Nguyên nhân và trách nhiệm khi để xảy ra án oan

Nguyên nhân và trách nhiệm khi để xảy ra án oan

Thứ 6, 27/12/2013 | 10:22
0
Sau vụ án Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, Nguoiduatin.vn tiếp tục tìm hiểu và thông tin về không ít vụ án có dấu hiệu oan sai khác.

Xoay quanh vấn đề nguyên nhân và trách nhiệm khi để xảy ra oan, sai, Nguoiduatin.vn đã có cuộc trao đổi với TS.Nguyễn Văn Điệp, trưởng khoa Đào tạo luật sư - học viện Tư pháp.

VKS không thể “né” trách nhiệm

Mới đây, một vị Đại biểu Quốc hội cho rằng đa phần các vụ án oan sai nguyên nhân đầu tiên từ giai đoạn điều tra. Quan điểm của ông về ý kiến này?

Khi một vụ án hình sự xảy ra, điều tra là khâu mở đầu, các hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan tới vụ án, bảo vệ hiện trường được tiến hành. Những công việc trên đều do cơ quan điều tra thực hiện. Trong quá trình thực hiện, điều tra viên (ĐTV) có trách nhiệm đánh giá về tính chất mức độ của hành vi nguy hiểm cho xã hội và định hướng cho cuộc điều tra. Nguyên nhân dẫn đến các vụ án oan sai phần nhiều do hoạt động điều tra không tỉ mỉ, không khách quan, dẫn đến nhận định sai lầm.

Cá biệt có trường hợp, ĐTV còn non yếu về nghiệp vụ hoặc do không vô tư trong khi đang điều tra vụ án đã lồng ý kiến cá nhân của mình vào. Do đó, tôi đồng tình với Đại biểu Quốc hội, các vụ án oan sai có một phần lỗi lớn xuất phát từ các hoạt động điều tra như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, trong tố tụng hình sự, cáo trạng chính là quan điểm của VKS khi kết thúc giai đoạn truy tố. Cáo trạng của VKS có thể đồng nhất với quan điểm của cơ quan điều tra trong kết luận điều tra và cũng có thể khác với quan điểm của cơ quan điều tra (ví dụ, VKS bổ sung hoặc loại bớt số các bị can bị truy tố; VKS truy tố các bị can theo một tội danh nặng hơn hoặc nhẹ hơn). Do đó một phần trách nhiệm còn thuộc về VKS.

Luật sư - Nguyên nhân và trách nhiệm khi để xảy ra án oan

TS. Nguyễn Văn Điệp, trưởng khoa Đào tạo luật sư- học viện Tư pháp.

Có ý kiến cho rằng, cơ quan điều tra vì phải chạy theo áp lực của dư luận và lãnh đạo, đặc biệt đối với những vụ trọng án nên đã có nhiều sai sót dẫn đến việc khởi tố, truy tố không đúng người, đúng tội, đúng pháp luật?

Nói như vậy là không hoàn toàn đúng. Tuy nhiên cũng có trường hợp do nôn nóng về thành tích, cá biệt cũng có vụ án đặc biệt nghiêm trọng có sức ép từ lãnh đạo và cũng có tư tưởng “bắt nhầm còn hơn bỏ sót”. Từ những thực tiễn đau xót (như vụ án Nguyễn Thanh Chấn), theo tôi, cơ quan điều tra cần có tư duy: Trong giai đoạn điều tra, nếu không chứng minh được tội phạm thì nên suy đoán theo hướng vô tội, để không làm oan người vô tội.

Cần đề cao vai trò Luật sư

Dư luận cho rằng, trong quá trình hỏi cung không có mặt của luật sư, nên đôi khi có việc bị can bị ép cung, thậm chí dùng nhục hình dẫn đến việc sai lệch trong hồ sơ vụ án. Ông nhận xét thế nào về ý kiến này?

Pháp luật Việt Nam được thể hiện bằng những nguyên tắc trong tố tụng. Cụ thể, trong vụ án, “trọng chứng hơn trọng cung”, hay bị can, bị cáo không có trách nhiệm chứng minh mình có tội. Việc chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan điều tra. Pháp luật cũng đã dự tính có thể xảy ra tiêu cực trong quá trình tố tụng, nên đã quy định luật sư được quyền tham gia ngay từ giai đoạn đầu của quá trình tố tụng. Tuy nhiên, luật chỉ dừng lại ở mức độ cho phép, chưa phải là một quy định bắt buộc. Vì lẽ đó nên nhiều vụ án không có luật sư tham gia ngay từ giai đoạn điều tra dẫn đến việc có hiện tượng mớm cung, ép cung và còn để lọt tội phạm.

Tôi cho rằng, dù luật pháp có chặt chẽ đến đâu thì yếu tố con người vẫn quyết định, do đó cần phải có niềm tin nội tâm của người làm án dựa trên cơ sở của pháp luật và ý thức pháp luật. Tôi lấy ví dụ, thẩm phán thấy bị cáo kêu oan thì phải kiểm tra, xem xét lại một cách tỉ mỉ kỹ lưỡng tất cả các chứng cứ trong vụ án, trường hợp cần thiết phải đích thân thực hiện một số hoạt động thẩm tra cần thiết.

Trên thực tế, BLTTHS đã có các quy định khá chặt chẽ để phòng ngừa việc làm oan người vô tội. Vậy tại sao vẫn còn xảy ra những vụ án mà chứng cứ buộc tội có được từ việc ép cung, mớm cung, thậm chí dùng nhục hình? Làm cách nào để hạn chế được thực tế đáng buồn này, thưa ông?

Theo tôi, ý kiến của bộ trưởng bộ Công an Trần Đại Quang về việc gắn camera và băng ghi âm trong quá trình hỏi cung là vô cùng cần thiết và tiến bộ. Nếu làm được điều này, tôi cho là rất hữu ích vì không chỉ tránh được oan sai mà còn là thử thách lớn đối với những điều tra viên. Bên cạnh sự hỗ trợ của các trang thiết bị kỹ thuật, cần đề cao vai trò của luật sư trong các vụ án hình sự để việc hỏi cung được minh bạch và công khai. Nói tóm lại hỏi cung là một cuộc đấu trí giữa bị can và điều tra viên, điều đó đồng nghĩa với việc điều tra viên luôn cần phải trau dồi kiến thức, không chỉ chuyên môn mà còn cả kiến thức về mặt xã hội để đáp ứng yêu cầu công việc và phải đặt vấn đề đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử lên hàng đầu. Điều quan trọng là tránh làm oan người vô tội, đồng thời tránh để lọt tội phạm.

Xin cảm ơn ông!                           

Cần sửa đổi BLTTHS

Việc có luật sư từ giai đoạn điều tra là điều rất cần thiết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can. Nhưng nếu quy định bắt buộc phải có luật sư từ giai đoạn điều tra trong tất cả các vụ án hình sự thì phải sửa đổi BLTTHS. Việc này liên quan tới việc xây dựng luật và các văn bản hướng dẫn, do đó không thể một sớm một chiều mà đã thực hiện được.

Minh Khánh - Cao Tuân - Lương Liễu

Luật sư phân tích việc nêu người vi phạm giao thông lên báo

Thứ 4, 25/12/2013 | 08:13
Bộ Công an mới có đề xuất, nhà chức trách sẽ tổng hợp hàng tuần danh sách người bị tước giấy phép lái xe do chạy quá tốc độ, lái xe khi uống nhiều rượu bia... gây tai nạn giao thông để nêu trên báo, đài truyền thanh. Nhiều luật sư đã có những ý kiến phân tích về đề xuất này.

Luật sư nói về mức án băng nhóm chặt tay, cướp SH

Thứ 3, 24/12/2013 | 08:15
Nạn nhân có tỷ lệ thương tật lên đến 47% cho nên các bị cáo có thể bị đề nghị truy tố theo khoản 3, Điều 133 Bộ luật hình sự với khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù.

Luật sư luận mức án các bị can trong vụ bầu Kiên

Thứ 3, 17/12/2013 | 08:49
Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa mới hoàn tất bản cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên), cựu phó chủ tịch HĐQT, phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng ACB với 4 tội danh.

Luật sư yêu cầu đưa chứng cứ ăn chia của các sếp Vinalines

Thứ 5, 09/01/2014 | 08:55
"Tiền không chuyển vào tài khoản cá nhân các bị cáo hay tài khoản Vinalines, vậy căn cứ nào khẳng định đây là tài sản của Vinalines để quy buộc bị cáo tham ô?”, luật sư Ngô Ngọc Thuỷ nêu trong phần tranh tụng chiều 13/12.

Luật sư của Dương Chí Dũng trình bày quan điểm về tham nhũng

Thứ 6, 13/12/2013 | 10:20
"Nói về tham nhũng, đừng gắn liền với vụ án anh Dương Chí Dũng. Ở góc độ của luật sư, vụ án này cũng là việc nhỏ so với việc chung thôi.", Luật sư Trần Đình Triển cho biết.

Nữ luật sư xinh đẹp ‘cứu sống’ đứa con giết chết mẹ nuôi

Thứ 2, 09/12/2013 | 09:32
Phùng Văn T đã bị TAND tỉnh Nam Định tuyên án tử hình về tội “Giết người”, 4 năm tù về tội “Cướp tài sản”, tổng hợp hình phạt chung mà T phải nhận là tử hình.

Luật sư phân tích việc nêu người vi phạm giao thông lên báo

Thứ 4, 25/12/2013 | 08:13
Bộ Công an mới có đề xuất, nhà chức trách sẽ tổng hợp hàng tuần danh sách người bị tước giấy phép lái xe do chạy quá tốc độ, lái xe khi uống nhiều rượu bia... gây tai nạn giao thông để nêu trên báo, đài truyền thanh. Nhiều luật sư đã có những ý kiến phân tích về đề xuất này.

Luật sư nói về mức án băng nhóm chặt tay, cướp SH

Thứ 3, 24/12/2013 | 08:15
Nạn nhân có tỷ lệ thương tật lên đến 47% cho nên các bị cáo có thể bị đề nghị truy tố theo khoản 3, Điều 133 Bộ luật hình sự với khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù.

Luật sư luận mức án các bị can trong vụ bầu Kiên

Thứ 3, 17/12/2013 | 08:49
Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa mới hoàn tất bản cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên), cựu phó chủ tịch HĐQT, phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng ACB với 4 tội danh.

Luật sư yêu cầu đưa chứng cứ ăn chia của các sếp Vinalines

Thứ 5, 09/01/2014 | 08:55
"Tiền không chuyển vào tài khoản cá nhân các bị cáo hay tài khoản Vinalines, vậy căn cứ nào khẳng định đây là tài sản của Vinalines để quy buộc bị cáo tham ô?”, luật sư Ngô Ngọc Thuỷ nêu trong phần tranh tụng chiều 13/12.

Luật sư của Dương Chí Dũng trình bày quan điểm về tham nhũng

Thứ 6, 13/12/2013 | 10:20
"Nói về tham nhũng, đừng gắn liền với vụ án anh Dương Chí Dũng. Ở góc độ của luật sư, vụ án này cũng là việc nhỏ so với việc chung thôi.", Luật sư Trần Đình Triển cho biết.

Nữ luật sư xinh đẹp ‘cứu sống’ đứa con giết chết mẹ nuôi

Thứ 2, 09/12/2013 | 09:32
Phùng Văn T đã bị TAND tỉnh Nam Định tuyên án tử hình về tội “Giết người”, 4 năm tù về tội “Cướp tài sản”, tổng hợp hình phạt chung mà T phải nhận là tử hình.