Những bước đầu thức giấc của quốc phòng Nhật Bản

Những bước đầu thức giấc của quốc phòng Nhật Bản

Thứ 2, 05/08/2013 | 10:41
0
Bộ Quốc phòng Nhật Bản có thể sẽ nới lỏng các quy định về mua bán thiết bị quân sự phi chiến đấu dùng cho Lực lượng phòng vệ bằng cách cho phép các công ty đối tác bán cùng một loại thiết bị cho SDF cũng như cho các chính quyền địa phương và các cơ sở phi quốc phòng.

Trong số các thiết bị nằm trong danh mục nới lỏng lần này có thiết bị bảo vệ và lều quân dụng, ngoại trừ các loại vũ khí sát thương.

Theo một quan chức bộ Quốc phòng Nhật Bản, đây là biện pháp nhằm tiếp thêm sinh lực cho ngành công nghiệp quốc phòng trong nước vốn đang gặp nhiều khó khăn bằng việc mở rộng đối tượng khách hàng ngoài Bộ Quốc phòng nhờ đó mà thúc đẩy sản xuất đại trà giúp giảm chi phí sản xuất.

Việc nới lỏng các quy định đấu thầu theo dự kiến của Bộ Quốc phòng nước này được cho là một trong những biện pháp nhằm xem xét lại việc cấm vận vũ khí của Nhật Bản.

Nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe sẽ sớm xem xét lại lệnh cấm vận này.

Cái gọi là “ba nguyên tắc” trong xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản được cố Thủ tướng Eisaku Sato đưa ra vào năm 1967 và các nguyên tắc này được đưa vào trong một lệnh cấm hồi năm 1976.

Năm 2011, Nhật Bản đã thực hiện những thay đổi mạnh mẽ để nước này có thể cùng tham gia vào các chương trình sản xuất và phát triển vũ khí cùng với các nước khác.

Trước đó, vào đầu tháng 7, nước này đưa ra kế hoạch sửa đổi Hiến pháp 1946 doThủ tướng Shinzo Abe khởi xướng. Kế hoạch đang được các ứng viên tham gia tranh cử hưởng ứng nhiệt tình.

Tiêu điểm - Những bước đầu thức giấc của quốc phòng Nhật Bản

Máy bay của lực lượng phòng vệ Nhật tại khu vực quần đảo Senkaku mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.

Lực lượng phòng vệ thành quân đội chính quy?

Theo ông Abe, ý định sửa đổi hiến pháp nhằm xác định Lực lượng phòng vệ Nhật Bản thành một đội quân chính quy và cho phép lực lượng này can dự vào phòng vệ tập thể, theo đó lực lượng vũ trang Nhật Bản sẽ tham gia bảo vệ một đồng minh khi bị tấn công vũ trang.

Theo điều tra của hãng tin Kyodo, trong số những người dự kiến tranh cử của Đảng dân chủ tự do (LDP), 97,1% cho biết Hiến pháp cần phải được sửa đổi và không ai trong số này nói rằng không nên sửa. Trong số này, 64,7% muốn tăng cường quyền lực của Thủ tướng trong tình huống khẩn cấp và 63,2% quan tâm đến quyền phòng vệ tập thể của Nhật Bản.

Những điều này cho thấy Nhật Bản đang chứng minh một quá trình thay đổi chậm rãi nhưng chắc chắn theo hướng cứng rắn hơn trong ngoại giao và quân sự, trước sự mạnh lên nhanh chóng của Trung Quốc.

Sự thay đổi thể hiện cả trong các vấn đề xã hội, được bộc lộ rõ ràng nhất ở chính sách đối ngoại và chiến lược quân sự. Xu hướng này một phần được thúc đẩy bởi sự mạnh lên nhanh chóng của Trung Quốc, bên cạnh nhận thức của giới cầm quyền về việc tái thiết lập tầm ảnh hưởng của Nhật Bản tại khu vực sau hai thập niên đi xuống.

Những thay đổi của Nhật Bản được thể hiện trong sự gia tăng vai trò của Lực lượng Phòng vệ cũng như nỗ lực của các chính trị gia hàng đầu nhằm chỉnh sửa hiến pháp và quan điểm trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực biển Hoa Đông, nơi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hồi tuần trước đã thể hiện "mối quan ngại sâu sắc về nguy cơ xảy ra xung đột".

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cũng nhấn mạnh rằng, Nhật Bản, ngay cả khi đang dần ngả về hữu khuynh, vẫn chưa thể hiện rõ ràng trong lĩnh vực quân sự. Theo họ, Nhật mới đang chỉ chuyển dần sang trung dung, sau nhiều thập niên là một quốc gia tha thiết theo đuổi hòa bình.

Một cuộc thăm dò được thực hiện hồi đầu năm nay cho thấy, người dân Nhật Bản đang ngày một quan tâm hơn tới các vấn đề an ninh. Họ biết đất nước của mình đang đối mặt với những mối đe dọa từ bên ngoài.

Dữ liệu do chính phủ Nhật Bản cung cấp cho hay, 25% người dân Nhật Bản cho rằng nên tăng cường sức mạnh quân sự. Cách đây 3 năm, con số này chỉ là 14%, trong khi vào năm 1991, chỉ có 8% người dân đồng tình với ý kiến trên.

Bằng chứng lớn nhất về quyết tâm từ bỏ chủ nghĩa quân phiệt sau Thế Chiến thứ hai của Nhật Bản được thể hiện ở Điều 9 trong Hiến pháp của nước này, với lời hứa sẽ không bao giờ duy trì lực lượng lục quân, hải quân và không quân. Nội dung Điều 9 chưa bao giờ được thay đổi, nhưng sự giải thích điều này đã được nới lỏng, đặc biệt vào năm 1954, khi Nhật Bản thành lập tổ chức lực lượng phòng vệ vì mục đích phòng vệ.

Theo TTXVN

Trung Quốc 'dằn mặt' Nhật Bản, Philippines trong tranh chấp biển đảo

Thứ 6, 19/07/2013 | 19:36
Những nỗ lực của Nhật Bản và Philippine chỉ làm tăng thêm các căng thẳng trong tranh chấp, điều đó chỉ là một sự lãng phí và không có kết quả, Tân Hoa Xã cho biết.

Cựu thủ tướng Nhật Bản kiện thủ tướng Abe vì tội phỉ báng

Thứ 4, 17/07/2013 | 12:30
Hôm qua (16/7), cựu Thủ tướng Naoto Kan kiện thủ tướng đương nhiệm Shinzo Abe vì tội phỉ báng qua những bình luận trên mạng về cách thức xử lý khẩn cấp của ông trong thảm họa Fukushima.

Trung Quốc và Nga vào tầm bắn của tên lửa đạn đạo Nhật Bản

Chủ nhật, 14/07/2013 | 15:43
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã thông báo họ có thể bắt tay vào phát triển các tên lửa đường đạn có tầm bắn 400-500 km.Vũ khí mới, như tuyên bố của giới quân sự Nhật trước đó, dự định sử dụng để chống Trung Quốc bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Nhật Bản sẽ phóng rô-bốt biết nói chuyện vào không gian

Thứ 4, 10/07/2013 | 08:32
Một rô-bốt nhỏ mới được Nhật Bản chế tạo đang chuẩn bị tiến bước dài vào không gian. Rô-bốt mang hình người có tên Kirobo này có thể giao tiếp được với con người và nó sẽ bay lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào ngày 4/8. Sau khi lên ISS, Kirobo sẽ tham gia vào cuộc trò chuyện đầu tiên giữa con người và rô-bốt trong không gian.

Italy - Nhật Bản, cuộc chiến không khoan nhượng

Thứ 4, 19/06/2013 | 15:14
Trận đấu vào rạng sáng mai sẽ quyết định tấm vé vào bán kết Confed Cup 2013 của cả hai đội

Nhật Bản tậu RQ-4 giám sát Trung Quốc

Thứ 6, 26/07/2013 | 20:25
Chính phủ Nhật Bản sẽ mua một số UAV do thám RQ-4 Global Hawk để tăng cường bảo vệ các hòn đảo xa xôi ở phía Nam.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.