Người mẹ sinh con quái thai, có được quyền ‘từ bỏ’?

Người mẹ sinh con quái thai, có được quyền ‘từ bỏ’?

Thứ 5, 12/09/2013 | 07:57
0
“Pháp luật hình sự quy định tính mạng sức khỏe, nhân phẩn của con người đều được bảo vệ và đứa trẻ dù sinh ra bị quái thai thì vẫn là một con người”, luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, đoàn luật sư TP Hà Nội.

Bạn đọc luonghoan172…@gmail.com có gửi thư hỏi: Trong trường hợp người mẹ sinh con ra nhưng đứa con bị quái thai, dị tật nặng, do áp lực của gia đình và sợ dị nghị của xã hội nên đã bỏ mặc đứa bé cho tới chết thì có bị xử lý hình sự không? Và trách nhiệm ra sao?

Luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, đoàn luật sư TP Hà Nội trả lời:

Về mặt pháp luật  không có bất cứ quy định cụ thể nào cho phép việc từ bỏ con bị quái thai cả. Pháp luật hình sự quy định tính mạng sức khỏe, nhân phẩn của con người đều được bảo vệ và đứa trẻ dù sinh ra bị quái thai thì vẫn là một con người

Luật sư - Người mẹ sinh con quái thai, có được quyền ‘từ bỏ’?

Ảnh minh họa.

Vì thế, có thể hiểu rằng việc từ bỏ (giết) con bị quái thai là một hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Việc từ bỏ hầu hết sẽ dẫn đến cái chết của đứa trẻ, và có thể quy về tội Giết con mới đẻ hoặc tội Giết người tùy theo mức độ, tính chất cũng như điều kiện, dấu hiệu cụ thể của hành vi phạm tội.

Bộ luật hình sự đã quy định tại điều 94 về việc “người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Về mặt thực tế mặc dù khoa học kỹ thuật đã tiến bộ, có thể siêu âm để tìm ra dị tật, dị dạng của thai nhi nhưng trường hợp sinh con quái thai vẫn có thể xảy ra. Và đã có trường hợp người mẹ từ bỏ đứa con của mình bởi nhiều lý do khác nhau. Khi đó việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với trường hợp này cũng không phải “thẳng tuột” là cứ mang pháp luật ra để xử “tù” bởi phần nào xã hội cũng có cái nhìn đồng cảm hơn cho hoàn cảnh của người mẹ.

Thực tế tôi cũng chưa thấy trường hợp từ bỏ con quái thai nào bị xử lý hình sự đến mức phải ngồi tù cả. Hoặc có thể xảy ra ở địa phương nào mà tôi chưa biết.

“Cần phải nói là pháp luật hiện hành nghiêm cấm xâm hại tới sức khoẻ, tính mạng của người khác dưới mọi hình thức (trừ trường hợp thi hành án đối với người phạm tội bị tuyên án tử hình bằng một bản án có hiệu lực pháp luật)

Theo hướng dẫn tại nghị quyết 04/HĐTP ngày 29-11-1986 của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thì người mẹ do chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu (như: khiếp sợ trước dư luận chê bai về việc mang thai và đẻ con ngoài giá thú, hoặc trước dư luận khắc nghiệt của nhà chồng cho đẻ con gái là tai họa v.v…) hoặc bị hoàn cảnh khác quan đặc biệt chi phối (như: đứa trẻ sinh ra có dị dạng…) mà giết hại con mới mới sinh ra trong bảy ngày trở lại thì sẽ bị xử lý về tội giết con mới đẻ theo quy định tại điều 93 Bộ luật hình sự. Nếu đứa trẻ sinh ra đã được nuôi dưỡng sau 7 ngày thì bị người mẹ giết chết thì người mẹ bị xử lý về tội giết người với tình tiết tăng nặng định khung là phạm tội đối với trẻ em.”

Luật sư Trần Anh Dũng, công ty luật Đại Phúc

Băng Tâm

Giám sát chặt 'thi đầu ra' luật sư

Thứ 4, 11/09/2013 | 08:37
Ngày 10-9, Bộ Tư pháp đã tổ chức tọa đàm góp ý dự thảo thông tư thay thế Thông tư 21/2010 về quy chế tập sự hành nghề luật sư và hướng dẫn bồi dưỡng bắt buộc chuyên môn nghiệp vụ luật sư.

Luật sư ‘cứu sống’ người đàn bà buôn cả trăm bánh heroin

Thứ 6, 06/09/2013 | 13:57
“Em bị kết tội vì hành vi buôn bán gần cả trăm bánh hê rô in, chắc sẽ bị án tử hình. Luật sư còn bào chữa cứu em làm gì?”. Nữ bị cáo khóc nấc lên, gương mặt xinh đẹp giàn giụa nước mắt nói với luật sư.

Khi luật sư là 'người cũ'

Thứ 6, 06/09/2013 | 08:53
Trước đây, ông T. làm công ăn lương cho một công ty và từng đứng về phía công ty đấu với ông V. Nay ông T. là luật sư thì có quyền bảo vệ ông V. trong vụ kiện với chính công ty nọ?

Luật sư bào chữa 'nước đôi', được không?

Thứ 5, 05/09/2013 | 15:00
Chuyện luật sư ra tòa bào chữa kêu oan cho thân chủ nhưng lại “thòng” thêm rằng “nếu tòa kết tội thì xin giảm nhẹ hình phạt” đang gây tranh cãi trong chính giới luật sư.

Đại diện Viện kiểm sát phải ngồi ngang hàng luật sư

Thứ 3, 03/09/2013 | 09:50
Việc để kiểm sát viên ngồi ngang hàng với HĐXX vừa thể hiện sự bất bình đẳng về vị thế giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, vừa dễ tạo cảm giác thiếu khách quan khi tòa xử án.

Luật sư 'phản' thân chủ, được không?

Thứ 5, 29/08/2013 | 10:55
Ra tòa, luật sư bất ngờ đề nghị tòa bác yêu cầu xin ly hôn của thân chủ vì cho rằng chưa phù hợp với đạo đức. Hành động “xưa nay hiếm” này đã gây nhiều tranh cãi…