Đến miền đất của những hoa hậu Việt Nam

Đến miền đất của những hoa hậu Việt Nam

Thứ 7, 23/02/2013 | 22:16
0
Nói đến vẻ đẹp của người con gái Tuyên Quang, người ta nhớ ngay đến câu "chè Thái, gái Tuyên" và họ ví đó là "tiểu vương quốc Venezuela", nơi thường sinh ra những cô gái tuyệt đẹp, nhiều người đã trở thành hoa hậu.

Tuyên Quang được biết đến như một "miền gái đẹp" không chỉ là nơi có những người mẫu đã được vinh danh mà còân có rất nhiều "bông hoa rừng" vẫn ẩn tích, chưa được ống kính các cuộc thi sắc đẹp tìm ra. Gái đẹp Tuyên Quang đã trở thành thương hiệu, với câu dân gian quen thuộc "chè Thái, gái Tuyên". Để giải đáp cho câu hỏi đó, tôi có dò hỏi ý kiến của các nhà nghiên cứu, lùng sục nhiều nguồn tài liệu liên quan để tìm ra sự lý giải có độ tin cậy nhất. Có một luồng ý kiến thống nhất rằng, nơi đây chính là thành trì của vua Mạc, đã có rất nhiều đợt tuyển cung tần mỹ nữ khắp nơi trong cả nước đưa về đây. Sau khi vương triều sụp đổ, những thế hệ sau của họ vẫn tiếp tục sinh sống và hòa nhập, thậm chí kết hôn với người dân địa phương. Vẻ đẹp đó đã thấm nhuần qua nhiều thế hệ, sản sinh ra những cô gái tuyệt đẹp.

Sự kiện - Đến miền đất của những hoa hậu Việt Nam

Tô Hương Lan, Á hậu năm 1994.

Tìm về "miền gái đẹp"

Thêm một kiến giải được đưa ra, đó là yếu tố nhân chủng học. Tuyên Quang có 22 dân tộc sinh sống như: Kinh, Tày, Cao Lan, Mông, Thái... Đặc biệt, nơi đây còn có nhóm người Thủy, thuộc cư dân Bách Việt cổ (nhóm này đã định cư tại Trung Hoa trước thời kỳ nhà Hán) sinh sống. Đặc điểm sinh sống của những người dân tộc ở Tuyên Quang thường phân tán, đan xen giữa dân tộc này và dân tộc khác. Có ý kiến cho rằng, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đây là vùng sơ tán của rất nhiều cán bộ, trí thức, kiều nữ Hà Nội. Nhiều người trong số họ đã ở lại lập gia đình với người bản địa. Sự giao thoa lối sống, văn hóa và hôn nhân đa tộc đã sinh ra nhiều thiếu nữ xinh đẹp cả về hình thể lẫn trí tuệ.

Về môi trường sống, vùng đất trung du miền núi này có sông Lô, hồ Na Hang, núi Bạch Mã, Cham Chu...  hội tụ đủ linh khí hiền hòa của trời và đất để tạo điều kiện cho con người sống khỏe mạnh, yêu đời. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường từng viết bút ký về "miền gái đẹp" Tuyên Quang cũng có nhắc đến: "Tôi lại nhớ một nhân vật của Kim Dung "có biệt tài" ngửi thấy mùi phụ nữ trong hơi gió. Tôi sinh sống ở triền sông đẹp, ở đâu có sông nước đẹp thì ở đấy tất có mỹ nhân. Không cần phải tin vào thuyết phong thủy cho lắm. Tôi cũng nghĩ rằng nơi đó có "thế phong thủy" ở đó thiên hạ tất nhiên phải đẹp, ở đó mặt người trông cũng rảnh rang. Đó là sự liên lạc giữa Đất và Người, dân gian quê tôi nói "Người ta là hoa đất". Vậy thì "Địa linh nhân kiệt"...

Cái đẹp của người con gái Tuyên Quang đã làm say lòng khách si tình và đi vào những áng văn thơ bất hủ. Trên báo Tiếng Dân, chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng đã có hồi ức về sắc đẹp làm ngây ngất thời trai trẻ của ông: "Đêm ấy, bọn hát đương diễn tuồng... bỗng bên xóm đàn bà thấy có cái tia sáng ánh ra như một luồng điện chạy qua, khiến cho đám đông náo nhiệt ấy bỗng có vẻ yên lặng khác thường". Sau này về giỗ thầy, ông lại choáng ngợp vì vẻ đẹp đó: "Giữa đám tang, bạn và học trò, cả tiến sĩ, phó bảng, cử nhân, tú tài cùng khách rất đông, mà khi cô bưng bánh nước vào đặt trên bàn, đám đông nghe như có luồng điện làm cho rung động. Đó là khi cô đã có chồng một năm rồi, mà cái đẹp thiên nhiên còn có vẻ xiêu đình đổ quán".

Nhà nhiếp ảnh gia Hồ Thăng đã không tiếc lời khen ngợi khi nhắc đến những người con gái đẹp Tuyên Quang: "Người đẹp chới mắt về cõi mộng. Trăm năm ngơ ngẩn khách tình si". Đã có một thời, nhiếp ảnh gia đã gửi trái tim tình si cho giai nhân xứ này. Đó là cửa hàng Bảo Khê bán dao rựa, cuốc xẻng, luôn đông nghịt khách hàng, nhất là các chàng trai trẻ. Mặc dù quán này bán rất đắt, nhưng khách đến mua hàng cũng vui lòng vì được ngắm các nàng xinh đẹp. Về sau, cửa hàng đóng cửa, gia đình Bảo Khuê ly tán, không ai biết các mỹ nhân đã trao thân gửi phận nơi nào?".

Sự kiện - Đến miền đất của những hoa hậu Việt Nam (Hình 2).

Các người đẹp đang miệt mài luyện tập.

Nghĩ đến các lò luyện chân dài

Việc tìm hiểu về "miền gái đẹp" này đã khiến chúng tôi liên tưởng đến các lò luyện "chân dài", kèm theo đó là đôi chút tiếc nuối khi người mẫu Việt Nam vẫn chưa đạt được giải cao trong những cuộc thi hoa hậu thế giới.

Ngày xưa, các cụ bảo: "Hồng nhan bạc phận", nay thì người ta nhắc đến câu: "Hồng nhan bạc triệu". Chính vì vậy, nhiều cô cứ chân dài là nuôi hy vọng trở nên nổi tiếng, nhưng đáng tiếc, nhiều cô "chân dài, óc ngắn" nhưng vẫn nuôi ảo mộng làm hoa hậu, trong khi những tiêu chuẩn để trở thành hoa hậu thì vẫn chưa nắm rõ.

Tại Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều "lò" đào tạo người mẫu, nhưng đa phần số đó là "lò" "nhào nặn chân dài" chứ chưa phải đào tạo người mẫu theo đúng bài bản. "Lò" luyện chân dài H.T ở Hải Phòng là nơi thu hút những cô gái có chiều cao lý tưởng để luyện tập rồi hy vọng sẽ may mắn giành được giải trong những cuộc thi sắc đẹp. Tại đây, họ luyện tập các cách đi đứng, tạo dáng, tập thể hình để giống với người mẫu. Tuy nhiên, các "lò" đào tạo này vẫn hoạt động theo kiểu tự phát, đào tạo sơ sơ, có gì học đó chứ không theo khoa học bài bản. Sau những đợt "nhào nặn" này, các người đẹp sẽ đi thi thố với thiên hạ, việc giật giải hay không đôi khi cũng phụ thuộc vào may rủi.

Trong khi đó, các "lò" đào tạo hoa hậu chuyên nghiệp trên thế giới còn đào tạo bài bản về cả vẻ đẹp thể hình, ngôn ngữ và trí tuệ. Tại các "lò" đào tạo người mẫu ở "vương quốc hoa hậu" Venezuela hoặc Nhật Bản, ngoài đào tạo những nội dung trên còn đào tạo về ứng xử văn hoá thông minh, khôn khéo. Ví dụ như cách trả lời phỏng vấn của báo chí, kiến thức báo chí, mong muốn của các nhà báo, cách làm việc của các nhà báo và cách trả lời phỏng vấn sao cho trung thực mà không ngô nghê, cách tránh những câu hỏi "bẫy" của nhà báo mà không để lộ khiếm khuyết của họ về kiến thức, cách ứng xử với những tình huống bất ngờ...

Có thể nói, do nền nông nghiệp lâu đời, người dân Việt Nam chủ yếu làm nghề trồng lúa nước, để đôi chân đứng vững trong lúc lao động họ phải đứng dạng chân thế "kiềng" để khỏi bị ngã, trải qua nhiều đời, gen di truyền ấy làm đôi chân của số đông người Việt luôn cong. Điều đó lý giải tại sao đôi chân của những người phụ nữ Việt dù có luyện tập thế nào cũng khó đạt "độ thẳng" theo tiêu chuẩn của quốc tế.

Karl Marx nêu định đề nổi tiếng "con người cũng sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Theo đó, cái đẹp là khách quan bởi vì nó là giá trị nhân bản - xã hội, được tạo ra trong sự tương tác của tự nhiên và xã hội, trong quan hệ với nhau của con người trong tiến trình lịch sử xã hội". Tuy vậy, sự đánh giá cái đẹp, bộc lộ qua tình cảm thẩm mỹ, lại mang tính chủ quan và có thể chân thực hay giả dối tùy theo chỗ tương ứng hay không với cái đẹp như là giá trị khách quan. Mỹ học theo chủ thuyết Marx, ngoài ra cũng nhấn mạnh đặc biệt mối liên hệ biện chứng giữa cái đẹp và cái có ích, cái đẹp và chân lý. Chiếu theo đó, vẻ đẹp của người phụ nữ cũng chịu tác động theo quy luật của cái đẹp.

Trên thực tế, hoa hậu Việt Nam mới chỉ lọt vào được top 50, 17, 16, 15 người đẹp của các cuộc thi hoa hậu thế giới. Phải chăng, muốn vinh danh vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam trong những cuộc thi sắc đẹp toàn cầu cần phải phát triển, cải thiện tổng hòa các yếu tố: Môi trường, điều kiện sống, giống nòi, sự luyện tập và vẻ đẹp tâm hồn, tính cách?

 Tuyên Quang là nơi sản sinh ra rất nhiều người phụ nữ  đẹp nổi tiếng

Mảnh đất Tuyên Quang đã sản sinh ra biết bao những cô gái đẹp, trong số đó đã có nhiều người trở thàânh hoa hậu: Người mẫu Thủy Hương (giai nhân lụa là), diễn viên điện ảnh Thu Hà, Tô Lan Hương (Á hậu năm 1994), Nguyễn Minh Phương (Á hậu năm 1992), Kim Tiến (nghệ sĩ ưu tú - phát thanh viên chương trình thời sự đài Truyền hình Việt Nam), Tùng Lâm (phát thành viên chương trình Quân đội nhân dân Việt Nam), Mai Huê (diễn viên điện ảnh), Dương Thanh Trấn (người mẫu châu Á Thái Bình Dương)...

Hoàng Thế Tào

Đời làm vợ... thiên hạ trong giới 'chân dài' showbiz

Thứ 2, 11/02/2013 | 14:03
Ông Nguyễn Đức Phan, người có gần 20 năm gắn bó với công tác phòng chống tệ nạn xã hội của Bộ LĐTB&XH khẳng định, không có "lò luyện chân dài" làm cave mà chỉ có tú ông, tú bà "gom" các "chân dài" vào một nơi rồi môi giới để hoạt động bán dâm.

Bóng tối phía sau sự hào nhoáng của giới 'chân dài'

Thứ 4, 06/02/2013 | 15:01
Hàng năm có trên dưới 10 cuộc thi sắc đẹp, nhưng mấy ai biết được đằng sau sự hào nhoáng đến chết người của những cuộc thi đó, các "chân dài" bị loại sẽ đi đâu? Rồi còn những "chân dài" được luyện để đi thi, bị rớt ngay từ vòng loại sẽ sống với "ánh hào quang" đó ra sao?

“Tuyệt kỹ” moi tiền của chân dài

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:58
Đôi mắt ươn ướt, vẻ mặt xa xăm, và giọng thì nũng nịu tủi thân cho số phận mình... là chiêu phổ biến và cũ xưa nhất mà tiếp viên quán nhậu thường dùng để đánh vào lòng trắc ẩn của các vị "đại gia" đang ngất ngây trong men rượu, men tình ... hòng moi móc tiền boa.

Cạm bẫy rình rập chân dài trên bàn bi-a

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
Giống như bao nữ cơ thủ khác, từ khi đặt chân vào những câu lạc bộ bia chuyên nghiệp, Diễm Ly phải thay đổi vẻ bề ngoài để có được một body nóng bỏng. Chính vì thế mà cô cũng phải đối mặt với những bẫy tình của các đại gia từ già đến trẻ.