tiếp dân. Vì thế người dân khiếu nại vượt cấp, rồi thủ trưởng cấp trên lờ đi hoặc lại chỉ đạo thủ trưởng cấp dưới. Cứ thế lòng vòng mãi mà vấn đề người dân bức xúc chưa giải quyết. Bản thân ĐBQH cũng hết sức bức xúc trước cách làm việc của thủ trưởng một số cơ quan chức năng như hiện nay.

Xã hội - Người không minh bạch sẽ ngại tiếp dân

Ông Lê Văn Cuông.

Trong thực tế nhiều người đứng đầu vẫn "né" tiếp dân, nếu nhìn góc độ địa phương, ban, ngành ông lý giải tại sao người đứng đầu lại ngại tiếp công dân đến như thế?

Thứ nhất là tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo không được đề cao, pháp luật chưa xử lý nghiêm người không tiếp dân cho nên họ né tránh. Vì ai cũng biết tiếp dân không hề đơn giản, vì người dân cũng có chính kiến, rồi họ có nhờ tư vấn pháp luật nên nắm rất rõ trong khi đó thủ trưởng giải quyết kiểu hành chính, quan liêu kiểu cấp dưới đưa lên rồi ký nên nhiều khi họ rất ngại đối chất với công dân.

Thứ hai, có sự chi phối lợi ích nhóm ở cấp dưới nên người đứng đầu cố tình tránh tiếp dân để bảo vệ quyền lợi của mình và những người có liên quan. Nếu như thủ trưởng đứng ra để giải quyết, bác bỏ ý kiến của cấp dưới nó sẽ đụng chạm đến những mối quan hệ, thậm chí đụng chạm đến lợi ích vì đã có những sự thỏa thuận thống nhất lợi ích từ cấp dưới lên trên. Chính vì thế cách khôn khéo nhất là né tránh việc tiếp xúc trực tiếp, tránh phải giải quyết những vụ việc phức tạp. Họ không muốn tiếp dân vì phải tranh luận và đụng chạm đến lợi ích nhóm trong đó.  Do thế người đứng đầu thường đùn đẩy cho cấp dưới, cùng lắm là cấp phó tiếp dân. Điều này đã khiến người dân bức xúc và phản ứng gay gắt.

Nghĩa là chỉ những cán bộ, người đứng đầu thiếu minh bạch mới "sợ" tiếp dân?

Đúng là như thế! Nếu như vị lãnh đạo, người đứng đầu tiếp dân, sẵn sàng đối chất với dân để giải quyết vấn đề thì dân rất kính phục vì như vậy thể hiện rõ sự minh bạch và giải quyết được thắc mắc của người dân. Và thậm chí người ta nghĩ rằng gặp được lãnh đạo trả lời là họ hài lòng và có niềm tin ở chính quyền sở tại.

“Lên chức vụ cao để chịu trách nhiệm chứ không phải tránh trách nhiệm”

Người dân bị hẹn hết lần này đến lần khác, nhưng không ít ĐBQH nhận đơn thư của dân chuyển đến các cơ quan giải quyết cũng bị khất lần. Bản thân ông đã gặp phải những trường hợp như vậy không?

Tôi cũng đã tiếp cận với nhiều người dân, mình không những chuyển đơn theo thủ tục hành chính mà còn tiếp có ý kiến hoặc qua văn bản để cấp chính quyền xem xét trả lời. Có những trường hợp họ đã nhanh chóng xác minh, giải đáp tới người dân nhưng cũng có nhiều trường hợp đâu lại vào đấy. Tôi xin nói thêm đây không phải 1, 2 lần mà có rất nhiều lần người dân do không được lãnh đạo cơ quan chức năng trả lời nên tìm đến chúng tôi. Nguyên nhân do cách thức giải quyết không minh bạch của thủ trưởng cơ quan một số nơi, bởi họ không tích cực xem xét giải quyết. Họ né tránh, hoặc bao che cho cái sai. Trường hợp này đối với tôi khi thực hiện trong trách nhiệm là rất căng thẳng, vì mình căn cứ vào pháp luật để bảo vệ cái đúng nhưng nhiều khi vẫn đụng chạm.

Vậy khi người đứng đầu một cơ quan cố tình né tránh tiếp công dân phải có chế tài xử lý thế nào, thưa ông?

Về vấn đề này, pháp luật đã quy định rất rõ vai trò của người đứng đầu, tuy nhiên vẫn chưa có chế tài rõ ràng. Nhưng vì quyền lợi nên họ vẫn tìm cách lách luật, vi phạm đặc quyền, đặc lợi. Có những điều pháp luật quy định rõ ràng nhưng người ta không thực hiện, chính vì vậy ĐBQH cũng như người dân rất bức xúc việc người đứng đầu né tránh, ngại va chạm. Tôi nghĩ phải có chế tài thật nghiêm khắc để xử lý người không thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Không ai bắt các anh phải làm lãnh đạo hoặc thủ trưởng đơn vị, nhưng khi anh đã ngồi vào vị trí đó thì anh phải thực hiện trách nhiệm, nếu anh không làm tốt phải xử lý. Anh cứ nhăm nhăm leo lên chức vụ cao để hưởng quyền lợi nhưng trách nhiệm anh lại lơ đi hoặc đùn đẩy, né tránh mà pháp luật lại không có chế tài xử lý thì chưa ổn. Như vậy tạo ra sự bất công và tạo ra phản ứng dây chuyền, nhiều người sẽ cho rằng cấp trên còn như vậy thì cấp dưới tội gì không lờ đi. Từ nhận thức ấy, cuối cùng mọi chuyện sẽ dẫn đến hòa cả làng và chỉ có người dân bị thiệt. Vấn đề là đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan giải quyết đơn thư. Khi họ cố tình sai phạm thì phải xử lý nghiêm chứ không xử lý kiểu rút kinh nghiệm sâu sắc. Như vậy mới mang lại niềm tin với người dân.

Xin cảm ơn ông!

Minh Khánh- Cao Tuân

Cơ chế mới: Người dân giám sát 'việc hành chính'

Thứ 6, 06/09/2013 | 09:31
Bộ Tư pháp được giao chủ trì xây dựng Đề án “Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, kết quả giải quyết TTHC trên nền cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC” nhằm tiếp nhận những phản ánh của người dân về kết quả giải quyết TTHC ở cả 4 cấp chính quyền.

Cơ sở xác định tính hợp lý của quyết định hành chính?

Thứ 6, 23/08/2013 | 11:08
Xuất phát từ thực tiễn còn nhiều bất cập trong ban hành quyết định hành chính, Dự án Luật Ban hành quyết định hành chính đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ XIII.

Ban hành chính sách gây lãng phí: Ai phải chịu trách nhiệm?

Thứ 4, 17/07/2013 | 10:47
Hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) ban hành gần đây không thể thi hành do thiếu tính khả thi gây những bức xúc trong dư luận xã hội.

Phạt vi phạm hành chính: Lấn cấn cũ, mới

Thứ 6, 28/06/2013 | 09:57
Chỉ còn hai ngày nữa Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành nhưng đến giờ Chính phủ vẫn chưa ban hành các nghị định hướng dẫn việc xử phạt theo luật này.

Lợi ích của thủ tục hành chính không giấy tờ

Thứ 7, 15/06/2013 | 22:47
Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ký Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2013 về việc: “Phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020”.

4 năm Bộ GTVT chỉ xử lý hành chính 10 cán bộ tham nhũng

Thứ 4, 24/04/2013 | 10:31
Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho thấy trong bốn năm (từ 2009-2012), Bộ GTVT xử lý hành chính 10 cán bộ có hành vi tham nhũng. Bộ này cũng bị đề nghị kiểm điểm do còn thiếu sót trong việc phòng chống tham nhũng.

Nữ phó phòng 'quậy': Hành chính lẫn lộn công tư

Thứ 3, 16/04/2013 | 08:44
Giữa đêm, nữ phó phòng Trần Hồng Ly chạy xe máy ào vào trụ sở UBND tỉnh Trà Vinh, rộ lên “quan hệ thân thiết” của bà với chủ tịch UBND tỉnh Trần Khiêu, tiếp theo quá trình xử lý lại lộ ra một khía cạnh hành chính lẫn lộn công với tư, không theo luật.

Nộp phạt qua ATM: Thay đổi tư duy cải cách hành chính?

Chủ nhật, 07/04/2013 | 11:24
Phải thay đổi tư duy cải cách hành chính chứ không nhất thiết cái gì cũng giấy trắng mực đen, con dấu đỏ...

Cơ chế mới: Người dân giám sát 'việc hành chính'

Thứ 6, 06/09/2013 | 09:31
Bộ Tư pháp được giao chủ trì xây dựng Đề án “Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, kết quả giải quyết TTHC trên nền cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC” nhằm tiếp nhận những phản ánh của người dân về kết quả giải quyết TTHC ở cả 4 cấp chính quyền.

Cơ sở xác định tính hợp lý của quyết định hành chính?

Thứ 6, 23/08/2013 | 11:08
Xuất phát từ thực tiễn còn nhiều bất cập trong ban hành quyết định hành chính, Dự án Luật Ban hành quyết định hành chính đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ XIII.

Ban hành chính sách gây lãng phí: Ai phải chịu trách nhiệm?

Thứ 4, 17/07/2013 | 10:47
Hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) ban hành gần đây không thể thi hành do thiếu tính khả thi gây những bức xúc trong dư luận xã hội.

Phạt vi phạm hành chính: Lấn cấn cũ, mới

Thứ 6, 28/06/2013 | 09:57
Chỉ còn hai ngày nữa Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành nhưng đến giờ Chính phủ vẫn chưa ban hành các nghị định hướng dẫn việc xử phạt theo luật này.

Lợi ích của thủ tục hành chính không giấy tờ

Thứ 7, 15/06/2013 | 22:47
Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ký Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2013 về việc: “Phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020”.

4 năm Bộ GTVT chỉ xử lý hành chính 10 cán bộ tham nhũng

Thứ 4, 24/04/2013 | 10:31
Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho thấy trong bốn năm (từ 2009-2012), Bộ GTVT xử lý hành chính 10 cán bộ có hành vi tham nhũng. Bộ này cũng bị đề nghị kiểm điểm do còn thiếu sót trong việc phòng chống tham nhũng.

Nữ phó phòng 'quậy': Hành chính lẫn lộn công tư

Thứ 3, 16/04/2013 | 08:44
Giữa đêm, nữ phó phòng Trần Hồng Ly chạy xe máy ào vào trụ sở UBND tỉnh Trà Vinh, rộ lên “quan hệ thân thiết” của bà với chủ tịch UBND tỉnh Trần Khiêu, tiếp theo quá trình xử lý lại lộ ra một khía cạnh hành chính lẫn lộn công với tư, không theo luật.

Nộp phạt qua ATM: Thay đổi tư duy cải cách hành chính?

Chủ nhật, 07/04/2013 | 11:24
Phải thay đổi tư duy cải cách hành chính chứ không nhất thiết cái gì cũng giấy trắng mực đen, con dấu đỏ...