Những góc khuất sau sự cố hạt nhân tại Fukushima

Những góc khuất sau sự cố hạt nhân tại Fukushima

Thứ 2, 02/12/2013 | 17:05
0
Theo Reuters, nền công nghiệp hạt nhân Nhật dựa vào lao động giá rẻ từ những nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trong thập niên 1970. Những nhà môi giới thường tuyển dụng những người mắc bệnh nan y hoặc trình độ thấp, khó tìm công việc khác.

Ngày 25/10/2013, hãng tin Reuters công bố kết quả điều tra điều kiện làm việc của những người đang đối phó với hậu quả của sự cố hạt nhân tại Fukushima. Các nhà thầu phụ của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO, công ty sở hữu Nhà máy điện hạt nhân Fukushima - Bao gồm gần 800 công ty thường không đăng ký kinh doanh và sử dụng lao động không có tay nghề từ các khu phố nghèo ở Tokyo và Osaka, với mức lương bèo bọt, điều kiện làm việc nguy hiểm có mức độ phóng xạ cao. Theo nguồn tin cảnh sát, các công ty đóng vai trò thầu phụ nói trên có quan hệ với Yakuza- Tội phạm có tổ chức tại Nhật Bản.

Nghi vấn về các nhà môi giới xã hội đen chiếm dụng lương người lao động 

Ông Hayashi, 41 tuổi, từng hai lần làm việc tại Nhà máy Fukushima trong điều kiện tồi tệ, bị lừa gạt và chiếm dụng lương. Ông được tuyển dụng làm giám sát sự phơi nhiễm phóng xạ của các công nhân nhưng lại phải mặc đồ bảo hộ hai lớp và mang theo một bình dưỡng khí đến nơi nóng nhất của nhà máy.

Thậm chí nhà thầu quản lý ông còn cảnh báo phóng xạ rất cao, có thể phá vỡ giới hạn phơi nhiễm hằng năm trong chưa đầy một giờ. “Tôi cảm thấy bị lừa gạt và bế tắc. Tôi chưa từng đồng ý với bất kỳ điều gì như điều này” - ông Hayashi chia sẻ.

Ông Hayashi phản ảnh sự việc lên một công ty chịu trách nhiệm cao hơn trong hệ thống kim tự tháp các nhà thầu lấy công ty TEPCO làm đỉnh quanh dự án khử xạ và đóng cửa Nhà máy Fukushima. Ông bị sa thải.

Trong vòng một năm, ông Hayashi đã nộp đơn khiếu nại đến tám công ty liên quan, bao gồm cả TEPCO, nhưng không phòng quản lý lao động nào từ các công ty này phản hồi ông. Ông tìm kiếm công việc thứ hai cũng tại Fukushima. Lần này là một công ty xây dựng các bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng bằng bêtông. Người chủ mới ăn chặn gần 1/3 tiền lương của ông, khoảng 1.500 USD/tháng.

Tiêu điểm - Những góc khuất sau sự cố hạt nhân tại Fukushima

Theo Reuters, nền công nghiệp hạt nhân Nhật dựa vào lao động giá rẻ từ những nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trong thập niên 1970. Trong hàng chục năm qua, ngành công nghiệp này có truyền thống sử dụng công nhân lưu động - những công nhân vô gia cư di chuyển theo công trình/nhà máy điện hạt nhân khắp vùng ngoại ô Sanya của Tokyo đến Kamagasaki thuộc Osaka.

Do mức lương bèo bọt nên khan hiếm người lao động, những nhà môi giới thường tuyển dụng những người mắc bệnh nan y hoặc trình độ thấp, khó tìm công việc khác. “Điều kiện làm việc trong ngành công nghiệp hạt nhân luôn tồi tệ” - phó giám đốc Bệnh viện Hannan Chuo (Osaka) là ông Saburo Murata nhận xét. “Những vấn đề về tiền bạc, tuyển dụng ngoài luồng, thiếu hợp đồng bảo hiểm thích đáng đã tồn tại hàng thập kỷ” - ông Murata chỉ rõ.

Reuters đưa tin các công ty môi giới lao động như vậy ở Nhật bản thường tìm "mua" những người lao động bằng cách trả hết nợ cho họ, sau đó buộc họ làm việc trong điều kiện lương bị chiếm dụng nghiêm trọng, điều kiện làm việc cũng như y tế rất tồi tệ cho đến khi trả hết nợ cho các công ty. Các chương trình việc làm như vậy thường được coi là "giao kèo nô lệ" và là một hình thức bóc lột nô lệ bị cấm đoán ở các nước văn minh nhất.

Tác giả mô tả điều kiện làm việc của công nhân tại Fukushima. Họ phải mặc những bộ đồ bảo hộ lao động mà nhiệt độ bên trong có thể lên tới 45°C. Bản thân họ đã bị nhiễm xạ, thế nhưng rất nhiều người không ý thức được mức độ trầm trọng của tình hình và mức độ phóng xạ tại đây. Khi đạt tới mức nhiễm xạ hàng năm cho phép, công nhân phải nghỉ việc.

“Sau một tuần làm việc, công nhân phải rời nhà máy. Một vòng luân chuyển khó tin. Các công ty thầu phụ luôn tuyển người cho một nhiệm vụ cụ thể, nhưng khi công nhân tới, người ta lại chỉ định họ làm một việc khác. Họ thường xuyên bị lừa”.

Trước khi vào làm việc, công nhân học một khóa cấp tốc, nhưng không quy củ. Thay vì làm công việc được đào tạo, họ phải đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt và nguy hiểm. Một cựu công nhân tại Fukushima tố cáo: “Những công nhân lành nghề, làm việc tốt, chỉ chiếm khoảng 5-10% tổng số lao động. Số còn lại không suy nghĩ. Chỉ những người không tìm được việc làm mới tới Fukushima. Thế nhưng, điều kiện lao động rất tồi tệ, người ta thường phải làm đi làm lại một việc hay sửa sai. Tình hình chẳng được cải thiện”.

Mức lương của người lao động tương đối thấp, thường là 12 USD/giờ lao động - thấp hơn mức lương trung bình trong ngành công nghiệp xây dựng tại Nhật 1/3 lần, thậm chí có người chỉ được nhận khoảng 6 USD/giờ lao động. Ngoài ra công nhân làm việc cho các nhà thầu phụ trong khu vực nguy hiểm bên ngoài Nhà máy Fukushima sẽ nhận thêm trợ cấp nguy hiểm từ chính phủ khoảng 100 USD/ngày, dù phần lớn công nhân tại đây cho biết họ không nhận được số tiền này.

Thông qua khiếu nại của ông Hayashi, Reuters đã tiếp cận hơn 80 công nhân, người tuyển dụng và quan chức có liên quan đến chương trình khử xạ. Một khiếu nại phổ biến là: dự án phụ thuộc vào một mạng lưới các nhà thầu nhỏ thiếu kinh nghiệm trong vấn đề hạt nhân và một số nhà thầu có quan hệ với các tổ chức tội phạm.

Khi Quốc hội Nhật thông qua luật tài trợ cho việc khử xạ tại Nhà máy Fukushima hồi tháng 8/2011, luật này đã không áp dụng những quy định hiện hành trong ngành công nghiệp xây dựng. Kết quả là các nhà thầu làm việc khử xạ không bị yêu cầu cung cấp thông tin quản lý hay trải qua bất kỳ đợt thanh tra nào.

Điều này, theo Reuters, có nghĩa bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà thầu chỉ trong một đêm. Theo đó, khoảng 800 công ty nhỏ đã ồ ạt đăng ký làm thầu phụ bên trong Nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Trong đó rất nhiều công ty nhỏ chưa từng có kinh nghiệm vội vàng chào giá cho các hợp đồng làm việc tại Fukushima và giao cho các nhà môi giới tuyển công nhân.

Sự phức tạp trong hợp đồng thầu khoán và thiếu hụt nhân công đã làm lợi cho nhóm tội phạm có tổ chức Yakuza vốn kiếm tiền trên người lao động qua nhiều thế hệ tại Nhật. Cảnh sát địa phương cho biết gần 50 băng nhóm xã hội đen với 1.050 thành viên hoạt động tại tỉnh Fukushima được điều hành bởi ba tổ chức Yakuza chính: Yamaguchi - gumi, Sumiyoshi - kai và Inagawa - kai.

Dù vậy, các bộ, công ty liên quan đến hoạt động khử nhiễm cùng cảnh sát đã thiết lập lực lượng đặc nhiệm nhằm nhổ cỏ tận gốc các băng nhóm tội phạm đang trục lợi trong việc khử xạ tại Fukushima. Tuy nhiên cảnh sát cho biết không thể trấn áp các băng nhóm tội phạm khi không nhận được đơn khiếu nại.

 Những bê bối quanh sự cố nhà máy điện hạt nhân và những hệ lụy vô cùng nguy hiểm

Đến nay chỉ một vụ khởi tố hiếm hoi liên quan đến một nhân vật cao cấp trong Yakuza là ông Yoshinori Arai. Theo Reuters, Arai là trùm băng đảng thuộc Yakuza Sumiyoshi - kai đã bị kết tội vi phạm luật lao động. Tháng 3 vừa qua, một tòa án tuyên Arai 8 tháng tù treo vì ông ta hứa sẽ từ bỏ băng đảng và rất hối hận về những việc đã làm.

Arai thừa nhận trong hai năm qua đã bỏ túi khoảng 60.000 USD bằng cách ăn chặn 1/3 tiền lương trả cho công nhân làm trong khu vực thảm họa. Ông ta cũng bị cáo buộc đã cung cấp công nhân cho trang mạng quản lý bởi Obayashi - một trong những nhà thầu hàng đầu Nhật.

Trả lời báo giới, phát ngôn viên của Obayashi cho biết công ty đã “không để ý” rằng một trong những nhà thầu phụ đã thuê công nhân từ một băng nhóm tội phạm. “Trong hợp đồng với các nhà thầu phụ, chúng tôi có điều khoản không hợp tác với tội phạm có tổ chức”, phát ngôn viên của Obayashi tuyên bố. Công ty này hiện đang hợp tác với cảnh sát và các nhà thầu phụ nhằm đảm bảo những vi phạm như vậy không xảy ra nữa.

Chiều ngày 12/3/2011, tổ máy số 1 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 đã bị nổ khiến ít nhất 4 người thương vong. Vụ nổ đã làm rung chuyển mặt đất giống như dư chấn của trận động đất kinh hoàng mạnh 8,9 độ Richter trước đó một ngày. Một cột khói trắng bốc lên từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, nằm cách thủ đô Tokyo 250km.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau đó hoàn toàn tê liệt. Kết cấu nhà máy yếu đi rõ rệt khiến các kỹ sư không thể tiến hành can thiệp vào cấu trúc của công trình. Nước từ biển thường xuyên được bơm vào nhà máy để làm mát hai lò phản ứng còn lại nhưng công việc này lại dẫn tới việc rò rỉ phóng xạ từ nước ra môi trường bên ngoài. Các hậu họa về y tế sau sự cố trên là không thể đong đếm được. Chính phủ Nhật Bản đã phát hiện 44 trường hợp được xác định cũng như còn nghi ngờ bị ung thư tuyến giáp trong tổng số 217.000 trẻ em dưới 18 tuổi được kiểm tra y tế tại tỉnh Fukushima.

Đến ngày 9/10/2013, công ty TEPCO cho biết sáu công nhân nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã bị nhiễm xạ do tiếp xúc với nước nhiễm xạ rò rỉ từ nhà máy. Theo hãng tin Reuters, TEPCO cho biết một công nhân đã tháo nhầm một đường ống nối với hệ thống xử lý nước mà TEPCO đã bơm vào nhà máy để làm nguội các lò phản ứng hạt nhân bị tan chảy.

Hậu quả là vài tấn nước nhiễm xạ đã bị chảy ra ngoài, trong khuôn viên nhà máy Fukushima Daichi. Tình trạng rò rỉ kéo dài tới 50 phút. Ước tính mức độ phóng xạ trong lượng nước này khá cao, tới 30.000.000 becquerel/lít. Hiện vẫn chưa rõ tình trạng của sáu công nhân này ra sao. TEPCO không đưa ra bất cứ thông tin gì thêm.

Trước đó, ngày 1/10/2013, ban điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima thông báo rằng các công nhân của nhà máy đã rò rỉ xuống đất 4 tấn nước mưa nhiễm phóng xạ. Những công nhân đang bơm nước mưa bị đọng bên trong một máng xối vào một thùng trống có trọng lượng 12 tấn được đặt trên một bãi đất trống, một phát ngôn viên của TEPCO thuật lại. “Nhóm công nhân sau đó phát hiện nước bị chảy ra từ một cái lỗ của chiếc thùng”, phát ngôn viên TEPCO cho hay. Vụ việc làm bùng lên lo ngại rằng đất và nguồn nước ngầm tại khu vực nói trên sẽ bị ô nhiễm, AFP cho biết.

Chính phủ Nhật Bản thừa nhận việc rò rỉ phóng xạ ở Fukushima không chỉ là trách nhiệm của Công ty TEPCO mà còn là trách nhiệm của cả đất nước. Nếu như không có biện pháp xử lý kịp thời, Fukushima có thể sẽ đứng trước thảm họa hạt nhân không kém gì thảm họa Chernobyl, Ukraina. Chính phủ Nhật Bản cho biết mức độ phóng xạ xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã cao hơn tới 18 lần so với những báo cáo trước đó mà Công ty TEPCO ghi nhận.

Mức độ bức xạ này sẽ gây tử vong cho con người chỉ trong khoảng 4 giờ tiếp xúc. Ban đầu TEPCO cho biết mức độ phóng xạ rò rỉ ở Fukushima "ở trong con số cho phép", khoảng 100 millisieverts/giờ. Tuy nhiên công ty đã sử dụng thiết bị đo chỉ giới hạn đến 100 millisieverts. Thiết bị đo mới được đưa vào sử dụng cho thấy nồng độ phóng xạ bị rò rỉ đã lên tới 1.800 millisieverts/giờ. Ngoài ra, TEPCO cũng cho biết họ phát hiện ra nhiều sự rò rỉ khác từ các đường ống, hay bể chứa nước nhiễm phóng xạ.

Trước sự cố rò rỉ phóng xạ ở mức nghiêm trọng, chưa thể chấm dứt của nhà máy điện hạt nhân Fukushima, chính phủ Nhật Bản quyết định tạm ngưng hoạt động vô thời hạn toàn bộ 50 lò phản ứng hạt nhân lần đầu tiên kể từ những năm 1960. Nhà máy điện hạt nhân cuối cùng của Nhật Bản được đặt tại Ohi đã tạm dừng hoạt động ngày 16/9/2013.

Nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản cung cấp 30% sản lượng điện hàng ngày. Việc đóng cửa toàn bộ các lò phản ứng đồng nghĩa với việc Nhật Bản sẽ phải lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhiều hơn. Giá điện tăng cao cùng sự bất ổn của các nhà máy điện hạt nhân khiến người dân Nhật Bản tỏ ra hết sức lo lắng.

Tiêu điểm - Những góc khuất sau sự cố hạt nhân tại Fukushima (Hình 2).

 “Cảm tử quân” – những người con Nhật Bản dũng cảm, lặng lẽ hiến thân

Quỹ sáng kiến Tái thiết Nhật Bản (RJIF) hai năm sau thảm họa động đất, sóng thần đã tiết lộ, thiên tai gây ra sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 từng suýt đe dọa mạng sống của hàng triệu người ở thủ đô Tokyo. Bí mật từng được che đậy này được công bố đã dấy lên những quan ngại về phóng xạ hạt nhân ở nhiều người.

Bản báo cáo điều tra dày 400 trang đã đề cập tới những bí mật chưa từng được biết tới trước đây xung quanh thảm họa hạt nhân Nhật Bản, cung cấp nhiều bằng chứng, chứng minh chính phủ đã che giấu công chúng về hậu quả và mối đe dọa từ sự cố rò rỉ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.

Cuộc điều tra cũng vẽ nên bức tranh về tình trạng bối rối của chính phủ Nhật Bản trong những ngày tiếp theo sau sự cố. Sự hoảng loạn trong nội bộ các nhà lãnh đạo, trước khả năng rò rỉ phóng xạ từ hơn 10.000 thanh nhiên liệu hạt nhân tại những bể chứa gần các lò phản ứng đang gặp nguy hiểm cũng được làm sáng tỏ.

Người phát ngôn của Chính phủ Nhật tại thời điểm xảy ra sự cố - Yukio Edano nói với các nhà điều tra rằng, ông đã nghĩ đến một kịch bản “thảm họa” khi hai nhà máy điện hạt nhân nữa trước nguy cơ bị hư hại. Một cơ sở trong số này nằm ở vùng phụ cận Tokyo. Một khi các lò phản ứng hạt nhân lần lượt phát nổ và trong trường hợp như thế thì thủ đô Tokyo coi như bị hủy diệt. Chính phủ Nhật lúc đó cũng đã dự trù những kế hoạch đại quy mô để sơ tán thủ đô Tokyo 150 dặm về hướng Nam vào giữa tháng 3/2011, lúc họ chưa biết chắc có thể khống chế được sự cố hạt nhân ở Fukushima hay không.

  Mang trong mình lượng phóng xạ có thể gây chết người bất cứ lúc nào, một “cảm tử quân” 59 tuổi động viên vợ bằng những dòng e-mail vội vàng: “Em và con hãy tiếp tục sống khỏe nhé, anh sẽ phải vắng nhà một lát. Mọi người ở nhà máy đang chiến đấu”. Trong câu chuyện của New York Times, đó là một trong 180 người cuối cùng ở lại nhà máy, được chia ra các tổ đội để đảm bảo có 50 người luôn làm việc tại hiện trường và người ta gọi đó là đội quân Fukushima 50. Họ không được Công ty TEPCO nêu tên, hình ảnh hay bất kỳ chi tiết nào khác nhưng có thông tin từ Jiji Press cho biết hầu hết những người này đều trên 50 tuổi và sắp đến tuổi nghỉ hưu.

“Tôi phải nuốt nước mắt vào trong khi nghe tin bố tôi, dù sẽ nghỉ hưu sau sáu tháng nữa, đã tình nguyện ở lại - con gái ông bày tỏ trên Twitter - Ở nhà bố có vẻ như không phải là người làm được việc lớn, nhưng hôm nay tôi thật sự tự hào về bố”. “Mẹ tôi chưa bao giờ khóc nấc lên như vậy. Bố đã đi đến nhà máy hạt nhân. Mọi người ở đó đang hy sinh bản thân để bảo vệ tôi và các bạn. Cầu cho bố còn sống trở về!”.

Đài truyền hình Nhật Bản NHK cũng trích đọc một lá thư thổ lộ: “Bố cháu vẫn làm việc ở nhà máy dù chẳng còn gì để ăn. Bố nói bố đã chấp nhận số phận sẽ kết thúc ở đó”.

Không phải đến khi có sự cố nổ ở lò phản ứng các chuyên gia Nhật Bản mới lao vào xử lý. Michiko Otsuki, một nhân viên nữ của Công ty TEPCO, nói rằng ngay cả khi vừa động đất, họ đã bất chấp cảnh báo sóng thần giữ vững vị trí tại nhà máy Fukushima. “Lúc đó vào khoảng 3h đêm, dù không còn thấy gì nữa chúng tôi vẫn tiếp tục công việc tuy biết chắc điều này sẽ liên quan đến mạng sống - Michiko kể lại - Giờ đây họ đang chiến đấu, không lùi bước, không chạy trốn ngay cả khi phải hy sinh”.

  Vài công nhân nhà máy đã chết trong các sự cố ở Fukushima Daiichi và giờ đây lượng phóng xạ lên cao sẽ khiến 70% nhân viên trong phòng tuyến cuối cùng này có thể chết sau hai tuần nữa.

“Những nhân viên này đang tham gia vào một sứ mệnh anh hùng - cựu quan chức Bộ Năng lượng Mỹ Robert Alvarez, bình luận - Ngoài phóng xạ, sẽ có nguy cơ nổ khí hydro rất lớn, đủ để đánh bay hai tòa nhà”. Tiến sĩ Ira Helfand đến từ Tổ chức Các nhà vật lý vì trách nhiệm xã hội của Mỹ nói: “Những nhân viên cứu hộ này được đào tạo để hiểu các mối nguy hiểm. Họ biết rằng nếu lò phản ứng tan chảy hoàn toàn, sẽ có thảm họa lớn tác động đến nhiều vùng rộng lớn và rất nhiều người. Tất cả chúng ta biết ơn họ”.

  Dù có trong tay những thiết bị bảo vệ tối tân nhất, họ vẫn biết rằng các phân tử phóng xạ có thể xuyên qua bất kỳ quần áo bảo hộ nào, thấm qua da, vào máu, vào phổi… Nhưng họ vẫn bò qua những hệ thống thiết bị phức tạp của nhà máy để làm nhiệm vụ. Xung quanh họ là bóng tối và với chiếc đèn pin trong tay, họ lắng nghe tiếng nổ đều đều khi khí hydro thoát ra khỏi lò phản ứng và tác động với không khí bên ngoài.

Trên lưng họ là những bình oxy, máy trợ thở nặng nề, trên người họ là bộ quần áo bó sát có khả năng ngăn chặn một phần phóng xạ. Nếu họ không tiếp tục công việc, lò phản ứng sẽ có nguy cơ tan chảy hoàn toàn, khiến hàng nghìn tấn bụi phóng xạ sẽ bay vào không khí, làm hàng triệu đồng bào của họ gánh chịu thảm họa.

 Thảm họa từ  nhà máy điện hạt nhân Chernobyl - nỗi đau ám ảnh của người dân Nga

Vụ tai nạn lúc 01h23' giờ địa phương, ngày 26/4/1986 tại nhà máy điện Chernobyl, cách Kiev 110km đã gây ra thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch  sử thế giới. Sai lầm trong thiết kế và điều khiển tạo thành vụ nổ mạnh đến mức thổi bay cả phần nóc nặng nghìn tấn của lò phản ứng số 4, phát tán vô số chất phóng xạ vào môi trường sống.

Chỉ hai ngày sau, bụi phóng xạ được phát hiện tận Thuỵ Điển, Na Uy và Phần Lan, cách đó hơn 1.600km. Theo các chuyên gia ước tính, lượng phóng xạ từ vụ nổ Chernobyl cao gấp hàng trăm lần hai quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945.

Con số thiệt hại về nhân mạng trong thảm họa cho đến nay vẫn còn là điều gây tranh cãi. Báo cáo năm 2005 của Chernobyl Forum - tổ chức được thành lập bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên Hợp Quốc và chính phủ các nước Belarus, Nga, Ukraina - kết luận rằng, khoảng 50 người chủ yếu là công nhân trong nhà máy đã chết do phơi nhiễm phóng xạ. Họ ước tính 4.000 người khác có thể cũng chết sau đó do nhiễm phóng xạ. Tuy nhiên, tổ chức Hoà bình Xanh cho rằng, con số này cao hơn nhiều và lên đến 93.000 người. Trong khi đó, theo số liệu chính thức chỉ có 31 nạn nhân thiệt mạng tức thì sau tiếng nổ.

Tuy nhiên, số nạn nhân vẫn chưa dừng lại ở đó. Cho đến năm 2004 người ta thống kê được ít nhất 1.800 trường hợp trẻ em, ở độ tuổi từ 0 đến 14 lúc tai nạn xảy ra, bị ung thư tuyến giáp trạng. Một tỷ lệ cao hơn đáng kể so với bình thường, vì tuyến giáp của trẻ em dễ nhiễm iôt phóng xạ, tác nhân kích thích ung thư. Ngoài ra cũng có thể nhận thấy số lượng người bị bệnh bạch cầu tăng cao, nhưng điều này sẽ được coi thêm là một bằng chứng trong vài năm tới khi số người mắc các chứng ung thư khác cũng tăng. Các quan chức y tế dự đoán rằng trong vòng 70 năm tiếp theo tỷ lệ mắc bệnh ung thư sẽ tăng thêm 2% trong số những người đã tiếp xúc với phóng xạ của nhà máy.

Hậu quả khủng khiếp của vụ nổ Chernobyl không chỉ về mặt con người mà còn thiệt hại nặng về kinh tế và tổn thương về tinh thần. Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl tuy mang tên của thị trấn nhỏ 12.500 dân này nhưng còn cách xa nó 15km. Cận kề với nhà máy, chỉ 3km, là thị trấn Pripyat nơi có dòng sông Pripyat hiền lành chảy qua để đổ vào hồ chứa nước Kiev.

Toàn bộ 49.360 dân cư của thị trấn xinh đẹp và bất hạnh ấy phải hấp tấp rời bỏ nhà cửa, tài sản của họ trong vòng 36 giờ sau tai nạn. Trong khoảng một vài tháng sau, thêm 67.000 người phải chuyển về chỗ ở mới theo sắp xếp của chính phủ, nâng số cư dân buộc phải ra đi lên 116.360. Nếu kể cả những người tự rời bỏ các vùng lân cận do sợ hãi ảnh hưởng của chất phóng xạ, người ta ước đoán rằng tổng số người ly hương có thể tới khoảng 200.000 người.

Có tài liệu cho rằng chỉ khoảng 18.000km2 đất canh tác bị nhiễm xạ, không được phép canh tác và chừng 35.000km2 rừng bị ảnh hưởng của chất phóng xạ. Nhưng nhiều chuyên gia và tổ chức bảo vệ môi trường lại khẳng định rằng phải tới 150.000km2 ở Belarus, Nga và Ukraina, tức là gần bằng nửa diện tích nước ta, bị nhiễm xạ. Vùng đất nằm trong khoảng cách 30km từ nhà máy, tính ra khoảng 3 lần diện tích Thủ đô Hà Nội, được coi là vùng cấm. Nhiều đột biến đối với động thực vật đã xảy ra sau tai nạn. Lá một số cây thay hình và nhiều động vật sinh ra bị dị dạng.

Nhưng chẳng có gì chữa chạy được nỗi đau ly hương của hàng chục vạn người đã buộc phải rời bỏ xóm làng thân thuộc. Cũng chẳng ai trấn an được hàng triệu người, đã sống trong vùng tai nạn hoặc đã tham gia khắc phục hậu quả, luôn khắc khoải về một ngày bất hạnh nào đó bệnh tật sẽ phát tác trên cơ thể họ hoặc con cháu họ. Có người tự sát vì tuyệt vọng. Nhiều cặp vợ chồng không dám sinh con vì sợ đứa trẻ ra đời dị dạng.

Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl sau đó vẫn tiếp tục sản xuất điện thêm 14 năm sau thảm hoạ và chỉ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2000 do sức ép của quốc tế. Vùng cách ly có bán kính 30km được thiết lập quanh Chernobyl là một trong những điểm nhiễm phóng xạ đậm đặc nhất trên hành tinh hiện nay. Năm 2011, Ukraine bắt đầu tiến hành phủ bêtông lên trên khu vực bốn lò phản ứng để đảm bảo an toàn cho vùng Chernobyl.

Theo dự án đó, một lớp bêtông mới sẽ được phủ lên bốn lò phản ứng hạt nhân Chernobyl. Dự án đã được khởi công và dự kiến hoàn tất vào năm 2015. Một lớp bêtông cốt thép mái cong khổng lồ sẽ che phủ toàn bộ những gì còn lại của các lò phản ứng. Kiến trúc này nặng tổng cộng 20.000 tấn. Chỉ sau khi khối bêtông được hoàn thành, công việc hết sức nguy hiểm là thu dọn rác thải xung quanh nhà máy mới có thể được bắt đầu.

Năm 2006, đài tưởng niệm tri ân 600.000 người chấp nhận rủi ro bị nhiễm phóng xạ để đến Chernobyl tham gia khắc phục thảm họa, ngăn không cho thứ phóng xạ chết người lan ra đến toàn cầu được dựng lên cách lò phản ứng số 4 - nơi diễn ra vụ nổ kinh hoàng khoảng 200m.

An toàn của Chernobyl vẫn luôn là một dấu hỏi khi hàng trăm tấn plutonium độc hại trong khu vực không thể tan rã sau hàng trăm năm nữa. Người ta nói rằng thế hệ hiện tại chỉ đủ sức làm tạm ngừng những tác hại chứ chưa thể có giải pháp tận gốc đối với những di họa tiềm ẩn của khối lượng hạt nhân độc hại khổng lồ đã tác động nặng nề đến môi trường sống ở Chernobyl. Đó cũng là những gì mà chính phủ và người dân những quốc gia đang phát triển nền công nghệ điện hạt nhân hôm nay cần cân nhắc về sự an toàn và lợi ích chung.       

Thu Hà- Linh Lan (tổng hợp)

Nhân viên Fukushima làm đổ 4 tấn nước nhiễm xạ

Thứ 4, 02/10/2013 | 08:54
Ban điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima ngày 1.10 thông báo rằng các công nhân của nhà máy đã làm đổ xuống đất 4 tấn nước nhiễm phóng xạ.

Cận cảnh cuộc khủng hoảng nước nhiễm xạ ở Fukushima

Thứ 6, 23/08/2013 | 14:16
Khoảng 300 tấn nước nhiễm xạ cực cao bị rò rỉ khỏi một bể chứa ở khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima No. 1. Sự cố này đã khiến Nhật Bản phải nâng cảnh báo rò rỉ phóng xạ lên mức "nghiêm trọng".

Nhật báo động nước nhiễm phóng xạ từ nhà máy Fukushima

Thứ 4, 21/08/2013 | 16:34
Cơ quan quản lý hạt nhân của Nhật Bản đề xuất tăng mức báo động về nước nhiễm phóng xạ bị rò rỉ từ nhà máy điện Fukushima từ 1 lên 3 trên thang quốc tế.

Nước nhiễm xạ từ nhà máy Fukushima chảy ra biển

Thứ 4, 24/07/2013 | 08:19
Ban giám đốc nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản đã phải thừa nhận vào hôm 22.7 rằng nguồn nước ngầm bị nhiễm phóng xạ từ nhà máy đã chảy ra biển.

Công nhân Fukushima mắc bệnh vì phóng xạ

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:07
Ngày 13 tháng 4, chỉ hai ngày sau khi Viện An toàn năng lượng hạt nhân Nhật nâng mức cảnh báo biến cố hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 từ cấp 5 lên cấp 7, “21 công nhân làm việc tại nhà máy này đã mắc một số bệnh liên quan tới phóng xạ” Viện này cũng cho biết.

Hình ảnh mới nhất về nhà máy hạt nhân Fukushima I

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:57
Lần đầu tiên kể từ khi trận động đất/sóng thần xảy ra 8 tháng trước, nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đã mở cửa đón các phóng viên trong và ngoài nước tới thị sát.

Nhân viên Fukushima làm đổ 4 tấn nước nhiễm xạ

Thứ 4, 02/10/2013 | 08:54
Ban điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima ngày 1.10 thông báo rằng các công nhân của nhà máy đã làm đổ xuống đất 4 tấn nước nhiễm phóng xạ.

Cận cảnh cuộc khủng hoảng nước nhiễm xạ ở Fukushima

Thứ 6, 23/08/2013 | 14:16
Khoảng 300 tấn nước nhiễm xạ cực cao bị rò rỉ khỏi một bể chứa ở khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima No. 1. Sự cố này đã khiến Nhật Bản phải nâng cảnh báo rò rỉ phóng xạ lên mức "nghiêm trọng".

Nhật báo động nước nhiễm phóng xạ từ nhà máy Fukushima

Thứ 4, 21/08/2013 | 16:34
Cơ quan quản lý hạt nhân của Nhật Bản đề xuất tăng mức báo động về nước nhiễm phóng xạ bị rò rỉ từ nhà máy điện Fukushima từ 1 lên 3 trên thang quốc tế.

Nước nhiễm xạ từ nhà máy Fukushima chảy ra biển

Thứ 4, 24/07/2013 | 08:19
Ban giám đốc nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản đã phải thừa nhận vào hôm 22.7 rằng nguồn nước ngầm bị nhiễm phóng xạ từ nhà máy đã chảy ra biển.

Công nhân Fukushima mắc bệnh vì phóng xạ

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:07
Ngày 13 tháng 4, chỉ hai ngày sau khi Viện An toàn năng lượng hạt nhân Nhật nâng mức cảnh báo biến cố hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 từ cấp 5 lên cấp 7, “21 công nhân làm việc tại nhà máy này đã mắc một số bệnh liên quan tới phóng xạ” Viện này cũng cho biết.

Hình ảnh mới nhất về nhà máy hạt nhân Fukushima I

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:57
Lần đầu tiên kể từ khi trận động đất/sóng thần xảy ra 8 tháng trước, nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đã mở cửa đón các phóng viên trong và ngoài nước tới thị sát.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.