Những điều chưa biết về tượng nhà mồ ở Tây Nguyên

Những điều chưa biết về tượng nhà mồ ở Tây Nguyên

Chủ nhật, 03/04/2022 | 14:00
0
Thông qua những bức tượng gỗ đặt tại nhà mồ, người sống mong muốn thể hiện tình thương, tấm lòng đối với người đã khuất. Đây là nét văn hóa độc đáo ở Tây Nguyên.

Nét văn hóa độc đáo

Đến với Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng, nhiều người không khỏi tò mò về tượng nhà mồ hay còn gọi là tượng dân gian của người đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Để hiểu hơn về nét văn hóa đặc sắc nói trên, chúng tôi đã tìm đến Bảo tàng Đắk Lắk – nơi lưu giữ nhiều tài sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số. Theo chị Trần Thị Nguyệt, nhân viên thuyết minh tại Bảo tàng Đắk Lắk cho biết, nói về nhà mồ tức là nói về tục ma chay của người đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (gọi tắt là người Tây Nguyên – PV).

Người Tây Nguyên quan niệm, họ sinh ra từ rừng nên khi chết đi sẽ về với rừng, rừng sẽ bao bọc lấy linh hồn, thân thể của người đã khuất. Chính vì vậy, trước đây, quan tài được khoét rỗng từ một thân cây, sau đó cho thi hài vào bên trong với ngụ ý thần rừng đang che chở và bao bọc.

Văn hoá - Những điều chưa biết về tượng nhà mồ ở Tây Nguyên

Chị Trần Thị Nguyệt nói về tượng nhà mồ.

Theo chị Nguyệt, người Tây Nguyên quan niệm, có hai kiểu chết.

Theo đó, đối với người chết trẻ, chết ngoài đường, xó chợ, ngã cây... gọi là cái chết bất đắc kỳ tử. Với những trường hợp này, thi hài người chết không được đưa vào nhà mà để bên ngoài, sau đó đưa ra nghĩa địa để chôn.

Bên trên những ngôi mộ chết bất đắc kỳ tử này, người còn sống thường làm những ngôi nhà cúng cơm sơ sài, tạm bợ. Hàng ngày, người trong gia đình sẽ đem cơm ra để bên cạnh mộ để cúng cho người chết.

Đối với những người do già chết đi, người Tây Nguyên gọi đó là cái chết bình thường, thi hài được để trong nhà, sau đó đưa ra nghĩa địa để chôn cất. Bên trên những ngôi nhà mộ này được trang trí những tượng gỗ.

Sau khi chôn cất từ 1-7 năm, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình, người Tây Nguyên sẽ làm lễ bỏ mả tức là bỏ đứt. Nghi lễ bỏ mã được tổ chức rất lớn từ 3-5 ngày.

Nhiều gia đình còn mổ heo, gà, thậm trí cả trâu để đãi người dân trong làng và các vị khách đến tham dự lễ bỏ mả. Đặc biệt, trước khi làm lễ bỏ mã, họ sẽ phân công một số người vào rừng lấy gỗ về tạc các tượng để đặt trên nhà mồ gọi là tượng nhà mồ.

Các tượng nhà mồ được tạc ra đều gắn liền với cuộc sống hàng ngày của người nằm dưới mộ khi còn sống như: Tượng người giã gạo, tượng người phụ nữ cho con bú sau lưng mang gùi lên nương rẫy, tượng cây cột lễ, tượng ché rượu cần, tượng người ôm mặt khóc.

“Họ quan niệm, nếu trên ngôi nhà mồ có tượng con voi, tượng con chim đứng trên ngà voi thì chứng tỏ khi còn sống, người nằm dưới mồ có liên quan đến nghề săn bắt, thuần giữ voi rừng. Còn nếu trên nhà mồ có tượng bông hoa thì chứng tỏ người đã chết là một nam hay nữ chưa kết hôn hoặc là người thuộc trong dòng tộc tù trưởng giàu có”, chị Nguyệt cho hay.

Văn hoá - Những điều chưa biết về tượng nhà mồ ở Tây Nguyên (Hình 2).

Trước đây, quan tài được khoét rỗng từ một thân cây, sau đó cho thi hài vào bên trong với ngụ ý thần rừng đang che chở và bao bọc cho người đã mất.

Kể từ sau khi thực hiện nghi lễ bỏ mả, người Tây Nguyên không làm đám giỗ hàng năm cho người chết nữa. Bởi, họ quan niệm người chết đã về với ông bà tổ tiên rồi.

Do đó, họ không quan tâm đến mồ mả nữa, cũng không viếng thăm hay nhắc đến người đã khuất vì nếu còn quan tâm thì người chết sẽ vương vấn, về quấy nhiễu các thành viên trong gia đình.

Thể hiện tình thương với người mất bằng tượng gỗ

Nói về tượng nhà mồ, ông Y Nhi Rya (SN 1951, trú tại Buôn Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: “Ngày xưa, người M’Nông chúng tôi là chết không có mộ, chết đâu chôn đó. Sau này, xét thấy việc này không phù hợp nên đã cho thi thể người chết vào quan tài và làm mồ mả như các dân tộc khác.

Đồng thời, người M’Nông còn tạc các tượng gỗ để chôn tại mộ người mất hay còn gọi là tượng nhà mồ nhằm thể hiện cho văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên. Bên cạnh đó, bằng việc tạc tượng nhà mồ, người còn sống muốn được thể hiện tình thương, tấm lòng với người đã khuất”.

Văn hoá - Những điều chưa biết về tượng nhà mồ ở Tây Nguyên (Hình 3).

Tượng người ngồi chống tay lên má là tượng nhà mồ phổ biến nhất.

Theo ông Y Nhi, với mỗi bức tượng nhà mồ được tạc ra đều mang ý nghĩa khác nhau và mang đậm chất văn hóa Tây Nguyên. Qua đó, người ngắm tượng sẽ hiểu được những sinh hoạt, tập quán, nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Chẳng hạn, tượng con công đặt tại tượng nhà mồ thể hiện tính đặc trưng của đất Buôn Đôn, chỉ có mảnh đất này mới có, còn những nơi khác không có. Đồng thời, bằng việc tạc tượng con công, người còn sống mong muốn người chết sẽ biến thành con chim đẹp nhất, lớn nhất.

Tương tự, tượng ngà voi được đặt tại nhà mồ là hình ảnh giá trị nhất tượng trưng cho vùng đất voi rừng, thuần dưỡng voi rừng.

“Nói đến huyện Buôn Đôn, người ta liền nghĩ đến vùng đất chuyên bắt và thuần dưỡng voi rừng. Với những ngôi mộ có tượng voi thì chứng tỏ khi còn sống, người nằm dưới mộ đã có công lao thuần dưỡng, chăm sóc voi, có cuộc sống gắn liền với con voi”, ông Y Nhi lý giải.

Văn hoá - Những điều chưa biết về tượng nhà mồ ở Tây Nguyên (Hình 4).

Mỗi bức tượng được tạc ra đều gắn liền với cuộc sống hàng ngày của người nằm dưới mộ khi còn sống.

Theo ông Y Nhi, trước đây, bất kể ngôi mộ nào cũng có tượng nhà mồ. Tùy theo điều kiện, khả năng của mỗi gia đình mà tượng nhà mồ sẽ được khắc họa khác nhau.

Đến nay, vẫn có một số gia đình làm tượng nhà mồ nhưng chỉ có gia đình có điều kiện, khá giả mới làm được vì nguồn gỗ đã cạn kiệt.

Ngoài ra, ông Y Nhi còn hé lộ, người đồng bào dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên có tục chia của nên mỗi khi trong nhà có người mất thì gia đình buộc phải chia tài sản cho người chết để chôn theo như: Tiền, vàng, ché rượu cần, quần áo, đặc biệt không thể thiếu trâu, bò. Theo đó, gia đình làm trâu, bò để cúng cho người chết, mặt khác ché rượu cần được chôn ở trên đầu và dưới chân mộ.

Văn hoá - Những điều chưa biết về tượng nhà mồ ở Tây Nguyên (Hình 5).

Ông Y Nhi Rya nói về ý nghĩa của tượng nhà mồ.

Ông Vũ Minh Thoại, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk cho biết, ngày xưa chỉ có 2-3 người làm tượng nhà mồ. Hiện nay, trên địa bàn huyện Buôn Đôn có khoảng hơn 100 nghệ nhân người đồng bào dân tộc thiểu số biết tạc tượng.

Tại lễ hội văn hóa truyền thống hàng năm, Phòng Văn hóa Thông tin đã tham mưu cho UBND huyện đi mua gỗ muồng về giao cho mỗi nghệ nhân tùy theo khả năng của họ để tạc tượng.

Thông qua các lễ hội, góp phần giúp cho các nghệ nhân giữ được sự hồn nhiên và cách tư duy từ bao nhiêu đời nay truyền lại để có một cách sáng tạo riêng. Mặt khác, thông qua các lễ hội, cuộc thi tạc tượng sẽ giúp cho cộng đồng, các nghệ nhân có cơ hội được biểu diễn, thể hiện.

Đồng thời, bằng các giải thưởng đã thể hiện sự khích lệ, tôn vinh, động viên của cộng đồng, xã hội đối với các nghệ nhân. Đó cũng là cách bảo tồn, lưu truyền tốt nhất.

Khánh Ngọc

Những điều thú vị về Chợ tình Khâu Vai có thể bạn chưa biết

Thứ 5, 01/07/2021 | 07:40
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Chợ Phong Lưu Khâu Vai, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang vừa được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Những điều bạn chưa biết về nguồn gốc bánh Trung thu

Thứ 4, 16/09/2020 | 07:00
Bánh Trung thu từ lâu được đại diện cho tình thân và sự sum họp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về nguồn gốc và lịch sử của bánh Trung thu.

Nghệ sĩ tiết lộ những điều chưa biết về trào lưu xăm hình trong vòm miệng

Thứ 6, 24/07/2020 | 20:30
Giới trẻ ngày càng ưa chuộng việc xăm hình, thậm chí nhiều người không ngại thử thách xăm ở những vị trí có một không hai như ở trong vòm miệng.
Cùng tác giả

Nhóm nam nữ tụ tập ăn nhậu trong lúc cả thành phố đang cách ly xã hội

Thứ 4, 12/08/2020 | 10:20
Trong lúc toàn thành phố đang thực hiện cách ly để phòng, chống dịch Covid-19 thì một nhóm nam nữ tụ tập ăn nhậu tại văn phòng đại diện của công ty xổ số.
Cùng chuyên mục

Đạo diễn Trần Hữu Tấn: "Quay Con Cám, diễn viên ngất xỉu nhiều ngày"

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:44
Dự án điện ảnh Con Cám vừa chính thức đóng máy, đạo diễn Trần Hữu Tấn có những chia sẻ về mức độ khắc nghiệt khi ghi hình dưới thời tiết nắng nóng đỉnh điểm.

Đà Nẵng tổ chức chương trình nghệ thuật Thanh âm tháng tư

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:59
Chương trình được diễn ra miễn phí vào tối ngày 27/4 tại tuyến phố đi bộ Bạch Đằng, với 17 tiết mục dàn dựng đặc sắc.

Quảng trường biển Sầm Sơn sức chứa 10.000 người trước ngày khai trương

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:32
Quảng trường biển Sầm Sơn và trục cảnh quan lễ hội Tp.Sầm Sơn với sức chứa 10.000 người sẽ khai trương và là nơi tổ chức Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024.

Tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vào tháng 10

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:16
Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt.

Kiếm hiệp Kim Dung: Môn võ công không nên xuất hiện trên giang hồ

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:00
Sự xuất hiện của Cửu âm chân kinh đã khuấy đảo giang hồ, làm vô số cao thủ, bang phái lao vào tranh đoạt, gây ra vô số tổn thất và chết chóc.
     
Nổi bật trong ngày

Hơn 1.000 cảnh sát tham gia bảo đảm ANTT đêm khai mạc du lịch Sầm Sơn

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Công an tỉnh Thanh Hóa sẽ huy động hơn 1.000 cán bộ chiến sĩ tham gia đảm bảo an ninh trật tự cho đêm khai mạc Lễ hội du lịch Biển Sầm Sơn năm 2024.

Sau ồn ào, Nam Em công khai số dư tài khoản khiến ai cũng tò mò

Thứ 4, 24/04/2024 | 13:30
Trải qua nhiều scandal, ca sĩ Nam Em quyết định chuyển lên Đà Lạt sinh sống.

Phát hiện rùa xanh từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ 108 trứng

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:24
Một cá thể rùa xanh (vích) mẹ đeo thẻ quản lý của Malaysia được phát hiện đến hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đẻ trứng.

Tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vào tháng 10

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:16
Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024” vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt.

Quảng trường biển Sầm Sơn sức chứa 10.000 người trước ngày khai trương

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:32
Quảng trường biển Sầm Sơn và trục cảnh quan lễ hội Tp.Sầm Sơn với sức chứa 10.000 người sẽ khai trương và là nơi tổ chức Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024.