Mấy ngày nay, cư dân mạng Trung Quốc liên tục đưa tin về trường hợp người phụ nữ 56 tuổi qua đời vì ung thư gan. Sau khi tìm hiểu, nhiều người không khỏi rùng mình, sợ hãi vì họ cũng đang có thói quen tương tự.
Theo đó, tờ Sohu đưa tin, người phụ nữ họ Lý, 56 tuổi, làm nội trợ tại nhà, được chẩn đoán mắc ung thư gan giai đoạn cuối cách đây vài tháng và đã từ bỏ điều trị.
Người nhà kể lại, tháng 6/2020, bà Lý bị vàng da nặng và đau tức vùng bụng bên phải, ban đầu bà Lý không quan tâm lắm nhưng cơn đau ngày càng xuất hiện nhiều và dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Lúc đó, bà mới đến bệnh viện kiểm tra rồi tá hoả khi biết mình mắc ung thư gan.
Từ đây, bà Lý cũng đưa ra câu hỏi với bác sĩ rằng bà không uống rượu bia, không hút thuốc sao có thể mắc bệnh nguy hiểm này?
Sau khi tìm hiểu thói quen sinh hoạt của bà Lý, bác sĩ mới chỉ ra nguyên nhân là do ba "thủ phạm" trong bếp lâu ngày không được vệ sinh kỹ càng.
Theo lời bác sĩ, chồng và các con của bà cũng được đưa đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ. Và rồi, kết quả là họ cũng mắc các bệnh khác về gan.
Không lâu sau, bà Lý qua đời vì bệnh quá nặng. Từ sự việc, bác sĩ đưa ra khuyến cáo, nếu cả 3 thứ trong nhà bếp này không được làm sạch, thay mới thì lá gan của cả nhà sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Cụ thể:
Chai đựng dầu ăn: Chai đựng dầu ăn là vật bất ly thân trong căn bếp của mỗi gia đình. Các gia đình thường có thói quen mua can dầu ăn to và chắt vào các chai đựng dầu bé hơn để dùng dần. Tuy nhiên, nhiều gia đình không có thói quen vệ sinh chai dầu ăn cũ, từ đây dẫn tới hiện tượng oxi hoá chai dầu.
Đũa gỗ và thớt: Đũa gỗ và thớt cũng là vật dụng không thể thiếu trong hầu hết các gia đình. Tuy nhiên, nếu để đũa - thớt trong môi trường ẩm ướt lâu ngày và không được khử trùng thì rất dễ sinh ra độc tố aflatoxin. Aflatoxin sau khi ăn vào cơ thể người sẽ được gan giải độc và chuyển hóa trực tiếp, lúc này sẽ làm tăng gánh nặng giải độc và chuyển hóa của gan, đồng thời là tác nhân gây ung thư bậc 1. Chỉ cần 1 mg Aflatoxin là có thể mắc ung thư gan. Bác sĩ khuyến cáo các hộ gia đình nên thay đũa mới 3 tháng/lần, thay thớt mỗi năm một lần.
Khăn lau bát đĩa: Khăn lau bát đĩa cũng nên được thay mỗi tháng một lần. Những chiếc khăn bị ướt lâu ngày sẽ sinh ra một số lượng lớn vi sinh vật và các chất độc hại. Nếu dùng chúng trong thời gian dài sẽ khiến vi khuẩn bám vào bát đĩa và gây hại không chỉ cho gan mà nhiều cơ quan khác của hệ tiêu hóa. Ngoài việc thay, cần giặt nước nóng và phơi khô thường xuyên.
Bốn bí quyết để nuôi dưỡng một lá gan khỏe mạnh:
Một, ẩm thực cân đối. Để dưỡng gan và bảo vệ gan nên ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin và protein, đặc biệt là các loại trái cây tươi. Tuy nhiên, bạn cần chú ý quản lý tốt lượng dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể, tránh ăn nhiều thực phẩm giàu calo để hạn chế tình trạng khó tiêu, đầy hơi, không tốt cho gan.
Hai, tập thể dục sau khi thức dậy. Việc rèn luyện cơ thể vào buổi sáng rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là lá gan. Bởi đây là khoảng thời gian gan hoạt động tích cực. Vì thế việc vận động lúc này sẽ giúp gan điều chỉnh đến trạng thái tốt nhất. Thói quen thường xuyên ngủ dậy muộn và lười vận động sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan và khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.
Ba, thư giãn đúng lúc. Mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể duỗi người, vận động gân cốt để khí huyết lưu thông. Thường xuyên đạp xe đạp cũng giải pháp đơn giản và hữu hiệu để dưỡng gan.
Bốn, vệ sinh tốt các vật dụng trong nhà bếp như: Thớt gỗ, bát đũa, khăn lau bát… Tất cả cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để đảm bảo cho gia đình bạn có những bữa ăn sạch sẽ, tốt cho cơ thể.
Tiểu Phi (Tổng Hợp)