Nhận dạng 7 đặc điểm tín dụng đen để tránh bị cho vay “cắt cổ”  

Nhận dạng 7 đặc điểm tín dụng đen để tránh bị cho vay “cắt cổ”  

Thứ 6, 21/09/2018 | 09:30
0
Cho vay quen biết giữa các cá nhân, thủ tục đơn giản, lãi suất cao, vật thế chấp linh hoạt, rủi ro lớn... là những đặc điểm dễ nhận dạng nhất của tín dụng đen.

Thời gian qua nạn tín dụng đen hoành hành khắp nơi. Vấn nạn chung là lãi suất cao "cắt cổ", người vay bị đòi nợ bằng các hình thức "khủng bố" về tinh thần, sức khỏe, thậm chí đe dọa cả tính mạng... Nhiều giải pháp đẩy lùi tín dụng đen đã được đề xuất, song tình trạng này không hề giảm đi.

Tài chính - Ngân hàng - Nhận dạng 7 đặc điểm tín dụng đen để tránh bị cho vay “cắt cổ”  
Ma trận tín dụng đen đang hoành hành, bủa vây người dân

Chiều 20/9/2018, báo điện tử Trí thức Trẻ phối hợp với kênh Thông tin Tài chính Kinh tế CafeF tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Đi tìm giải pháp đẩy lùi tín dụng đen”, cung cấp cái nhìn toàn cảnh về thực trạng và đề ra một số giải pháp đẩy lùi tín dụng đen ở Việt Nam.

Theo TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV, trong nền kinh tế, có 2 loại tín dụng là chính thức và phi chính thức. Phi chính thức rất rộng và tín dụng đen chỉ là một phần nhỏ, có nhiều dạng, vay bạn bè, người thân, vay các công ty, vay cầm đồ, vay ở tổ chức tài chính vi mô,…

“Theo tôi, với tín dụng phi chính thức, có cả nghĩa tích cực và tiêu cực. Thực tế, các tổ chức tài chính ở Việt Nam chúng ta đang chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay mượn của người dân, từ đấy phát sinh ra tín dụng phi chính thức, thậm chí tín dụng đen” – ông Lực nói.

Nói về đặc điểm của tín dụng đen, TS. Cấn Văn Lực cho rằng có 7 đặc điểm. Thứ nhất là cho vay quen biết giữa các cá nhân. Hai là có địa lý gần nhau, chủ yếu xảy ra ở nông thôn. Thứ ba là không theo chuẩn mực nào, chủ yếu là vay nóng. Thứ tư là thủ tục cực kỳ đơn giản, mọi lúc, mọi nơi, mọi yêu cầu, linh hoạt. Thứ năm là món vay thường nhỏ. Thứ sáu, tài sản đảm bảo cực kỳ đa dạng, có thể ti vi tủ lạnh, sổ đỏ, điện thoại,…. Thứ bảy là có thể gia hạn nếu cần. Cuối cùng là cực kỳ rủi ro.

“Có 3 loại vay tín dụng đen. Một là cho vay tiền gộp, nghĩa là ngắn hạn, yêu cầu trả gốc và lãi hàng ngày. Hai là vay nóng, trả lãi theo ngày, trả nợ gốc vào một thời điểm ấn định, loại này cực kỳ rủi ro vì lãi suất cao. Vay gộp, lãi suất hiện nay khoảng 60-70%. Còn vay nóng lên hơn 100%.

Loại cuối cùng là cho vay mua xổ số, hay "đề đóm" – ông Lực cho hay.

Dưới góc độ giám sát chuyên môn, ông Phạm Huyền Anh, Phó Chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng Nhà nước cho rằng, có 4 nguyên nhân lớn nhất dẫn đến nạn tín dụng đen:

Thứ nhất, pháp luật cả dân sự và hình sự đều có quy định về xử lý, truy tố hình sự với tội tín dụng đen, cho vay nặng lãi nhưng đối tượng cho vay rất tinh vi.

Thứ hai, đối tượng đi vay giấu giếm không chịu nói ra đến khi chuyện vỡ lở thì mới biết.

Thứ ba, các luật đều có nhưng chưa đầy đủ, chưa cụ thể và trong quá trình xử lý điều tra gặp khó.

Lý do cuối cùng là hệ thống ngân hàng hiện nay đã có đầy đủ các loại hình TCTD để đáp ứng nhu cầu vay vốn của tổ chức cá nhân trong đời sống xã hội, mỗi loại hình có một sân chơi riêng, mỗi loại hình có một phạm vi hoạt động, địa bàn hoạt động khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu. Tuy nhiên đối tượng vay tín dụng đen là những người có công việc không ổn định, thu nhập không ổn định, phát sinh nhu cầu thậm chí liên quan hành vi không lành mạnh với xã hội…từ đó dẫn đến việc người ta không nhận thức được về tín dụng đen. Khi điều kiện kinh tế xã hội càng phức tạp thì càng là mảnh đất màu mỡ để cho tín dụng đen phát triển.

Số liệu hiện nay, ước tính quy mô của tín dụng phi chính thức sẽ ở khoảng 15-20% tổng tín dụng của nền kinh tế. Trong đó, quy mô tín dụng đen chiếm khoảng 30-35% tổng tín dụng phi chính thức, tương đương khoảng 6-8% tổng dư nợ nền kinh tế, chỉ tầm 400-500 ngàn tỷ. Quy mô không quá lớn, nhưng theo TS. Cấn Văn Lực, hệ lụy là lớn.

Bàn về giải pháp đẩy lùi tín dụng đen, các chuyên gia, nhà quản lý thống nhất rằng bên cạnh việc xử lý sai phạm theo pháp luật, quản lý giám sát chặt chẽ thì cần phát triển tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam.

Cần phải phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các công ty tài chính, công ty công nghệ để tạo ra một hệ sinh thái giúp người dân vay vốn thuận lợi hơn.

Tài chính - Ngân hàng - Nhận dạng 7 đặc điểm tín dụng đen để tránh bị cho vay “cắt cổ”   (Hình 2).
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV

Để đẩy lùi tình trạng tín dụng đen, theo TS. Cấn Văn Lực, giải pháp quan trọng đầu tiên là phải tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng của người dân doanh nghiệp, thực hiện tốt quyết định 1626 của Chính phủ về tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chúng ta có di động, có internet phát triển và cần tận dụng,…gọi nôm na là tài chính số, ngân hàng số,...

Tăng giáo dục tài chính, nâng cao hiểu biết của người dân về các dịch vụ, một là họ sẽ tìm đến tín dụng phi chính thức thay vì tín dụng đen, hai là nâng cao ý thức trả nợ. Hạn chế tội phạm liên quan cho vay nặng lãi, hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều này cần sự phối hợp của các cơ quan bộ ngành liên quan.

Hiện nay, chúng ta có nhiều sản phẩm tài chính mới, như cho vay ngang hàng, huy động vốn từ cộng đồng, các cơ quan quản lý cần sớm ban hành văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, các kênh thị trường vốn cần phát triển hơn, đặc biệt tài chính vi mô.

“Không nên coi tín dụng phi chính thức là xấu, vì người dân vẫn có nhu cầu và chúng ta cũng cần có nguồn cung. Tôi nhớ đến một diễn giả quốc tế từng nói rằng, tín dụng phi chính thức đáp ứng nhu cầu hơn là tội đồ.

Phải bóc tách ra, cái nào tín dụng đen thì ngăn chặn, cái nào đáp ứng nhu cầu chính đáng thì nên khuyến khích” – ông Lực nói.

Minh Minh

Tín dụng “đen” thời công nghệ: Mập mờ giữa lãi suất và phí

Thứ 3, 11/09/2018 | 19:45
Hợp đồng cam kết lãi suất 0% nhưng phí lại lên đến 14%/gói vay 7 ngày đã khiến nhiều khách hàng té ngửa với các app tín dụng.

Tín dụng "đen" thời công nghệ số

Thứ 4, 05/09/2018 | 11:56
Hàng loạt ứng dụng cho vay trực tuyến lãi suất thấp ra mắt rầm rộ, ngày càng nhiều người dễ mờ mắt rơi vào bẫy tín dụng "đen".

Hà Nội: Triệt phá thành công ổ nhóm cho vay “tín dụng đen”

Chủ nhật, 05/08/2018 | 22:46
Công an quận Hà Đông, TP. Hà Nội vừa triệt phá thành công ổ nhóm cho vay “tín dụng đen”, khởi tố 4 đối tượng về hành vi “cưỡng đoạt tài sản”.
Cùng tác giả

GS. Nguyễn Anh Trí: Paracetamol hay chanh, sả không chữa được Covid

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:45
GS.BS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đưa ra một số khuyến cáo trước trào lưu tự phòng chữa bệnh Covid-19 tại nhà của một bộ phận người dân hiện nay.

ĐBQH Phan Đức Hiếu: Giảm lãi suất cần đi kèm khả năng hấp thụ vốn của DN

Thứ 2, 26/07/2021 | 07:19
Vị ĐBQH đoàn Thái Bình chia sẻ thẳng thắn về một số giải pháp thiết thực nhưng cũng rất thị trường để tiếp sức cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì Covid-19.

"Chống dịch phải chấp nhận hi sinh một vài chỉ tiêu kinh tế"

Chủ nhật, 25/07/2021 | 14:42
Chúng ta kỳ vọng "mục tiêu kép", nhưng chống dịch như chống giặc, đòi hỏi phải hi sinh, sẽ có lúc một số chỉ tiêu không đạt được , Chủ tịch hiệp hội DNNVV nói.

ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Thứ 7, 24/07/2021 | 19:13
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) phát biểu hài hước như vậy khi nói về thực trạng chậm tiến độ của một số dự án đầu tư công hiện nay.

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…
Cùng chuyên mục

Tiền tỷ gửi ngân hàng đột ngột “bốc hơi”: Xử lý thế nào?

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:45
Chuyên gia khuyến cáo, khách hàng chỉ nên giữ một số tiền nhỏ trong tài khoản ngân hàng của mình và thường xuyên kiểm tra giao dịch.

Lăng kính chứng khoán 29/3: Tránh mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá

Thứ 6, 29/03/2024 | 06:30
Có thể áp lực chốt lời sẽ gia tăng sau nhiều phiên giữ vững sắc xanh, nhà đầu tư nên tránh tâm lý fomo mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá để hạn chế rủi ro.

VietinBank miễn nhiệm 1 Phó Tổng Giám đốc

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:00
Sau khi miễn nhiệm ông Phương, ban điều hành của VietinBank sẽ còn 8 thành viên, trong đó ông Đỗ Thanh Sơn là Phó Tổng Giám đốc phụ trách ban điều hành.

VN-Index chinh phục lại mốc 1.290 điểm, TCB bùng nổ giao dịch

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:38
Sau thông tin chia cổ tức và tăng vốn điều lệ, mã TCB tăng 5,38% lên 48.000 đồng/cổ phiếu, vốn hoá ở mức 169.080 tỷ đồng - cao nhất hơn 2 năm gần đây.

LPBank muốn đổi tên thương mại, không chia cổ tức trong 3 năm tới

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:13
Theo LPBank, không chia cổ tức nhằm tăng cường năng lực tài chính thông qua việc sử dụng lợi nhuận để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc chi 270 triệu USD mua sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 599,93 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, với trị giá 269,71 triệu USD.

Lăng kính chứng khoán 29/3: Tránh mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá

Thứ 6, 29/03/2024 | 06:30
Có thể áp lực chốt lời sẽ gia tăng sau nhiều phiên giữ vững sắc xanh, nhà đầu tư nên tránh tâm lý fomo mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá để hạn chế rủi ro.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Cổ đông Techcombank sắp nhận cổ tức "khủng"

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:43
Techcombank lần đầu trình cổ đông phương án chia cổ tức bằng tiền mặt 15%, tức mỗi cổ phiếu TCB dự kiến được nhận 1.500 đồng.

VN-Index chinh phục lại mốc 1.290 điểm, TCB bùng nổ giao dịch

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:38
Sau thông tin chia cổ tức và tăng vốn điều lệ, mã TCB tăng 5,38% lên 48.000 đồng/cổ phiếu, vốn hoá ở mức 169.080 tỷ đồng - cao nhất hơn 2 năm gần đây.