Nhiều ngân hàng chỉ hạ lãi suất trên giấy?

Nhiều ngân hàng chỉ hạ lãi suất trên giấy?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
0
Doanh nghiệp vẫn kêu cứu, còn ngân hàng cứ chần chừ hạ lãi suất theo chỉ đạo của thống đốc

Theo yêu cầu của thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại (NHTM) phải kéo lãi suất các khoản cho vay cũ xuống tối đa 15%. Trên lý thuyết, đây được coi là “cơn gió lành” đưa đến giúp xoa dịu “cơn đói khát” đang hành ha” doanh nghiệp. Theo công bố, đa số các NHTM đã thực hiện chỉ thị trên và công bố giảm lãi suất nợ cũ. Tuy nhiên, đại diện một số doanh nghiệp than thở, đây chỉ là “chiêu bài”, vì ngân hàng vẫn đang chần chừ, kéo dài thời gian giữ vốn...

Ngân hàng nói đã giảm, doanh nghiệp bảo chưa

Sáng 20/7, trong cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp với ngân hàng về lãi suất và cơ cấu lại nợ, bà Nguyễn Thị Mai Sương, giám đốc NHNN chi nhánh Hà Nội cho biết, đến nay, toàn bộ 12 ngân hàng cổ phần và 8 công ty tài chính có trụ sở tại Hà Nội và chi nhánh các ngân hàng quốc doanh đã giảm lãi suất các khoản vay cũ về tối đa 15% một năm. “Các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đã giảm được 30-50% tổng số các hợp đồng vay lãi suất cũ trên 15%. Riêng Vietcombank và BIDV đã giảm 100%. Các ngân hàng khác đang rà soát và cố gắng trong tháng 7 sẽ hoàn tất đưa lãi suất khoản vay cũ về 15%”, bà Sương thông tin thêm.

Trước đó, đại diện NHNN chi nhánh TP.Hồ Chí Minh cũng cho biết, một số ngân hàng trên địa bàn đã điều chỉnh các món vay cũ thuộc 4 lĩnh vực ưu tiên xuống 13%/năm. Các lĩnh vực khác là dưới 15%/năm. Cá biệt sẽ có một vài ngân hàng miễn 100% lãi suất cho một số đối tượng đặc biệt. “NHNN sẽ tổ chức kiểm tra, nơi nào vi phạm, làm không nghiêm việc giảm lãi suất cho các hợp đồng cũ sẽ bị xử lý”, vị này nhấn mạnh.

Bất động sản - Nhiều ngân hàng chỉ hạ lãi suất trên giấy?

Tuy vậy, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, dù đã có chỉ đạo của thống đốc nhưng không phải đơn vị nào cũng được tiếp cận với lãi suất 15%/năm. Không ít “ông chủ” phàn nàn, ngân hàng chỉ gật đầu giảm lãi suất với doanh nghiệp “khỏe” thay vì thực hiện đồng loạt như chỉ thị. Chia sẻ với Người đưa tin, đại diện một doanh nghiệp xây dựng tại Cầu Diễn (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Với những khoản vay mới, có vẻ ngân hàng “rộng hầu bao”, cởi mở hơn nhưng khi đề cập đến khoản vay cũ ngân hàng đều “bao biện”… phải chờ xem xét!?. Dù các ngân hàng đã công bố giảm lãi suất nợ cũ về 15% nhưng tất cả mới chỉ là lời nói, còn thực tế lại khá phũ phàng. Tôi có cảm giác, ngân hàng đang quay lưng phó mặc “sống chết mặc bay” khi doanh nghiệp gặp khó khăn. Đặc biệt, doanh nghiệp bị cho rằng liên quan đến “ông” bất động sản nên ngân hàng dường như không mặn mà khi cho chúng tôi vay vốn”, vị này nói.

Đại diện doanh nghiệp này cũng kể tường tận hoàn cảnh của mình cho phóng viên: “Công ty tôi có ký hợp đồng vay vốn để mua thiết bị, vật tư với chi nhánh một ngân hàng lớn trên địa bàn Cầu Giấy. Tổng giá trị khoản vay trên 300 triệu đồng, lãi suất 18%/năm. Tiền chúng tôi đang bị đơn vị nợ có khi gấp đôi số tiền vay tại ngân hàng. Ngay cả tài sản thế chấp cũng gấp 5 lần khoản vay. Tháng trước đến hạn trả tiền, chúng tôi liên hệ ngân hàng tìm cách tháo gỡ khó khăn nhưng phía ngân hàng luôn từ chối gặp mà cứ phạt tiền chậm trả. Lãi suất nợ cũ chẳng những không được giảm mà chúng tôi còn bị phạt vì trả chậm”.

Cũng liên quan đến câu chuyện này, ông Đoàn Trọng Lý, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Approcimex cho biết, doanh nghiệp của ông có các khoản vay trên 300 tỷ đồng nằm rải rác ở 6 ngân hàng thương mại kể cả quốc doanh lẫn cổ phần. “Vừa qua, thực hiện chủ trương của NHNN, 3 “ông lớn” Vietinbank, Vietcombank, Agribank đã chủ động gọi điện thông báo doanh nghiệp của ông thuộc danh sách hưởng ưu đãi của chương trình này. Tuy nhiên, 3 ngân hàng thương mại cổ phần còn lại vẫn “bặt vô âm tín”. Chúng tôi liên lạc thì được biết, doanh nghiệp chưa được xét hoặc ngân hàng chưa có chủ trương gì”, ông Lý cho biết.

Đại diện doanh nghiệp này cũng tiết lộ, để doanh nghiệp được ngân hàng quan tâm thời điểm này thì phải không có nợ quá hạn và quan trọng là có một lượng tiền được đối tác luân chuyển thường xuyên qua tài khoản tại ngân hàng. “Trường hợp doanh nghiệp vừa nợ, tài sản không có thanh khoản, không có khả năng trả nợ, tăng trưởng doanh số không ổn định thì không dễ gì ngân hàng lại ưu ái như vậy”, ông Lý nhấn mạnh.

Ngân hàng nhỏ “đuối nước”

Theo các chuyên gia, đối với các ngân hàng lớn, nếu hạ lãi suất dư nợ cũ đến vài phần trăm cũng không tác động nhiều đến lợi nhuận của họ. Nhưng, tại các ngân hàng nhỏ lại khác, việc bắt buộc hạ lãi suất khoản vay cũ xuống 15% đồng nghĩa với việc họ bị mất nguồn thu lợi nhuận tương đối lớn. Đó phải chăng là lý do khiến họ trì hoãn?.

Theo “đại gia” Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) tính toán, với việc áp mức lãi suất tối đa 15%/năm, dự kiến doanh thu lãi vay của ngân hàng này sẽ giảm tới khoảng 4.500 tỷ đồng. Trong khi đó, nguồn thu từ tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng bị giảm 15,53 tỷ đồng/tháng. Ông Nguyễn Phước Thanh, tổng giám đốc Vietcombank cũng thừa nhận, nhà băng này sẽ giảm thu từ 1.500 đến 1.800 tỷ đồng, nhưng bấy nhiêu tiền để doanh nghiệp khỏe lên khách hàng tốt hơn thì cũng là sự trả giá đúng.

Ông Nguyễn Đức Hưởng, phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt cũng phân trần: “Giảm lãi suất là cần thiết, không chỉ để cứu doanh nghiệp, mà còn để cứu ngân hàng. Tuy nhiên, cào bằng lãi suất tất cả các khoản vay cũ xuống 15%/năm sẽ rất khó khăn với các ngân hàng nhỏ”.

Lãnh đạo một ngân hàng thừa nhận, với những khoản vay cũ khó có khả năng đòi nợ, ngân hàng này thà để nguyên lãi suất cũ để có lợi nhuận “ảo” làm đẹp sổ sách, chờ đến ngày phát mãi tài sản, còn hơn là giảm lãi suất mà vẫn không thu được nợ. “Việc giảm lãi suất sẽ phải cân nhắc thận trọng, không chỉ vì quyền lợi của cổ đông, mà còn vì sự tồn tại của ngân hàng. Hơn nữa, trước đây, đa phần ngân hàng nhỏ đều vượt trần lãi suất huy động, hiện lượng vốn huy động với giá cao vẫn chưa được giải ngân hết. Vì vậy, nếu buộc phải sửa lại các hợp đồng vay cũ, các ngân hàng này hoặc phải chịu thua lỗ, hoặc sẽ tìm cách đưa ra các loại chi phí khác ngoài lãi suất để bù đắp”, vị này nói.

Lý giải cho thực tế này, TS Nguyễn Trí Hiếu nêu quan điểm, trên phương diện thương mại việc điều chỉnh lãi suất này không phù hợp với quy luật thị trường, bởi đối với tín dụng rủi ro thấp thì lãi suất thấp, rủi ro cao thì lãi suất cao. Mà nay hạ lãi suất xuống cùng một mức hay gọi là cào bằng cho tất cả mọi loại rủi ro thì điều này là phi thị trường. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này cũng có thể chấp nhận được trong một giai đoạn nhất định. Việc NHNN đưa ra lúc này nhằm mục đích tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp mặc dù phi thị trường nhưng cần thiết. Theo tôi, việc áp dụng này phải đưa ra thời hạn nhất định, áp dụng trong bao lâu. Đến thời điểm này, NHNN cũng chưa cho biết sẽ áp dụng trong bao lâu nhưng theo tôi không nên kéo dài”, TS Hiếu nói.

DN nên “ba mặt một lời” đối thoại với ngân hàng

Tại cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp với ngân hàng về lãi suất và cơ cấu lại nợ ngày 20/7, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình thẳng thắn đề nghị các doanh nghiệp chia sẻ những khó khăn và “ba mặt một lời” đối thoại với ngân hàng. Ông bộc bạch: “Ở đâu đó theo phản ánh của báo chí, có một số nơi chưa thực hiện, nhưng “tam sao thất bản”. Tôi mong muốn các doanh nghiệp tại hội nghị này còn vấn đề gì cần đề nghị, còn bức xúc với ngân hàng thì trao đổi thẳng thắn; ngân hàng cũng vậy.

Anh Văn – Bình Mi


Cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản Việt Nam 2024 đã vượt qua giai đoạn khó khăn

Thứ 3, 16/04/2024 | 21:00
Theo VARS, bất động sản những tháng đầu năm 2024 đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và sẽ ghi nhận các động thái tích cực, mở ra những cơ hội cho thị trường.

Đề xuất quy định mới về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:08
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Long An: Mời gọi nhà đầu tư cho dự án khu đô thị gần 9.300 tỷ đồng

Thứ 3, 16/04/2024 | 09:00
Tỉnh Long An mời gọi nhà đầu tư tham gia dự án Khu đô thị Bình An Đức Hòa có quy mô 13,2ha, tổng vốn đầu tư gần 9.300 tỷ đồng tại xã Đức Hòa Hạ (huyện Đức Hòa).

Lý do nhà riêng trong ngõ tại Hà Nội liên tục tăng giá

Thứ 2, 15/04/2024 | 21:31
Khi nguồn cung hạn chế, giá căn hộ sơ cấp Hà Nội “neo" cao, các dự án mới mở bán đều thuộc phân khúc cao cấp,nhà riêng trong ngõ là lựa chọn hấp dẫn của nhiều gia đình.

Thị trường bất động sản Việt Nam đã sẵn sàng tái nhập cuộc?

Thứ 2, 15/04/2024 | 19:56
Chuyên gia đánh giá tiến trình phục hồi của thị trường BĐS Việt Nam đang ngày càng rõ nét và lạc quan với nhiều dư địa để phát triển rực rỡ hơn nữa.
     
Nổi bật trong ngày

Giá xăng điều chỉnh sớm, có thể vượt 25.000 đồng/lít?

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:43
Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (17/4) được dự báo tăng.

Đề xuất quy định mới về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:08
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Giá vàng 16/4: Vàng trong nước tiếp tục tăng

Thứ 3, 16/04/2024 | 09:49
Sáng 16/4, giá vàng trong nước tiếp tục tăng thêm 100 - 400 ngàn đồng/lượng so với hôm qua.

Thị trường bất động sản Việt Nam 2024 đã vượt qua giai đoạn khó khăn

Thứ 3, 16/04/2024 | 21:00
Theo VARS, bất động sản những tháng đầu năm 2024 đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và sẽ ghi nhận các động thái tích cực, mở ra những cơ hội cho thị trường.

Long An: Mời gọi nhà đầu tư cho dự án khu đô thị gần 9.300 tỷ đồng

Thứ 3, 16/04/2024 | 09:00
Tỉnh Long An mời gọi nhà đầu tư tham gia dự án Khu đô thị Bình An Đức Hòa có quy mô 13,2ha, tổng vốn đầu tư gần 9.300 tỷ đồng tại xã Đức Hòa Hạ (huyện Đức Hòa).