“Người nhà bệnh nhân rất lo lắng, tôi phải trấn an rất nhiều”

“Người nhà bệnh nhân rất lo lắng, tôi phải trấn an rất nhiều”

Hoàng Thị Bích
Thứ 2, 23/08/2021 | 08:00
0
Đó là lời chia sẻ của ThS.BS Dương Quốc Phong khi nhận được các yêu cầu nhờ hỗ trợ trong đêm với trường hợp diễn tiến nặng do nhiễm Covid-19.

Nhận hàng trăm yêu cầu hỗ trợ mỗi ngày

Những ngày này, trên các hội nhóm tư vấn sức khoẻ miễn phí online trong đợt dịch, có rất nhiều bệnh nhân với nhiều bệnh lý khác nhau không thể đến bệnh viện thăm khám đã nhờ các y bác sĩ tư vấn.

Dù bận rộn với công việc chính, thế nhưng nhiều bác sĩ vẫn tình nguyện tư vấn miễn phí cho người bệnh qua các kênh online như facebook, zalo, điện thoại… Trong quá trình tư vấn đó, các bác sĩ đã chia sẻ những câu chuyện khó quên.

Chia sẻ với Người Đưa Tin, ThS.BS Dương Quốc Phong, hiện đang công tác tại bệnh viện Thống Nhất, giảng viên Khoa Y, đại học Quốc Gia Tp.HCM cho biết, từ khi còn là sinh viên, BS. Phong đã được thầy dẫn đi khám bệnh từ thiện tại một mái ấm cho người già neo đơn ở Nhơn Trạch (Đồng Nai). Sau đó thì BS. Phong đều đặn đi khám từ thiện một mình.

“Trong xã hội, tôi thường hay nhìn thấy rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh nhưng không có điều kiện đến bệnh viện, phòng khám, vì lý do kinh tế hoặc ở vùng sâu vùng xa. Có rất nhiều tình huống, bệnh nhân chờ đến nặng rồi mới đi bác sĩ. Lúc đó, chi phí điều trị đắt đỏ hơn hoặc có thể quá muộn. Từ đó, tôi bắt đầu tập hợp và mời một số bác sĩ để cùng hỗ trợ tư vấn sức khỏe từ xa cho cộng đồng”, BS. Phong chia sẻ.

Bĩnh tĩnh sống - “Người nhà bệnh nhân rất lo lắng, tôi phải trấn an rất nhiều”

Nhóm Bác sĩ tư vấn sức khoẻ online thu hút đông thành viên tham gia,

Nói về quyết định tư vấn miễn phí mùa dịch, BS. Phong nói: “Mấy tháng gần đây, dịch Covid trở nên nghiêm trọng, việc đi khám chữa bệnh khó khăn, nên nhu cầu được tư vấn sức khỏe càng tăng cao hơn nữa. Dù công việc rất bận rộn, nhưng tôi vẫn luôn duy trì hoạt động tư vấn sức khỏe cho cộng đồng trên 2 trang facebook “Khỏe Đẹp Cùng Bác Sĩ Phong” và nhóm “Bác Sĩ Tư Vấn Sức Khoẻ Online”. Nhóm này do tôi và các bạn bè là bác sĩ, đồng nghiệp cùng tư vấn. Nhóm hoạt động cũng gần 2 năm và đã hỗ trợ tư vấn cho gần một ngàn trường hợp khác nhau. Mỗi trường hợp hỏi bệnh đều được gắn thẻ tag để phân loại nhằm giúp những người có vấn đề tương tự có thể tham khảo lại câu trả lời của các bác sĩ”.

Bĩnh tĩnh sống - “Người nhà bệnh nhân rất lo lắng, tôi phải trấn an rất nhiều” (Hình 2).

Bác sĩ Phong thường dành 2-3 giờ đồng hồ, bất cứ khi nào rảnh, để tư vấn online.

BS. Phong chia sẻ thêm chuyên khoa của anh là Nội Tiêu hoá – Dinh dưỡng, ngoài ra anh cũng tư vấn các bệnh lý Nội tổng quát và các bệnh lý đa khoa. Mỗi ngày, bác sĩ nhận được vài chục yêu cầu tư vấn. Gần đây,thì tăng lên rất nhiều, có khi hàng trăm yêu cầu mỗi ngày vì nhu cầu hỗ trợ sức khỏe trong mùa dịch đang tăng cao.

Mọi người gửi rất nhiều vấn đề khác nhau từ tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, thận, cơ xương khớp đến da liễu, mắt,...nên các câu hỏi rất đa dạng.

“Khi nhận được câu hỏi, tôi sẽ đánh giá xem lượng thông tin cung cấp đã đủ chưa? Cần hỏi gì thêm. Đồng thời, nhận diện ra vấn đề nào cần cấp cứu hoặc là dấu hiệu của bệnh nặng thì sẽ tư vấn bệnh nhân trực tiếp đi khám tại các bệnh viện, chuyên khoa phù hợp, tránh chậm trễ làm bệnh diễn tiến nặng. Đối với các vấn đề sức khỏe nhẹ hơn thì thường tôi có thể cho lời khuyên trực tiếp”, BS. Phong cho hay.

Do tình hình dịch bệnh ở Tp.HCM vẫn rất căng thẳng, trong quá trình tư vấn BS.Phong cũng gặp những tình huống của người bệnh khiến mình lo lắng. BS. Phong kể lại: “Gần đây, tôi cũng có nhận được các yêu cầu nhờ hỗ trợ trong đêm với trường hợp diễn tiến khó thở do bệnh nhân nhiễm Covid-19. Người nhà rất lo lắng và tôi phải trấn an rất nhiều rồi mới có thể hướng dẫn xử trí. Ngoài ra, có những trường hợp bệnh nhân diễn tiến nguy hiểm cần đến bệnh viện cấp cứu, nhưng do số ca bệnh đông nên cần sắp xếp giường bệnh để nhập viện. Việc đến bệnh viện chậm ảnh hưởng đến việc điều trị của bệnh nhân nên tôi cũng lo lắng rất nhiều”.

Theo BS. Phong, việc tư vấn khám bệnh online, trong nhiều trường hợp, không thể thay thế việc khám chữa bệnh truyền thống. Tuy nhiên tư vấn online cũng mang lại nhiều lợi ích khác. Nhóm của BS. Phong đã hỗ trợ rất nhiều người được khám bệnh sơ bộ, được tư vấn kịp thời, hướng dẫn đến điều trị ở đúng chuyên khoa; giúp giảm bớt 1 phần gánh nặng cho bệnh viện và giảm chi phí cũng như nguy cơ tăng nặng cho bệnh nhân.

Hàng ngày, ngoài các công tác ở trường đại học, bệnh viện và việc nghiên cứu các tài liệu y khoa, BS. Phong thường dành 2-3 giờ đồng hồ, bất cứ khi nào rảnh, để tư vấn online ở hai kênh Facebook nói trên.

Không chờ nhận lời cảm ơn

Trong khi đó, tại Hà Nội cũng đang thực hiện giãn cách, ThS. BS. Trần Anh Tuấn, hiện đang công tác tại bệnh viện mắt quốc tế DND (Hà Nội) cũng như nhiều bác sĩ khác tham gia nhóm “Hà Nội giúp nhau mùa dịch”, mong muốn đem kiến thức y khoa của mình để giúp hỗ trợ, tư vấn cho những trường hợp người bệnh không thể đến bệnh viện thăm khám trong thời điểm dịch bệnh.

BS. Tuấn chia sẻ, với tình hình dịch bệnh căng thẳng thế này, nhiều người ngại phải đến bệnh viện khám và điều trị mà tự dùng thuốc tại nhà. Điều này nhiều lúc vô tình khiến bệnh trở nặng thậm chí xảy ra những biến chứng khác.

“Tôi mong muốn góp một chút sức lực, nhận tư vấn tất cả các bệnh về Mắt, từ trẻ em cho tới người lớn cho bất kỳ ai có nhu cầu”, BS. Tuấn cho hay.

Bĩnh tĩnh sống - “Người nhà bệnh nhân rất lo lắng, tôi phải trấn an rất nhiều” (Hình 3).

Mới tham gia tư vấn miễn phí được một tuần nay, thế nhưng BS. Tuấn cho biết lượng bệnh nhân tìm đến, nhắn tin hỏi về tình hình bệnh nhiều, có lúc anh không kịp trả lời. Ngày đầu tiên lên đến 60 tin nhắn của người bệnh.

“Trong những lần tư vấn đó, có rất nhiều bệnh nhân với các tình trạng bệnh khác nhau, nặng có, nhẹ có. Tuy nhiên, có một trường hợp người bệnh tôi đoán là nặng nhưng vì lý do dịch mà họ từ chối lời khuyên đi khám của tôi. Đây cũng là trường hợp bệnh nhân khiến tôi lo lắng, tôi cũng có hỏi thăm nhưng bệnh nhân vẫn chưa chịu đi viện khám”, BS. Tuấn tâm sự.

Làm công việc thiện, thế nhưng trong cuộc trò chuyện với Người Đưa Tin, BS. Tuấn bảo giúp được ai thì cứ giúp mà thôi: “Có người thì nhắn tin cảm ơn, có người thì bình luận ở bài viết nhưng tôi không để ý vấn đề này lắm. Bởi, tôi giúp được ai thì cứ giúp thôi, chứ không giúp vì mong chờ người khác cảm ơn”.

BS. Tuấn bảo hiện công việc chính của anh cũng rất bận rộn, thế nhưng anh sẽ dành thời gian rảnh để tư vấn, hỗ trợ người dân đến khi nào dịch bệnh ổn định thì thôi.

Còn đối với BS. Phong, anh bảo anh đã tư vấn online từ trước đến nay, chứ không phải chỉ bắt đầu làm trong mùa dịch. Đây là công việc tư vấn vì cộng đồng, bác sĩ Phong không hứa chắc là sẽ làm đến khi nào nhưng anh sẽ làm hết mức có thể.

“Mong muốn của tôi là càng có nhiều người biết đến kênh tư vấn càng tốt, để những người có hoàn cảnh khó khăn sẽ tiếp cận được sự tư vấn sức khỏe sơ bộ sớm nhất. Tôi hy vọng những bác sĩ có cùng chí hướng sẽ tham gia nhóm để cùng hỗ trợ tư vấn cho mọi người”, BS. Phong bày tỏ.

Ngoài BS. Phong, BS. Tuấn còn có rất rất nhiều y bác sĩ sẵn sàng làm “hậu phương” tư vấn cho các bệnh nhân những bệnh lý khác nhau, với hy vọng người bệnh không bị bỏ lỡ “thời gian vàng” trong điều trị bệnh. Đồng thời, các bác sĩ cùng đều mong muốn giúp đỡ được càng nhiều người càng tốt.

Bộ Y tế xuất cấp 30.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 đợt 3

Chủ nhật, 22/08/2021 | 09:52
Remdesivir là là thuốc kháng virus được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt khẩn cấp để điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Bác sĩ điều trị bệnh nhân Covid-19: “Mong người trẻ đừng chủ quan"

Thứ 7, 21/08/2021 | 14:42
Mỗi khi nhắc về việc điều trị bệnh nhân Covid-19, bác sĩ Thân Mạnh Hùng đều không giấu nổi nỗi ám ảnh. Với anh, mỗi bệnh nhân khỏi bệnh là món quà quý giá nhất.

Bộ Y tế hướng dẫn mô hình trạm y tế lưu động

Thứ 7, 21/08/2021 | 20:03
Ngày 21/8, Thứ trưởng bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký quyết định 4042 ban hành Hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch Covid-19.
Cùng tác giả

Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Thứ 5, 28/03/2024 | 12:06
Ông Lê Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu trực thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã có nhiều khuyết điểm, sai phạm.

ĐBQH: Cấm tuyệt đối lái xe khi có nồng độ cồn là cần thiết

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:11
Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, quy định cấm tuyệt đối lái xe khi trong cơ thể có nồng độ cồn là cần thiết. Tuy nhiên, cần tiếp tục đánh giá tác động kỹ lưỡng.

Đau bụng, đi tiêu ra máu đi khám phát hiện ung thư đại tràng

Thứ 4, 27/03/2024 | 11:30
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh thường gặp và là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Bộ Y tế nói gì việc bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe?

Thứ 3, 26/03/2024 | 18:42
Bộ Y tế đã ban hành quyết định công bố bãi bỏ 12 thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục về cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe...

Phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập

Thứ 3, 26/03/2024 | 17:46
Các câu hỏi, đề xuất của đoàn viên, thanh niên tập trung vào nội dung như chương trình đồng hành của Đoàn trong nâng cao chất lượng nhân lực trẻ chất lượng cao...
Cùng chuyên mục

Nữ sinh có điểm thi tốt nghiệp cao nhất tỉnh ngậm ngùi tính nghỉ học

Thứ 2, 31/07/2023 | 08:39
Có điểm thi tốt nghiệp THPT cao nhất tỉnh Quảng Bình nhưng vì hoàn cảnh gia đình, Ngọc đành ngậm ngùi tính chuyện nghỉ học... đi xuất khẩu lao động.

Nam sinh mắc bệnh hiểm nghèo giành học bổng Đại học Anh quốc Việt Nam

Thứ 3, 09/05/2023 | 09:00
Mặc dù mắc căn bệnh tan máu bẩm sinh, hàng tháng phải đi viện truyền máu nhưng Nhật vẫn giành được học bổng “Trái tim sư tử” của Đại học Anh quốc Việt Nam.

Chuyện về những chuyến "xe 0 đồng" dành cho bệnh nhân nghèo

Thứ 2, 27/03/2023 | 14:35
Những chuyến "xe 0 đồng" đầy nghĩa tình đã trở thành điểm tựa tinh thần cho bệnh nhân nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

“Chưa bao giờ là muộn để học tiếng Anh với người theo nghề y!”

Thứ 2, 27/02/2023 | 08:06
Đó là chia sẻ về tầm quan trọng của tiếng Anh với nghề y của chàng bác sĩ trẻ có trình độ IELTS 8.0 ở Huế.

Chuyện về người “cha” 18 năm chôn cất hơn 1000 thai nhi xấu số

Chủ nhật, 26/02/2023 | 15:00
18 năm qua, ông Trọng cùng nhóm của mình lặng lẽ đến từng phòng khám, bệnh viện, cơ sở nạo phá thai,… để đưa thai nhi xấu số về chôn cất.
     
Nổi bật trong ngày

Vẫn còn nhiều "băn khoăn" về 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Thứ 4, 27/03/2024 | 19:00
Quy định về hưởng BHXH một lần trong Dự thảo lần này là nội dung được dư luận đặc biệt quan tâm.