Những bức ảnh gây kinh ngạc về sự phân biệt giàu nghèo ở Nam Phi

Những bức ảnh gây kinh ngạc về sự phân biệt giàu nghèo ở Nam Phi

Nguyễn Thị Thu Thảo

Nguyễn Thị Thu Thảo

Thứ 4, 15/02/2017 09:36

Sau hơn 2000 năm, nhiếp ảnh gia Johny Miller đã chứng minh những điều mà nhà triết học Plato nói là sự thật bằng các bức ảnh chụp của mình.

Tin cũ - Những bức ảnh gây kinh ngạc về sự phân biệt giàu nghèo ở Nam Phi

Sân gôn Papwa Sewgolum, Durban, Nam Phi.

Tin cũ - Những bức ảnh gây kinh ngạc về sự phân biệt giàu nghèo ở Nam Phi (Hình 2).

Thành phố Santa Fe, New Mexico.

Tin cũ - Những bức ảnh gây kinh ngạc về sự phân biệt giàu nghèo ở Nam Phi (Hình 3).

Thành phố Masiphumelele và hồ Michelle, Cape Town, Nam Phi.

Tin cũ - Những bức ảnh gây kinh ngạc về sự phân biệt giàu nghèo ở Nam Phi (Hình 4).

Vịnh Hout (Hout Bay) và thành phố Imizamo Yethu, Cape Town, Nam Phi.

Tin cũ - Những bức ảnh gây kinh ngạc về sự phân biệt giàu nghèo ở Nam Phi (Hình 5).

Khu định cư Kya Sands, Johannesburg.

Tin cũ - Những bức ảnh gây kinh ngạc về sự phân biệt giàu nghèo ở Nam Phi (Hình 6).

Vusimuzi và Mooifontein Cemetery, Johannesburg.

Tin cũ - Những bức ảnh gây kinh ngạc về sự phân biệt giàu nghèo ở Nam Phi (Hình 7).

Loresho, Nairobi

Tin cũ - Những bức ảnh gây kinh ngạc về sự phân biệt giàu nghèo ở Nam Phi (Hình 8).

Khu phố Ixtapalapa, Mexico.

Vào năm 380 trước công nguyên, Plato - nhà triết học người Hy Lạp đã viết trong tập 4 của bộ sách “Cộng Hòa”: “Thực tế là ở bất cứ thành phố nào, dù nhỏ đều được chia ra làm hai, một phần dành cho người giàu và phần còn lại dành cho người nghèo”. Hơn hai nghìn năm sau, khi phát minh máy bay không người lái ra đời, nhiếp ảnh gia Johny Miller đã chứng minh những điều này là sự thật thông qua những bức ảnh chụp của mình.

Những hình ảnh đối lập này bắt đầu tại khu vực Cape Town (Nam Phi), nơi những dấu vết của chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai vẫn còn sót lại. Từ góc nhìn trên máy bay không người lái, Miller phát hiện một sự đối lập đáng kinh ngạc giữa những khu đô thị kiểu mới, sân golf với những hàng cây nhỏ, những khu nhà dân cư đông đúc lợp mái thiếc bên cạnh những con đường đầy bụi bặm.

Trước khi chế độ phân biệt chủng tộc kết thúc vào năm 1994, sự phân biệt được thực thi một cách hợp pháp và những kiến trúc được gia cố thêm. Nhiều thập kỷ sau đó, Miller vẫn có thể nhận ra các “vùng đệm” được đặt giữa những khu vực dân cư trước đó.

Những hình ảnh từ trang web Unequal Scenes của Miller được lan truyền ra khắp thế giới, làm nổ ra nhiều cuộc tranh cãi về kinh tế, chủng tộc và định kiến.

Mặc dù tại Cape Town, việc vẽ bản đồ khá dễ dàng nhưng khu vực Nam Phi không thể chịu chịu trách nhiệm riêng. Những viễn cảnh bất bình đẳng vẫn tồn tại tới ngày nay, giống như trong thời kỳ của Plato.

Miller đã mang kế hoạch tới Johannesburg, Nairobi, và thành phố Mexico. Nó đã vấp phải rất nhiều chỉ trích vì đã thể hiện một ý tưởng phức tạp theo một cách quá đỗi đơn giản, rõ ràng. Tuy nhiên đáp lại những lời chỉ trích này, Milller cho rằng ông không đưa ra một chi tiết vô lý nào ở nơi mà chúng ta gọi là nhà.

Cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela từng nói: “Khi nghèo đói, bất công và bất bình đẳng vẫn tồn tại trong thế giới của chúng ta, không ai trong số chúng ta có thể thật sự nghỉ ngơi”. Có vẻ như Nam Phi cùng với tất cả những thành phố trên hành tinh của chúng ta chưa bao giờ được thực sự nghỉ ngơi.

Hoàng Hiệp

Theo Featureshoot

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.