Nhận trách nhiệm, hành động tiếp theo là gì thưa Bộ trưởng GTVT?

Nhận trách nhiệm, hành động tiếp theo là gì thưa Bộ trưởng GTVT?

Thứ 3, 29/05/2018 | 18:22
4
Sau các vụ tai nạn tàu hỏa liên tiếp xảy ra, Bộ trưởng bộ GTVT đã lên tiếng xin lỗi, nhận trách nhiệm vì những yếu kém của ngành Đường sắt. Vậy, hành động tiếp theo của Bộ trưởng sẽ thế nào?

Trong cuộc họp diễn ra suốt 3 giờ đồng hồ về công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt chiều ngày 28/5, Bộ trưởng bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định sẽ chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước, thành thật xin lỗi các gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông đường sắt trong thời gian vừa qua. Đồng thời, vị "Tư lệnh" cũng chịu trách nhiệm trước những thiếu sót, bất cập của toàn ngành Giao thông vận tải, trong đó có đường sắt.

Cafe8 - Nhận trách nhiệm, hành động tiếp theo là gì thưa Bộ trưởng GTVT?

Bộ trưởng bộ GTVT Nguyễn Văn Thể xin lỗi về các vụ tai nạn đường sắt thời gian qua.

Người ta vẫn thường quan niệm rằng, đến bệnh viện trăm sự là nhờ bác sĩ, đến trường học là biết ơn thầy cô và tất nhiên, đi trên mọi nẻo đường là trân trọng những người làm nên con đường, trong đó vai trò người đứng đầu là Bộ trưởng GTVT ạ!

Cũng vì rất tôn trọng, nên sau khi đọc được những lời xin lỗi, nhận trách nhiệm đó, dư luận rất quan tâm xem tới đây, hành động tiếp theo của Bộ trưởng sẽ như thế nào?

Xin lỗi, xin nhận trách nhiệm không phải nói cho có, cho xong nhiệm vụ. Thông thường, khi đã nhận ra vấn đề thì phải có một hình thức kỷ luật nào đó tương ứng, thậm chí có thể là giáng chức, nặng thì cách chức. "Xin chịu trách nhiệm” thì Bộ trưởng cũng cần nói rõ sẽ chịu trách nhiệm về cái gì? Cách thức xử lý khủng hoảng đó ra sao?

Cá nhân tôi nghĩ rằng, lãnh đạo tổng công ty xin chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng còn Bộ trưởng xin chịu trách nhiệm trước cấp cao hơn nữa... như vậy là đúng nhưng chưa đủ! Nếu không giải quyết ngay câu chuyện “trách nhiệm” kể trên thì mọi sự sẽ trôi qua trong im lặng, khi sự phẫn nộ của dư luận lắng xuống… Và như thế, bức tranh ngành Đường sắt nói riêng và ngành GTVT nói chung sẽ mãi mãi "cổ lỗ sĩ" như chính cách vận hành của ngành Đường sắt vậy, cho dù có đầu tư rót vốn bao nhiêu đi nữa.

Xin hỏi, Bộ trưởng có trách nhiệm như thế nào trong việc xác lập lại niềm tin của nhân dân thời gian tới đây? Bởi chỉ có lấy được lòng dân, được dân tin yêu thì "Tư lệnh" ngành mới có thể thực hiện được những kế hoạch tới của mình. 

Những sự cố, tai nạn đáng tiếc dù sao cũng xảy ra rồi, người chịu hậu quả nặng nề chẳng ai khác chính là người dân. Bộ trưởng cùng các bên liên đới cũng đã lên tiếng, thế nhưng với cương vị là một công dân, tôi vẫn không khỏi băn khoăn lo lắng. Tôi nghĩ rằng, trách nhiệm của Bộ trưởng là nên giải thích rõ ràng và chỉ đạo quyết liệt với những giải pháp cụ thể hơn để người dân tin một lần nữa những lời “nhận trách nhiệm” của Bộ trưởng.

Bởi vì mục đích lớn nhất của chúng ta hướng đến không phải chỉ đơn giản là lời nhận trách nhiệm của người đứng đầu. Thực trạng thì đã quá rõ rồi nên vấn đề được quan tâm nhất là hành động thiết thực của Bộ trưởng dành cho dân, giải quyết từng “điểm đen” vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Có thể, nếu Bộ trưởng thường xuyên "rời chiếc ghế quan" hơn, đến hiện trường, chứng kiến và cảm nhận tình trạng của ngành Đường sắt hiện nay sẽ thấu hiểu được nỗi thống khổ bấy lâu của nhân dân. Tôi tin rằng, quyền hạn Bộ trưởng đang nắm giữ cũng căng thẳng và áp lực như chính cỗ máy đường sắt “cổ” ở nước ta mà người cầm lái luôn phải căng mình ra chèo chống.

Vì vậy, người dân luôn mong người đứng đầu bộ GTVT cần nghiêm túc thực hiện để thấu hiểu hơn và tránh tái diễn việc biến một thứ bất thường thành bình thường như nhận trách nhiệm là xong, bởi cái giá phải trả sẽ rất đắt, có thể tạc thành bia miệng để đời.    

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Thục Nguyên

Bộ trưởng GTVT nhận trách nhiệm với Đảng - Nhà nước về tai nạn đường sắt

Thứ 2, 28/05/2018 | 22:50
Chiều tối ngày 28/5, Bộ trưởng bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nhận trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước, thành thật xin lỗi các gia đình có nạn nhân trong 4 vụ tai nạn giao thông đường sắt.

Tư lệnh ngành giao thông: Xin đừng lặng im đến thế!

Thứ 2, 28/05/2018 | 20:26
Chỉ trong vòng 1 tuần liên tiếp xảy ra 4 vụ tai nạn tàu hoả khiến đường sắt trở thành “điểm đen” gióng lên hồi chuông cảnh báo. Câu hỏi đặt ra là người đứng đầu ngành đường sắt - Bộ trưởng bộ GTVT đang ở đâu khi những vụ tai nạn thương tâm xảy ra?
Cùng tác giả

Những hiểm họa khôn lường khi cha mẹ không tiêm phòng sởi cho trẻ

Thứ 5, 04/10/2018 | 07:00
Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh các bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, một số bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi không cho trẻ tiêm vắc-xin.

Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ "chất độc vào cơ thể"

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:00
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Vậy nguyên nhân sâu xa do đâu và lý do gì khiến họ có cái nhìn như vậy?

Bộ Y tế ra công văn khẩn về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 01/10/2018 | 20:56
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn số 1030/DP-DT do ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Thông tin về tình trạng sức khỏe cháu bé có bố mẹ tử vong trong vụ cháy ở Đê La Thành

Thứ 4, 26/09/2018 | 12:39
Theo thông tin từ bệnh viện cho biết, cháu bé đã có tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên do trẻ có tình trạng bệnh phổi mạn tính nên vẫn cần hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập. Trong thời gian tới trẻ sẽ được tiến hành cai máy thở, duy trì các thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị khẩn về việc sử dụng SGK và sách tham khảo

Thứ 2, 24/09/2018 | 19:58
Ngày 24/9, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kí quyết định chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.