“Người lao động nên thông cảm cho doanh nghiệp”

“Người lao động nên thông cảm cho doanh nghiệp”

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:41
0
Trước sức nóng dư luận về vấn đề thưởng tết của năm khủng hoảng, PV đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế về vấn đề này.

TS. Lê Đăng Doanh cho rằng: Năm nay, tình hình kinh tế khó khăn đến mức người lao động có được một công việc ổn định làm ăn yên ổn đã là điều đáng mừng. Trên thực tế, người lao động bỏ công sức của mình ra cả năm trời làm lụng vất vả, đương nhiên ai cũng mong cuối năm có được một khoản tiền thưởng kha khá, bù đắp cho một năm "đầu tắt mặt tối". Hơn nữa, chủ doanh nghiệp hay thủ trưởng cơ quan đoàn thể nào cũng cóá tấm lòng, quan tâm đến đời sống của công nhân, nhân viên của mình. Tuy nhiên, bản thân nhiều doanh nghiệp một năm qua cũng đã rơi vào khủng hoảng, thậm chí đang trong tình trạng dở sống dở chết.

Chia sẻ khó khăn với cả người lao động và doanh nghiệp, ông Doanh cho rằng: Trong thời điểm này thì tết nên tiết kiệm mọi khoản chi tiêu và đặc biệt là phải "liệu cơm gắp mắm". Cả người lao động và người sử dụng lao động đều cần có sự trao đổi bày tỏ mong muốn, nguyện vọng và chia sẻ những khó khăn để cùng thông cảm và bằng lòng với một mức thưởng nhất định.

Bất động sản - “Người lao động nên thông cảm cho doanh nghiệp”

Người lao động không nên nhất nhất suy nghĩ rằng chỉ nhằm vào khoản tiền thưởng tết cuối năm, và khoản tiền này phải cực lớn so với mức thu nhập hàng tháng của mình. Mỗi doanh nghiệp có tình hình sản xuất riêng. Có những doanh nghiệp vẫn kinh doanh, bán hàng, xuất khẩu đều đặn, được gọi là làm ăn được, không nợ nần. Nhưng cũng có những doanh nghiệp đang thoi thóp, chỉ chạy được 30 - 40% công suất và đang thua lỗ thì các doanh nghiệp đó đương nhiên chỉ dám nghĩ đến việc thưởng về mặt tình cảm gọi là động viên tinh thần chứ không thể huênh hoang đề cao giá trị vật chất được.

Tôi phải nhấn mạnh rằng, cho đến thời điểm hiện tại, người nào đang có việc để mỗi sáng đi làm, mỗi tối trở về nhà với công việc hoàn thành đúng tiến độ, cuối tháng nhận lương đúng thời hạn đã là một điều may mắn và đáng quý.

Bàn về tình trạng khó khăn chung của nhiều ngành, vị chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, thực tế hiện nay, rất nhiều mặt hàng bị ngưng trệ, thậm chí mặt hàng thiết yếu nhất là lịch năm mới cũng đang chững lại, chưa kể nhiều người lao động đã mất việc làm do công ty cắt giảm nhân viên. Do đó, người lao động cần phải có cái nhìn thông cảm với doanh nghiệp mà mình đã gắn bó, đừng kỳ vọng quá lớn vào mức thưởng tết cuối năm.

Ông Doanh tỏ ra thông cảm với khó khăn của các doanh thời điểm hiện tại: "Riêng với khu vực ngân hàng, tôi nghĩ cũng khá khó khăn. Nhưng từ trước đến nay, lịch sử kinh tế cho thấy các ngân hàng đều có phần giấu lỗ, giấu nợ xấu, từ Mỹ, Nhật, Đức... cho đến Việt Nam cũng không tránh khỏi tình trạng này. Nhiều ngân hàng có thể vẫn đứng vững hoặc họ giữ uy tín để kinh doanh. Chúng ta không nên so sánh các doanh nghiệp với khối ngân hàng vì ngân hàng có những điều kiện đặc biệt. Ví dụ bất động sản bị nợ lương công nhân 5, 6 tháng khi làm ăn thua lỗ là chuyện thường, rất khó cứu vãn. Nhưng phía ngân hàng, họ còn được sự trợ giá của ngân hàng Nhà nước để phần nào vượt qua khó khăn.

Tôi cho rằng vấn đề chênh lệch thưởng tết giữa các khối doanh nghiệp là điều người lao động nên quen và chấp nhận. Có những doanh nghiệp gặp thời, làm ăn có lãi thì họ thưởng nhiều cho nhân viên là chuyện bình thường. Cũng có những doanh nghiệp năm trước có thể làm ăn phát đạt nhưng năm nay không kinh doanh được như Toyota thì tình trạng khó khăn là đương nhiên. Với những doanh nghiệp như thế, đừng kỳ vọng vào nguồn thưởng tết hậu hĩnh".

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã đưa ra lời khuyên hết sức thấu đáo: "Tôi có một lời khuyên dành cho những người lao động ở thời điểm nhạy cảm này. Chúng ta không nên đứng núi này trông núi nọ mà hãy chấp nhận những gì mình đang có. Bởi vì để đạt được một mức thưởng tương đối thì bản thân người lao động cũng phải bỏ ra lượng công sức lao động xứng đáng".

D.Thu - P. Hạnh


Cùng chuyên mục

Thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục mất cân bằng cung – cầu

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:54
Số liệu của Quý 1 năm 2024 cho thấy, thị trường căn hộ tại Hà Nội vẫn ghi nhận sự mất cân bằng cung – cầu khi nguồn cung giá phải chăng tiếp tục hạn chế.

VCCI: Chưa làm rõ trường hợp phải bố trí quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội

Thứ 6, 19/04/2024 | 18:00
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có góp ý Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (sau đây gọi tắt là Dự thảo).

Quảng Ninh: Trao giấy chứng nhận đầu tư 2 dự án FDI gần 115 triệu USD

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Hai dự án này đều của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản được thực hiện tại Khu công nghiệp Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Lâm Đồng: Có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý tại 22 căn nhà không phép

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:00
Toàn bộ 22 căn nhà liền kề tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) đều không đảm bảo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.

Hải Phòng: Cần quản lý chặt chẽ việc cho thuê kiot bán hàng tại SVĐ

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:27
UBND huyện Tiên Lãng cho các hộ dân thuê hơn 20 kiot tại khu vực SVĐ huyện để kinh doanh. Gần đây, một số hộ dựng bảng biển, bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Trong 3 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 890.550 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, tổng trị giá trên 400 triệu USD.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

“Bỏ phố về quê” nuôi con 2 chân, chàng trai thu lãi 300 triệu đồng/năm

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:30
Theo xu hướng người trẻ về quê lập nghiệp, mới đây chàng trai trẻ ở Bắc Quang đã khiến nhiều người trầm trồ khi có thu nhập tốt nhờ mô hình nuôi gà và trồng cam.

Quảng Ninh: Trao giấy chứng nhận đầu tư 2 dự án FDI gần 115 triệu USD

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Hai dự án này đều của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản được thực hiện tại Khu công nghiệp Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục mất cân bằng cung – cầu

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:54
Số liệu của Quý 1 năm 2024 cho thấy, thị trường căn hộ tại Hà Nội vẫn ghi nhận sự mất cân bằng cung – cầu khi nguồn cung giá phải chăng tiếp tục hạn chế.