Những 'đại tội' khiến bầu Kiên vào tù

Những 'đại tội' khiến bầu Kiên vào tù

Thứ 3, 05/03/2013 | 15:35
0
Dùng "tiền ảo" để thao túng thị trường tài chính, bầu Kiên trở thành ông chủ của nhiều ngân hàng.

Trong các năm 2006 và 2008, Nguyễn Đức Kiên thành lập và điều hành 3 công ty, gồm: Công ty cổ phần Đầu tư thương mại B&B (Công ty B&B), công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội và công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội (Công ty ĐTTCAC Hà Nội). Ngày 30/11/2010, Kiên sử dụng pháp nhân công ty B&B vay của ngân hàng ACB số tiền 1.000 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành và bán trái phiếu cho ngân hàng ACB trong thời hạn 120 tháng.

Khi vay được số tiền trên, Kiên và 8 người thân trong gia đình đã sử dụng 974,85 tỷ đồng để mua 33% cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank), nâng số cổ phần của Kiên và gia đình lên 41% cổ phần của VietBank. Ngày 10/1/2011, bầu Kiên dùng số cổ phần mua mới của VietBank làm tài sản thế chấp cho khoản vay 1.000 tỷ của ngân hàng ACB.

Bất động sản - Những 'đại tội' khiến bầu Kiên vào tù
Căn biệt thự đồ sộ của bầu Kiên.

Cùng ngày, Kiên sử dụng pháp nhân của công ty ĐTTCAC Hà Nội vay của ngân hàng ACB số tiền 659 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành và bán trái phiếu cho ngân hàng ACB. Số tiền này, sau khi vay được Kiên sử dụng vào việc mua cổ phiếu của chính ngân hàng ACB nhằm sở hữu 2% cổ phần của ngân hàng này.

Để đảm bảo cho khoản vay 659 tỷ đồng, Kiên dùng số cổ phần mua của ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á (ngân hàng Đại Á) và ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long (ngân hàng Kiên Long) để thế chấp. Đáng lưu ý là số cổ phần thế chấp của ngân hàng Đại Á và ngân hàng Kiên Long cũng được hình thành từ khoản vay 800 tỷ đồng của ngân hàng ACB, dưới pháp nhân của đơn vị vay là công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội.

Bằng thủ đoạn "lấy mỡ nó rán nó" như trên, Kiên đã vay số tiền hơn 2.400 tỷ đồng của ngân hàng ACB; sau đó sử dụng tiền vay mua cổ phần, cổ phiếu của một số ngân hàng, rồi dùng số cổ phần, cổ phiếu đó để thế chấp lại các khoản vay ban đầu tại ngân hàng ACB. Hành vi này của Nguyễn Đức Kiên có dấu hiệu phạm tội "kinh doanh trái phép".

Cố ý làm trái, gây thất thoát hơn 718 tỷ đồng

Với quyền hạn là phó chủ tịch hội đồng sáng lập ngân hàng ACB, từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2011, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Thường trực hội đồng quản trị ngân hàng ACB, trong đó có các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang và Lý Xuân Hải ra chủ trương để ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai qui định, cụ thể:

Từ ngày 27/6 đến 27/9/2011, ngân hàng ACB ủy thác cho 19 nhân viên gửi 718,9 tỷ đồng vào chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP. Hồ Chí Minh của một ngân hàng với lãi suất trong hợp đồng là 14%/năm, lãi chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7 đến 13%/năm vi phạm Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước qui định về trần lãi suất, để Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, thuộc Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt số tiền 718,9 tỷ đồng.

Ngoài ra, từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2011, bất chấp quy định về điều hành lãi suất của Nhà nước, Kiên đã chỉ đạo ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào 22 ngân hàng, thu số tiền chênh lệch ngoài hợp đồng hơn 247 tỷ đồng.

Tài sản đã thế chấp vẫn đem bán

Kiên đã sử dụng pháp nhân công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội vay của ngân hàng ACB 307 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu để mua gần 30 triệu cổ phiếu của công ty cổ phần Thép Hòa Phát, sau đó lại dùng hơn 22 triệu cổ phiếu của công ty cổ phần Thép Hòa Phát thế chấp cho ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu.

Ngày 15/5/2012, Kiên lại chỉ đạo nhân viên dưới quyền lập biên bản họp Hội đồng quản trị để quyết định chuyển nhượng 20 triệu cổ phần của công ty cổ phần Thép Hòa Phát, trị giá 264 tỷ đồng để bán cho công ty TNHH một thành viên thép Hòa Phát. Điều đáng lưu ý là 20 triệu cổ phần này nằm trong số hơn 22 triệu cổ phần đã được thế chấp cho ngân hàng ACB để đảm bảo việc phát hành trái phiếu. Như vậy, Nguyễn Đức Kiên cùng 2 đồng phạm là Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến có hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", mang tài sản đã thế chấp đem bán nhằm chiếm đoạt 264 tỷ đồng.

Xem xét dấu hiệu tội danh thứ 4: trốn thuế

Trong khi chúng tôi đang hệ thống những hành vi về "ông trùm" tài chính này thì nhận được thông tin: Cơ quan tố tụng đang xem xét dấu hiệu trốn thuế của Nguyễn Đức Kiên.

Theo Công an Nhân dân/Zing.vn

Chuyện bầu Kiên và tái cấu trúc ngân hàng

Thứ 5, 24/01/2013 | 09:27
Theo TS Cao Sỹ Kiêm, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: "Năm qua chứng kiến hoạt động yếu kém của nhiều ngân hàng do những ngân hàng này chưa có chiến lược kinh doanh hợp lý khiến nợ xấu tăng nhanh. Cùng với một số ngân hàng không đủ điều kiện hoặc thiếu vốn trong kinh doanh để thua lỗ vì vậy việc sắp xếp tái cấu trúc lại ngân hàng là điều tất yếu lúc này".

Chân dung đẹp về "bầu Kiên"

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
Bầu Kiên, người mà VnEconomy.vn lựa chọn nằm trong vị trí số 1 danh hiệu "Nhân vật của năm 2011". "Do bóng đá là một lĩnh vực được đông đảo công chúng quan tâm, sự nổi tiếng của ông Kiên cũng được cộng hưởng và ghi nhận rộng rãi", báo này bình luận.

Chứng khoán Việt Nam rớt giá thê thảm từ vụ của bầu Kiên

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
Thông tin liên quan tới việc bắt ông Nguyễn Đức Kiên, cổ đông của Ngân hàng ACB đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam rơi vào ngày “đen tối” nhất kể từ trước đến nay.

Bầu Kiên bị bắt gây xôn xao báo chí nước ngoài

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt không chỉ làm chấn động dư luận trong nước mà còn gây xôn xao giới truyền thông quốc tế.
Cùng chuyên mục

Thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục mất cân bằng cung – cầu

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:54
Số liệu của Quý 1 năm 2024 cho thấy, thị trường căn hộ tại Hà Nội vẫn ghi nhận sự mất cân bằng cung – cầu khi nguồn cung giá phải chăng tiếp tục hạn chế.

VCCI: Chưa làm rõ trường hợp phải bố trí quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội

Thứ 6, 19/04/2024 | 18:00
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có góp ý Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (sau đây gọi tắt là Dự thảo).

Quảng Ninh: Trao giấy chứng nhận đầu tư 2 dự án FDI gần 115 triệu USD

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Hai dự án này đều của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản được thực hiện tại Khu công nghiệp Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Lâm Đồng: Có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý tại 22 căn nhà không phép

Thứ 5, 18/04/2024 | 22:00
Toàn bộ 22 căn nhà liền kề tại thôn 10A, xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) đều không đảm bảo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.

Hải Phòng: Cần quản lý chặt chẽ việc cho thuê kiot bán hàng tại SVĐ

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:27
UBND huyện Tiên Lãng cho các hộ dân thuê hơn 20 kiot tại khu vực SVĐ huyện để kinh doanh. Gần đây, một số hộ dựng bảng biển, bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè.
     
Nổi bật trong ngày

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Quảng Ninh: Trao giấy chứng nhận đầu tư 2 dự án FDI gần 115 triệu USD

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Hai dự án này đều của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản được thực hiện tại Khu công nghiệp Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục mất cân bằng cung – cầu

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:54
Số liệu của Quý 1 năm 2024 cho thấy, thị trường căn hộ tại Hà Nội vẫn ghi nhận sự mất cân bằng cung – cầu khi nguồn cung giá phải chăng tiếp tục hạn chế.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

VCCI: Chưa làm rõ trường hợp phải bố trí quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội

Thứ 6, 19/04/2024 | 18:00
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có góp ý Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (sau đây gọi tắt là Dự thảo).