Nhìn lại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cách đây 40 năm

Nhìn lại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cách đây 40 năm

Thứ 5, 14/02/2019 | 21:11
0
Cách đây 40 năm, vào rạng sáng 17/2/1979, Việt Nam bất ngờ phải đương đầu với một cuộc chiến trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Trước tình cảnh Tổ quốc lâm nguy, thêm một lần nữa, quân và dân Việt Nam đã buộc phải cầm súng chiến đấu khi mà không còn sự lựa chọn nào khác để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Chính trị - Nhìn lại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cách đây 40 năm

Cầu Hồ Kiều ở thị xã Lào Cai, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bị địch dùng thuốc nổ phá sập khi rút lui, cuối tháng 3/1979. (Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN)

Cuộc chiến chính nghĩa để bảo vệ Tổ quốc

Là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, lại vừa phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của tập đoàn Pol Pot Ieng Sary ở biên giới Tây Nam nên Việt Nam không muốn có chiến tranh và luôn tìm mọi cách để tránh điều đó. 

Tuy nhiên, rạng sáng 17/2/1979, chúng ta đã phải đương đầu với một cuộc chiến trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, diễn ra trên địa bàn 6 tỉnh, từ Quảng Ninh cho đến Lai Châu, được phân chia thành 2 cánh: cánh chủ yếu và cánh thứ yếu. Cánh quân chủ yếu tiến công chính diện từ Cao Bằng đến Móng Cái, cánh quân thứ yếu tiến công chính diện từ Hà Tuyên đến Lai Châu.

Cuộc chiến diễn ra trong thời gian ngắn (từ 17/2 đến 18/3/1979), quy mô lớn, tiến công đồng loạt, ồ ạt với nhiều trọng điểm, chiều sâu trung bình từ 10 đến 20km, có nơi vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam tới 40-50 km như thị xã Cao Bằng, Tài Hồ Xìn, phố Lu...

Sau gần một tháng đánh chiếm nhiều địa bàn trọng yếu và tàn phá hạ tầng cơ sở kinh tế, văn hóa ở các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam, trước sức ép phản đối kịch liệt của dư luận trong nước, quốc tế và bị tổn thất nặng nề; ngày 5/3/1979, quân xâm lược buộc phải tuyên bố rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. 

Với mong muốn có hòa bình và củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ thị cho quân và dân trên tuyến biên giới phía Bắc ngừng mọi hoạt động tiến công quân sự để cho đối phương được rút quân và phương tiện chiến tranh về nước. Tuy nhiên, trên đường rút, họ vẫn tiếp tục phá hoại nhiều cơ sở kinh tế, công trình văn hóa... tại các tỉnh biên giới của Việt Nam. Và những xung đột còn kéo dài suốt 10 năm sau đó.

Cả dân tộc là một khối thống nhất vững bền, đoàn kết

Ý thức về chủ quyền quốc gia đã trở thành mạch nguồn ngấm sâu vào ý chí quyết tâm chiến đấu của toàn quân và toàn dân. Hướng về biên giới phía Bắc, cả dân tộc đã đoàn kết thành một khối thống nhất vững bền, đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng. 

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Lệnh Tổng động viên của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng (ngày 5/3/1979), hàng triệu thanh niên ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phú, Hải Hưng, Hà Nam Ninh, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Đắk Lắk, Gia Lai-Kon Tum, Phú Khánh và Nam Bộ rầm rộ tòng quân ra mặt trận.

Khó có thể nói hết tinh thần chịu đựng khó khăn gian khổ, hiểm nguy và hy sinh mà quân và dân các tỉnh biên giới phía Bắc phải chịu đựng trong khoảng thời gian này.

Sống và chiến đấu trong điều kiện chiến sự ác liệt, kéo dài ngày, địa hình hiểm trở, pháo binh địch liên tục pháo kích, có ngày chỉ riêng mặt trận Vị Xuyên đã phải hứng chịu 30.000 viên đạn pháo và đương đầu chống chọi với nhiều đợt tiến công của quân địch. Công tác bảo đảm hậu cần gặp rất nhiều khó khăn, bộ đội phải chịu đựng khổ cực, thiếu thốn. Tuy vậy, bộ đội ta vẫn vượt lên tất cả, không những kiên cường trụ bám đánh địch, giữ vững trận địa mà còn liên tục tổ chức các trận phản công, giành lại những vị trí đã mất. 

Chính trị - Nhìn lại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cách đây 40 năm (Hình 2).

Dân quân huyện Văn Quán, tỉnh Lạng Sơn vừa bám trụ chiến đấu, vừa tổ chức vận chuyển đạn kịp thời đến trận địa phục vụ bộ đội pháo binh tiêu diệt địch, ngày 27/2/1979. (Ảnh: Hà Việt/TTXVN)

Phía sau những người chiến sỹ là cả một thế trận lòng dân vững chắc mà không một thế lực hay kẻ thù nào có thể phá vỡ nổi. Cả nước hướng về dải đất biên cương với niềm tin và sự góp sức. Và đặc biệt, phải kể đến sự cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ và sát cánh của người dân các dân tộc vùng núi phía Bắc.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, quân và dân ta đã gây tổn thất cho 9 quân đoàn chủ lực, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 quân, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong đó có 280 xe tăng và xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo và cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự.

Khúc tráng ca bất tử 

40 năm đã trôi qua, nhưng nỗi đau của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc vẫn còn đó. Mảnh đất này vẫn còn nhiều những dấu tích chiến tranh. Cho đến nay, vẫn chưa có con số thống kê chính xác những tổn thất về người và của của quân và dân ta trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chống lấn chiếm ở biên giới phía Bắc.

Tuy nhiên, chỉ thống kê ở một mặt trận Vị Xuyên thôi cũng đủ thấy sự khốc liệt của cuộc chiến và những đau thương, mất mát. 

Theo thống kê của Ban liên lạc Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên, từ năm 1984 đến năm 1989, đã có hơn 4.000 bộ đội Việt Nam hy sinh, hàng nghìn người bị thương, nhiều liệt sỹ chưa tìm được hài cốt. 

Dẫu vậy, người dân các tỉnh biên giới phía Bắc, những người lính đã từng chiến đấu tại đây, kể cả những người may mắn được sống sót trở về cũng như những vong hồn của những người đã hòa mình vào lòng đất biên cương của Tổ quốc vẫn có quyền tự hào, bởi họ là những người viết nên khúc tráng ca bất tử trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc.

Chính trị - Nhìn lại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cách đây 40 năm (Hình 3).

Kho thóc ở Bến Đền, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc Lào Cai) bị địch đốt cháy trước khi rút chạy. (Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN)

Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam chứng minh tính chính nghĩa tất thắng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; phản ánh đúng hiệu quả của sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam thời hiện đại.

Thắng lợi của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc để lại nhiều bài học kinh nghiệm. Đó là thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội và sự nghiệp quốc phòng, quân sự, trọng tâm là củng cố, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh. Đó là nhạy bén trong phân tích, đánh giá tình hình, nhận rõ đối tác, đối tượng của cách mạng; luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. 

Bài học rút ra là kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với củng cố, tăng cường tiềm lực, thế trận quốc phòng, an ninh, nhất là ở những địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Đó là chú trọng xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có sức mạnh tổng hợp ngày càng cao, làm nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc; củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Theo TTXVN

Chiến tranh biên giới 1979: Ghi nhớ nỗi đau để chúng ta trân quý hòa bình

Thứ 5, 14/02/2019 | 06:58
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam chống quân Trung Quốc xâm lược, báo Người Đưa Tin xin gửi tới độc giả bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của giáo viên Lịch sử Trần Trung Hiếu.

Chiến tranh biên giới Tây Nam qua góc nhìn của giáo viên Lịch Sử

Thứ 7, 05/01/2019 | 08:57
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm chiến tranh biên giới Tây Nam (1979-2019), Thạc sỹ Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử tại Nghệ An đã có bài viết thể hiện quan điểm cá nhân đầy tâm huyết dưới góc độ giáo dục. Báo Người Đưa Tin xin gửi tới bạn đọc bài viết .

Lời nhắc Biển Đông trong khát vọng thế giới không chiến tranh

Thứ 7, 28/09/2013 | 10:55
“Bàn tay chết chóc của chiến tranh, của khủng bố, của bạo lực đang rình rập ở nhiều nơi hòng cướp đi mạng sống của hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu người vô tội. Hãy đừng tiếp tay! Đừng làm ngơ! Hãy ngăn chặn bàn tay đó lại!” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 68 vào lúc 17h45 ngày 27/9 (tức 5h45 ngày 28/9 theo giờ Việt Nam).
Cùng tác giả

Ngân hàng Eximbank thông báo họp ĐHCĐ lần thứ 3, địa điểm gây bất ngờ

Thứ 6, 31/07/2020 | 14:58
Sau 2 lần tổ chức bất thành vì không đủ số lượng cổ đông tham dự theo quy định, ngân hàng Eximbank dự kiến tổ chức đại hội lần thứ 3 vào lúc 9h ngày 17/8 tại Hà Nội.

Từ 0h ngày 31/7, Bình Định tạm dừng hoạt động tất cả các quán bar, karaoke, vũ trường

Thứ 6, 31/07/2020 | 11:04
Không chỉ tạm dừng hoạt động các quán karaoke, massage, vũ trường, từ 0h ngày 31/7, tỉnh Bình Định còn cấm tổ chức các hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.

Từ 1/1/2021, chính sách tiền lương và ngày nghỉ của người lao động thay đổi như thế nào?

Thứ 5, 30/07/2020 | 11:03
Từ năm 2021, mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương, trong đó ghi rõ các nội dung như: Tiền lương; tiền lương làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm; nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)...

Đà Nẵng: Ập vào kiểm tra giữa trưa, lực lượng chức năng thu giữ 21.000 chiếc khẩu trang không hóa đơn xuất xứ

Thứ 3, 28/07/2020 | 18:48
Chủ nhà khai lô khẩu trang được sản xuất tại một công ty ở tỉnh Vĩnh Phúc và được mua qua trung gian là một công ty tại TP Hà Nội. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra lại không như vậy...

Giá xăng E5 tăng nhẹ từ 15h chiều nay 28/7

Thứ 3, 28/07/2020 | 15:18
Tại kỳ điều chỉnh này, giá bán lẻ xăng RON95 được giữ nguyên so với kỳ trước. Trong khi đó xăng E5RON92 tăng nhẹ lên 14.409 đồng/lít.
Cùng chuyên mục

Những người được tăng lương hưu khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:54
Sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, có nhiều nhóm đối tượng sẽ được điều chỉnh lương hưu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon

Thứ 2, 22/04/2024 | 21:43
Chiều 22/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân chuyến sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024.

Vụ tai nạn làm 10 người thương vong ở Yên Bái: Thủ tướng chỉ đạo khẩn

Thứ 2, 22/04/2024 | 20:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 39/CĐ-TTg ngày 22/4/2024 về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Yên Bái.

Người lao động đi làm dịp lễ 30/4 - 1/5 có thể nhận lương tiền triệu

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:07
Do đặc thù công việc, không ít người lao động vẫn phải đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Khi đi làm ngày nghỉ lễ, người lao động được hưởng mức lương, thưởng cao.

Từ 1/6, thêm trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải

Chủ nhật, 21/04/2024 | 14:00
Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
     
Nổi bật trong ngày

Những người được tăng lương hưu khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:54
Sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, có nhiều nhóm đối tượng sẽ được điều chỉnh lương hưu.

Vụ tai nạn làm 10 người thương vong ở Yên Bái: Thủ tướng chỉ đạo khẩn

Thứ 2, 22/04/2024 | 20:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 39/CĐ-TTg ngày 22/4/2024 về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Yên Bái.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon

Thứ 2, 22/04/2024 | 21:43
Chiều 22/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân chuyến sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024.

Người lao động đi làm dịp lễ 30/4 - 1/5 có thể nhận lương tiền triệu

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:07
Do đặc thù công việc, không ít người lao động vẫn phải đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Khi đi làm ngày nghỉ lễ, người lao động được hưởng mức lương, thưởng cao.