Những lý do đòi thu thuế kiểu “lo bò trắng răng” của bộ Tài chính

Những lý do đòi thu thuế kiểu “lo bò trắng răng” của bộ Tài chính

Thứ 3, 22/05/2018 | 13:32
2
Thời gian gần đây, bộ Tài chính liên tục đề xuất tăng nhiều loại thuế với những lý do “quen thuộc” như: “phù hợp thông lệ quốc tế”, “bảo vệ môi trường”, “chống béo phì”, “chống buôn lậu”… song phần lớn những lý luận này lại được dư luận cho là… lo bò trắng răng!

Thu thuế để “phù hợp thông lệ quốc tế”

Đây là lý do được bộ Tài chính viện dẫn nhiều lần nhất mỗi khi đề xuất một sắc thuế mới hoặc tăng mức thuế cũ. Gần đây nhất là đề xuất thu thuế tài sản và tăng thuế VAT.

Theo bộ Tài chính, thuế tài sản là một sắc thuế phổ biến từ lâu trên thế giới. Hiện nay có 174/193 nước đã áp dụng sắc thuế thu đối với tài sản với các tên gọi khác nhau như: Thuế tài sản (65 nước như Hồng Kông, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Serbia, Slovenia, Canada, Puerto Rico, Pháp, Hoa Kỳ, Thụy Sỹ…); Thuế bất động sản (51 nước); Thuế đất (30 nước), thuế sử dụng đất; thuế nhà, đất…

Những lý do đòi thu thuế kiểu “lo bò trắng răng” của bộ Tài chính

Luật Thuế tài sản quy định nhà 700 triệu trở lên phải nộp thuế khiến giấc mơ có nhà ở của người dân nghèo càng thêm gian nan (ảnh minh họa)

Bởi thế, Bộ này cho rằng, việc ban hành luật thuế Tài sản là phù hợp với thông lệ quốc tế.

Luật Thuế tài sản được bộ Tài chính xây dựng trong lộ trình tổng thể cải cách hệ thống thuế đến năm 2020, trong đó đơn vị này đề xuất đánh thuế mức 0,3 - 0,4% đối với nhà ở có giá trị từ 700 triệu đồng và ô tô từ 1,5 tỷ trở lên. Ngoài lý do “phù hợp thông lệ quốc tế”, Bộ này cũng hi vọng giúp ngân sách có thêm khoảng 31.000 tỷ đồng/năm.

Trước đó, bộ Tài chính cũng đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% lên 12% vì lý do là mức 10% hiện tại chưa theo kịp thông lệ quốc tế, khó đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.

Cả hai đề xuất này đều đã vấp phải sự phản đối của dư luận. Nhiều người cho rằng thu thì đòi theo thông lệ quốc tế, nhưng mức sống của người dân, mức chi cho phúc lợi xã hội thì lại chưa theo kịp được thông lệ ấy. Nhiều cuộc tranh luận đã được xới lên để mổ xẻ “thông lệ quốc tế là thông lệ nào?”…

Và vì còn nhiều ý kiến chưa đồng thuận nên mới đây Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã thông tin: Chính phủ, Thủ tướng chưa xem xét, cho ý kiến đối với đề nghị xây dựng dự án luật Thuế tài sản của bộ Tài chính.

Đối với thuế VAT, thừa nhận việc tăng lên 12% sẽ có ảnh hưởng đến nhóm người có thu nhập thấp nên sau đó bộ Tài chính đã quyết định dãn lộ trình: đề xuất từ 1/1/2019 chỉ tăng thuế VAT từ 10% lên 11% thay vì 12% như trước. Mức tăng thuế VAT (nếu có) sẽ áp dụng sau đó 1 năm, từ 1/1/2020.

Nhiệt tình chống buôn lậu, bộ Tài chính đề xuất tăng kịch khung thuế Bảo vệ môi trường xăng dầu

Tại họp báo quý I/2017 của bộ Tài chính diễn ra chiều 10/4/2017, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng vụ Chính sách thuế (bộ Tài chính) khẳng định: Thuế nhập khẩu đang bị cắt giảm theo thỏa thuận quốc tế, còn giá bán lẻ xăng dầu Việt Nam lại thấp hơn các nước có chung đường biên giới và nhiều nước trong khu vực.

Những lý do đòi thu thuế kiểu “lo bò trắng răng” của bộ Tài chính (Hình 2).

Lo ngại mỗi lít xăng bị "cõng" tới 4.000 đồng thuế bảo vệ môi trường

Sau khi phân tích tình hình trên thị trường xăng dầu thế giới, giá xăng dầu Việt Nam so với các nước trên thế giới cũng như các nước có biên giới liền kề, chúng tôi nhận định rằng nếu không điều chỉnh thuế Bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia.

Ngoài ra, việc thuế nhập khẩu dần về 0% khiến Bộ này lo ngại tình trạng buôn lậu sẽ xảy ra khi giá xăng Việt Nam thấp hơn các nước láng giềng, và quyết định sử dụng công cụ là tăng thuế Bảo vệ môi trường đánh trên mặt hàng xăng dầu. Hiện đây vẫn là một chủ đề gây tranh cãi bởi nhiều người cho rằng nhiều năm qua mỗi lít xăng đã phải “cõng” 3.000 đồng thuế này nhưng môi trường những năm qua không hề được cải thiện, bởi thu thuế 4 đồng thì chỉ chi cho môi trường 1 đồng.

Xưa nay, hễ tăng thuế là người dân lại phản đối, “nhưng tâm lý phản đối này nảy sinh là do người dân bức xúc, khó chịu về tính không minh bạch trong chi thường xuyên.

Chi thường xuyên hàng năm luôn cao cho thấy bộ máy nhà nước cồng kềnh, trong khi người dân không biết được các khoản thuế của mình được sử dụng như thế nào thì sao mà người dân phản ứng tích cực mỗi lần tăng thuế?”

(TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng viện Nghiên cứu kinh tế  chính sách) - theo Zing.vn

Lo ngại dân béo phì, bộ Tài chính đòi thu thuế nước ngọt

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh 10% trên các mặt hàng nước giải khát có đường (trừ sữa) đã được bộ Tài chính đề xuất từ cuối năm 2017 song cũng vấp phải phản đối. Gần đây, Bộ này lại đưa ra bàn thảo lần nữa với hi vọng áp dụng từ năm 2019.

Những lý do đòi thu thuế kiểu “lo bò trắng răng” của bộ Tài chính (Hình 3).

Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng muốn kiểm soát béo phì thì nên kiểm soát đầu vào nguyên liệu sản xuất nước ngọt có đường chứ không nên tăng thuế

Một trong những cơ sở để bộ Tài chính đưa ra đề xuất này là nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt nhằm giảm tình trạng người dân thừa cân, béo phì và mắc bệnh tiểu đường, trên cơ sở viện dẫn tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì và tiểu đường ở Việt Nam đang ở mức cao, chiếm khoảng 25% dân số.

Tuy nhiên, một lần nữa người dân lại cho rằng bộ Tài chính “lo bò trắng răng”.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng, để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đặt biệt là kiểm soát bệnh tiểu đường và béo phì cần kiểm soát chặt chẽ và không cho dùng sản phẩm đường lỏng HFCS là nguyên liệu sản xuất đồ uống chứ không phải đánh thuế là giải quyết được câu chuyện này.

Cũng theo hiệp hội Mía đường, khu vực châu Á – Thái Bình Dương chỉ có 4 quốc gia áp dụng thuế đối với nước ngọt là Thái Lan, Brunei, Lào và Campuchia. Một số nước từng áp dụng loại thuế suất này nhưng đã bãi bỏ vì không hiệu quả, trong đó có Argentina, Đan Mạch, Cộng hòa Dominica, Ai Cập, Ghana, Indonesia, Pakistan, Nam Phi, Zambia và một số bang của Mỹ. Lần này không thấy bộ Tài chính viện dẫn lý do “phù hợp thông lệ quốc tế” nữa.

Ngoài ra, Hiệp hội này cũng dẫn chứng số liệu của tổ chức Y tế thế giới để chứng minh các quốc gia áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng vẫn có tỷ lệ béo phì tăng liên tục trong những năm qua để khẳng định cái sự lo dân béo phì của bộ Tài chính là không có cơ sở.

Cụ thể, Thái Lan, mặc dù áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong suốt 30 năm qua nhưng tỷ lệ người thừa cân, béo phì ở độ tuổi 5 đến 19 tuổi tăng nhanh từ 3,1% vào năm 2000 lên đến 11,3% vào năm 2016. Brunei là 1 trong 4 quốc gia áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt nhưng tỷ lệ người tử vong do bệnh tiểu đường cao nhất thế giới với 11% và tỷ lệ béo phì ở độ tuổi từ 9 đến 15 tăng từ 6,4% vào năm 2000 lên mức 14,1% vào năm 2016.

“Thông thường, các cơ quan Nhà nước không giải trình được việc thu thuế để làm gì. Nếu tăng thuế xăng để bảo vệ môi trường thì phải chứng minh rõ là tiền thuế đó được sử dụng để bảo vệ môi trường như thế nào, môi trường được cải thiện ra sao sau khi tăng thuế.

Còn nếu vì bí ngân sách mà tăng thuế thêm thì cũng phải làm rõ cho người dân biết được là bao nhiêu phần trăm trong tiền thuế đó được sử dụng để bảo vệ môi trường, bao nhiêu để bù các khoản thu thiếu hụt khác. Có như vậy, người dân mới có thể yên tâm đóng thuế”.

(Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan) - Theo Zing.vn

Vinh Phan

Tăng thuế bảo vệ môi trường xăng dầu: Bộ Tài chính hãy sòng phẳng!

Chủ nhật, 20/05/2018 | 19:42
Đề xuất tăng thuế Bảo vệ môi trường xăng dầu lên kịch khung mặc dù những năm qua số chi cho bảo vệ môi trường chỉ bằng 1/4 số thu, bộ Tài chính giải thích không chỉ chi cho môi trường mà còn chi để làm một số nhiệm vụ khác...

Bộ Tài chính tăng thuế môi trường xăng dầu: 7 bộ lên tiếng cảnh báo

Thứ 5, 17/05/2018 | 17:42
Nhiều bộ ngành đã đồng loạt cảnh báo bộ Tài chính về việc tăng thuế môi trường đối với mặt hàng xăng dầu vì nó tác động đến đời sống và sản xuất của người dân, doanh nghiệp.

Bộ Tài chính quyết tăng kịch khung thuế BVMT, mỗi lít xăng "cõng" thêm bao nhiêu?

Thứ 4, 16/05/2018 | 10:49
Cụ thể, mức thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng được bộ Tài chính đề nghị mức kịch trần là 4.000 đồng/lít, tăng 1.000 đồng so với hiện hành. Còn mặt hàng dầu là 2.000 đồng/ lít, tăng 1.100-1.700 đồng/lít so với mức hiện hành.
Cùng tác giả

GS. Nguyễn Anh Trí: Paracetamol hay chanh, sả không chữa được Covid

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:45
GS.BS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đưa ra một số khuyến cáo trước trào lưu tự phòng chữa bệnh Covid-19 tại nhà của một bộ phận người dân hiện nay.

ĐBQH Phan Đức Hiếu: Giảm lãi suất cần đi kèm khả năng hấp thụ vốn của DN

Thứ 2, 26/07/2021 | 07:19
Vị ĐBQH đoàn Thái Bình chia sẻ thẳng thắn về một số giải pháp thiết thực nhưng cũng rất thị trường để tiếp sức cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì Covid-19.

"Chống dịch phải chấp nhận hi sinh một vài chỉ tiêu kinh tế"

Chủ nhật, 25/07/2021 | 14:42
Chúng ta kỳ vọng "mục tiêu kép", nhưng chống dịch như chống giặc, đòi hỏi phải hi sinh, sẽ có lúc một số chỉ tiêu không đạt được , Chủ tịch hiệp hội DNNVV nói.

ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Thứ 7, 24/07/2021 | 19:13
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) phát biểu hài hước như vậy khi nói về thực trạng chậm tiến độ của một số dự án đầu tư công hiện nay.

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…
Cùng chuyên mục

Đà Nẵng tặng 10.000 gói dịch vụ, vé miễn phí và ưu đãi giảm giá

Thứ 6, 29/03/2024 | 19:30
Ngày 29/3, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cùng các đơn vị liên quan đã công bố chương trình kích cầu và thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng - Enjoy Danang 2024.

Lễ 30/4 – 1/5: Vé máy bay tăng cao, du lịch lo ngại ế khách

Thứ 6, 29/03/2024 | 14:20
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, vé máy bay khan hiếm, giá đắt đỏ nên các doanh nghiệp du lịch mở bán tour sớm để giữ chỗ và đo lường sức mua.

Đồng Nai: Gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:23
Doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Đồng Nai, mong muốn được các cơ quan ban ngành quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa, vì đang gặp vướng mắc trong thủ tục hành chính.

Tp.HCM: Hóa đơn tiền điện trong tháng 3 của người dân sẽ tăng mạnh

Thứ 5, 28/03/2024 | 21:13
Lượng sử dụng điện tăng sẽ dẫn đến hóa đơn tiền điện của người dân TpHCM trong tháng 3 cao hơn các tháng trước, cũng là dự báo cho các tháng tiếp theo.

Nhịp độ tăng trưởng 3 tháng đầu năm của Đà Nẵng có xu hướng chậm lại

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:11
Trong khi nhiều ngành có dấu hiệu chững lại thì lĩnh vực du lịch tăng trưởng tích cực, trở thành trụ đỡ chính giúp kinh tế Đà Nẵng đứng vững trong quý I.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc chi 270 triệu USD mua sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 599,93 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, với trị giá 269,71 triệu USD.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Tăng tần suất các chuyến bay đến Tân Sơn Nhất dịp lễ 30/4 và hè 2024

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:34
Việc tăng tần suất bay cho các hãng hàng không nhằm đảm bảo và duy trì lực lượng vận tải, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và giai đoạn cao điểm Hè 2024.

Vietnam Airlines khai mở trạm văn hóa trong chương trình One S

Thứ 5, 28/03/2024 | 11:21
Vừa qua, Vietnam Airlines đã tổ chức sự kiện chính thức ra mắt game tương tác One S, khai mở trạm văn hóa đầu tiên với điểm đến là thủ đô Hà Nội.

Nhịp độ tăng trưởng 3 tháng đầu năm của Đà Nẵng có xu hướng chậm lại

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:11
Trong khi nhiều ngành có dấu hiệu chững lại thì lĩnh vực du lịch tăng trưởng tích cực, trở thành trụ đỡ chính giúp kinh tế Đà Nẵng đứng vững trong quý I.