Những “điểm trắng” trên hành tinh Trái Đất

Những “điểm trắng” trên hành tinh Trái Đất

Thứ 7, 06/04/2013 | 07:50
0
Sau vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân "Fukusima-1", Nhật Bản đã dừng lại hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân. Nhờ đó, các nhà vật lý đã "bắt" được geoneutrino - hạt này hình thành sâu trong lòng đất.

Các nhà khoa học đã theo dõi geoneutrino trên máy dò neutrino KamLand trong phòng thí nghiệm ngầm Kamioka bố trí ở vùng núi phía Tây Tokyo. Tham gia các cuộc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm này có các nhà khoa học từ 93 quốc gia khác nhau. Phóng viên đài Tiếng nói nước Nga yêu cầu chuyên viên Valery Dmitrienko, Chủ nhiệm Bộ môn Vật lý thí nghiệm và Vật lý không gian của Viện Vật lý Kỹ thuật Matxcơva, giải thích mối liên quan giữa nhà máy điện hạt nhân và các hạt "bí ẩn".

Chuyên viên Valery Dmitrienko nói: “Mỗi lò phản ứng đều tạo ra phông nền phóng xạ rất lớn: mỗi lò phản ứng đều phát ra luồng khổng lồ hạt neutrino hình thành trong qúa trình phân hạch hạt nhân tại nhà máy điện nguyên tử. Sau khi gần như tất cả các lò phản ứng hạt nhân ngừng hoạt động ở Nhật Bản, thì phông nền neutrino phát ra từ các lò phản ứng hạt nhân đã biến mất. Yếu tố này cho phép các nhà khoa học nghiên cứu geoneutrino đến từ sâu lòng đất. Tôi xin nêu một ví dụ: nếu bạn muốn đo lường một nguồn ánh sáng, thì ánh sáng mặt trời sẽ can thiệp vào các phép đo. Nguồn ánh sáng đó chỉ có thể được nghiên cứu khi trời tối. Trường hợp với geoneutrino là tương tự như vậy. Ở Nhật Bản, kết quả này có thể thu được bởi vì phông nền từ các lò phản ứng hạt đã biến mất. Và cũng phải khen ngợi thiết bị độc đáo - máy dò neutrino”.

Việt Nam Xanh - Những “điểm trắng” trên hành tinh Trái Đất

Những người xa lạ với môn vật lý hạt nhân khó hiểu nội dung này. Đã hơn một chục năm, hạt neutrino là đối tượng nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm khoa học trên khắp thế giới. Hạt neutrino nhanh như ánh sáng có thể dễ dàng vượt qua những khoảng cách lớn và là "chứng nhân" trong các quá trình xảy ra chỉ một vài phút hoặc một tỷ năm trước đây. Các cuộc nghiên cứu về hạt neutrino có nguồn gốc từ các ngôi sao (bao gồm cả Mặt Trời), bổ sung kiến thức của chúng ta về những quá trình xảy ra bên trong mặt trời, về không gian vũ trụ và các đối tượng không gian xa với Trái Đất. Những máy dò neutrino biết “bắt” hạt neutrino từ vũ trụ đang hoạt động trên hồ Baikal và ở Địa Trung Hải. Tại các cơ sở đó có tập thể khoa học quốc tế.

Máy dò neutrino KamLand của Nhật Bản đã được thiết kế chế tạo để nghiên cứu hạt neutrino phát ra từ các lò phản ứng hạt nhân ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Những hạt này không chỉ vượt qua tất cả các lớp bảo vệ của lò phản ứng mà còn xuyên qua toàn bộ Trái Đất mà không tương tác với bất cứ gì. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã đặt ra mục đích hoàn toàn thực tế: theo dõi trạng thái của lò phản ứng từ bất cứ nơi nào trên thế giới.

Cuộc nghiên cứu geoneutrino sẽ giúp loại bỏ những "điểm trắng" trong kiến thức của chúng ta về cấu trúc nội bộ của hành tinh Trái đất. Chuyên viên Valery Dmitrienko nói tiếp: “Theo quan điểm khoa học, sâu trong lòng đất có “lò phản ứng hạt nhân”. Các cuộc nghiên cứu geoneutrino sẽ tạo khả năng xác định hoặc bác bỏ giả thuyết về hoạt động của lõi trái đất. Bây giờ chỉ có những tính toán sơ bộ, các nhà khoa học chưa biết chính xác thành phần và kích thước của lõi trái đất. Cho đến nay, chúng ta đã thu thập thông tin về Trái đất bằng cách nghiên cứu sự lan truyền của sóng địa chấn do động đất hoặc con người tạo ra. Còn hạt neutrino thâm nhập vào các vỉa đá khổng lồ, gần như không bị hấp thụ. Nếu có thể ghi nhận dòng chảy geoneutrino thì đó sẽ là một nhân chứng quan trọng về tình hình trong lòng trái đất”.

Đến nay, máy dò KamLand đã phát hiện 116 ứng viên vào geoneutrino, nhiều hơn các thiết bị tương tự ở các nước khác. Theo các nhà khoa học, số lượng này là đủ để phân tích mức độ phân rã phóng xạ trong lớp vỏ của trái đất, được coi là một trong những nguồn năng lượng nội bộ của hành tinh.

Theo vesti.ru

Đừng để tiểu hành tinh 'nướng' Trái đất lần thứ hai

Thứ 3, 02/04/2013 | 14:58
Một vụ va chạm với tiểu hành tinh cổ xưa có thể đã kích hoạt cơn bão lửa trên toàn cầu, đốt cháy từng cọng cây, ngọn cỏ trên bề mặt hành tinh chúng ta.

Giờ trái đất: Việt Nam tiết kiệm 576 triệu đồng

Chủ nhật, 24/03/2013 | 08:48
Một giờ tắt đèn của chiến dịch Giờ Trái đất 2013, Việt Nam tiết kiệm được 576 triệu đồng.

Sự thật đáng buồn của phong trào 'Giờ Trái đất'

Thứ 7, 23/03/2013 | 13:44
Vài năm gần đây, người dân toàn cầu dần quen với cụm từ “Giờ Trái Đất” (Earth Hour), khi vào 8 giờ 30 tối ngày cuối cùng của tháng Ba, mọi người được khuyến khích tắt điện trong vòng một tiếng đồng hồ để tăng ý thức cộng đồng về hiện tượng trái đất nóng dần lên. Các tổ chức vì môi trường hiện đã dùng các mạng xã hội để phổ biến rộng hơn chiến dịch này, song điều trớ trêu thay là họ lại đang đi ngược lại chính mục tiêu mình đề ra.

Siêu núi lửa hủy diệt Trái Đất đang hình thành

Thứ 2, 25/03/2013 | 21:49
Các nhà địa chất Mỹ phát hiện một núi lửa siêu lớn đang hình thành gần New Zealand và nó có khả năng gây tuyệt chủng diện rộng nếu phun trào.