Những quy định của bộ GD&ĐT khiến xã hội “sôi sục”

Những quy định của bộ GD&ĐT khiến xã hội “sôi sục”

Thứ 4, 13/12/2017 | 06:18
0
Đào tạo chính quy và tại chức được cấp chung một bằng, bỏ biên chế giáo viên, cộng điểm đại học cho mẹ Việt Nam anh hùng, học sinh tiểu học có thể bầu chủ tịch hội đồng tự quản… là những quy định của ngành giáo dục gây tranh cãi dữ dội trong dư luận xã hội.

Không phân biệt bằng chính quy và tại chức

Giáo dục - Những quy định của bộ GD&ĐT khiến xã hội “sôi sục”

Dư luận băn khăn dự thảo luật Giáo dục ĐH có quy định hợp nhất bằng chính quy và tại chức.

Theo dự thảo luật Giáo dục ĐH sửa đổi vừa được công bố, bộ GD&ĐT cho biết, tới đây, các trường ĐH sẽ chỉ cấp một loại văn bằng cho tất cả các hình thức đào tạo và không phân biệt hệ tại chức hay chính quy. Đề xuất này khiến nhiều người lo ngại về việc kiểm soát chất lượng đào tạo khi hai tấm bằng có hai hình thức đào tại khác nhau lại có giá trị ngang hàng nhau.

GS. Đào Trọng Thi – nguyên Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng phải thừa nhận, chất lượng đào tạo tại chức hiện nay có rất nhiều vấn đề và việc kiểm soát vẫn không thể bằng được với hệ đào tạo chính quy.

Ông Thi cho rằng: “Nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ từ tuyển sinh, đào tạo đến cấp bằng thì dù Nhà nước, pháp luật có quy định là không phân biệt bằng cấp các nhà tuyển dụng vẫn không thể tin tưởng được”.

Cấm dạy nội dung ngoài sách giáo khoa

Đầu tháng 10, bộ GD&ĐT ra văn bản số 4612 hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018.

Bộ yêu cầu các đơn vị giáo dục rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa hiện hành, tinh giản nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng, nội dung trùng lặp giữa các môn. Kiến thức cũ, lạc hậu được yêu cầu cập nhật, bổ sung bằng thông tin mới phù hợp.

Đồng thời trong công văn nhấn mạnh: "Không dạy nội dung, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; tuyệt đối không dạy nội dung ngoài sách giáo khoa".

Quy định này bị nhiều thầy cô giáo đánh giá là kìm hãm sự sáng tạo của giáo viên và sự đóng khung kiến thức sẽ khiến học sinh bị thiệt thòi. Trước phản ứng của dư luận, chiều 17/10, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng vụ Giáo dục Trung học, bộ GD&ĐT đã lên tiếng.

 Theo ông Thành, do sách giáo khoa cụ thể hóa mục tiêu của chương trình nên ý cuối cùng trong công văn có nội dung diễn đạt gây hiểu lầm. Cụ thể: Câu "bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu", nghĩa là không hạn chế giáo viên chỉ dạy học với ngữ liệu trong sách giáo khoa. “Bộ chỉ cho phép giáo viên khai thác sử dụng sách giáo khoa để dạy học. Điều này không đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ”, ông Nguyễn Xuân Thành cho hay.

Đề xuất bỏ biên chế giáo viên

Ngày 12/5, tại buổi tiếp xúc cử tri là cán bộ quản lý ngành giáo dục thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định, Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, hướng tới Bộ sẽ thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên. Các thầy cô sẽ làm việc theo chế độ hợp đồng, có vào và có ra.

Việc xóa biên chế, theo Bộ trưởng Nhạ, sẽ tạo được đột phá trong giáo dục, giúp nâng cao chất lượng dạy học, giải quyết được vấn đề thu nhập cho giáo viên. "Nếu cứ giữ mãi định biên như hiện nay sẽ khó tạo ra được động lực cho những người tâm huyết và lâu dài khó tạo được đột phá cho quá trình đổi mới giáo dục", ông Nhạ nói.

Nhiều thầy cô cho rằng, việc này sẽ làm xáo trộn giáo dục, khiến thầy cô giáo không yên tâm công tác vì lúc nào cũng có thể bị mất việc. Số khác lo ngại hiệu trưởng sẽ lạm quyền trong tuyển dụng giáo viên.

Giáo dục - Những quy định của bộ GD&ĐT khiến xã hội “sôi sục” (Hình 2).

Quy định bỏ biên chế giáo viên cũng không được dư luận đồng thuận.

Tại phiên chất vấn của Quốc hội chiều 15/6, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cho hay: "Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ, còn đề xuất của bộ GD&ĐT mới chỉ là ý kiến đề xuất chứ chưa phải quyết định".

Sau đó, vào ngày 26/6, trong cuộc tiếp xúc cử tri Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Chưa có chủ trương đó. Mọi nhà giáo yên tâm”.

Quy định chức danh trong trường tiểu học

Tháng 7/2015, dự thảo Điều lệ trường Tiểu học của bộ GD&ĐT khiến dư luận dậy sóng. Theo đó, lớp học tiểu học có lớp trưởng, lớp phó hoặc chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản học sinh do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học.

Mỗi lớp học chia thành các tổ hoặc ban hoặc nhóm học sinh. Mỗi tổ ban, nhóm có tổ trưởng, tổ phó hoặc trưởng ban, phó ban, nhóm trưởng, thư ký do học sinh trong tổ, ban, nhóm bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học.

Nhiều ý kiến cho rằng việc có các chức danh như chủ tịch hội đồng tự quản hay phó chủ tịch hội đồng tự quản, trưởng ban, phó ban... sẽ khiến cho học sinh ảo tưởng về quyền lực, gây phân tán thời gian học hành của các em.

Cộng điểm thi cho mẹ Việt Nam anh hùng

Vào tháng 7/2013, quy định cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng... thi đại học của bộ GD&ĐT tại thông tư số 24 sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên quy định tại quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy gây bất ngờ.

Theo đó, các trường hợp được bổ sung vào đối tượng 03 trong chính sách ưu tiên trong tuyển sinh gồm: bà mẹ Việt Nam anh hùng; người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8-1945; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; người có công giúp đỡ cách mạng”.

Theo quy định, người dự thi ĐH thuộc đối tượng 03 sẽ được cộng 2 điểm ưu tiên vào tổng điểm bài thi ĐH, CĐ. Tuy nhiên, điều làm nhiều người băn khoăn là việc ưu tiên áp dụng cho bà mẹ Việt Nam anh hùng và người hoạt động cách mạng trước năm 1945 và người hoạt động cách mạng từ tháng 1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945 có vẻ quá hình thức. Còn bao nhiêu người còn đủ sức khỏe để tham gia kỳ thi này nữa?

Theo một chuyên gia giáo dục, kể từ khi có quy chế thi tuyển sinh ĐH, CĐ, thậm chí hầu như không có thí sinh nào là con bà mẹ Việt Nam anh hùng thi ĐH để hưởng chính sách ưu tiên này, cho nên việc mở rộng sang cả đối tượng bà mẹ Việt Nam anh hùng là ít có tính thực tiễn.

Thành Huế (tổng hợp)

Hợp nhất bằng chính quy, tại chức: Sinh viên chính quy phản đối

Thứ 2, 11/12/2017 | 18:18
Trước đề xuất hợp nhất bằng đại học chính quy và tại chức trong luật giáo dục đại học sửa đổi, nhiều sinh viên chính quy đã phản đối và cho rằng điều này là không công bằng.

Hợp nhất bằng ĐH chính quy - tại chức: Sẽ bùng phát học tại chức bằng mọi giá?

Thứ 2, 11/12/2017 | 07:33
Đó là nhận định của ĐB Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về dự thảo luật Giáo dục ĐH (sửa đổi) với việc không ghi hình thức đào tạo ĐH chính quy hay tại chức trên văn bằng.

Hợp nhất bằng ĐH chính quy và tại chức: Không yên tâm chất lượng!

Chủ nhật, 10/12/2017 | 07:01
Việc hợp nhất bằng ĐH chính quy và tại chức là không thể yên tâm về chất lượng. Đó là ý kiến của ĐBQH Cao Đình Thưởng về việc hợp nhất bằng ĐH của bộ GD&ĐT.
Cùng tác giả

EVN tăng giá điện: "Cứ tăng vào lúc chuyển mùa rồi "đổ" cho thời tiết là hợp lý nhất"

Thứ 5, 30/05/2019 | 12:15
“Một số nước, nắng nóng thì họ giảm giá điện cho người dân mà chẳng thấy ai so sánh. Cứ rao giảng tăng giá điện thì các bên đều được lợi, nhưng người dân chưa thấy được lợi mà răng đã chẳng còn”, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương nêu quan điểm tại buổi thảo luận về Kinh tế xã hội và Ngân sách sáng nay 30/5.

Ông Triệu Tài Vinh rảo bước nhanh khi được hỏi về tiêu cực thi cử ở Hà Giang

Thứ 4, 29/05/2019 | 19:00
Bên hành lang Quốc hội ngày 29/5, khi phóng viên báo Người Đưa Tin đặt câu hỏi liên quan tới việc xử lý cán bộ sai phạm trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, đại biểu Quốc hội Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang nói: “Chờ”.

Giám đốc Công an Điện Biên: Chính mẹ nữ sinh giao gà làm chậm quá trình tìm ra con gái

Thứ 2, 27/05/2019 | 14:06
Không ai thuê đối tượng Bùi Văn Công giết nữ sinh Cao Mỹ D. bởi nhóm đối tượng đều thuộc cùng một đường dây. Ân oán của nhóm như thế nào dẫn tới việc nữ sinh xinh đẹp bị sát hại vẫn đang được làm sáng tỏ.

Tiết lộ mối quan hệ "đen tối" của mẹ nữ sinh giao gà với nhóm giết con mình

Thứ 2, 27/05/2019 | 11:41
Có nội tình “đen tối” nên khi khai báo về việc con gái mình bị bắt, bà Trần Thị Hiền (44 tuổi, trú huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), mẹ nữ sinh Cao Thị Mỹ D. (SN 1997) bị sát hại đợt Tết vừa qua cũng không cung cấp những thông tin quan trọng.

Hàng vạn giáo viên mầm non đi “nâng chuẩn”, ai sẽ dạy học?

Thứ 3, 21/05/2019 | 19:11
Hàng vạn giáo viên mầm non sẽ phải đi học để nâng cao trình độ. Trong khi đó, lượng giáo viên đang rất thiếu. Các trường sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm người dạy.
Cùng chuyên mục

Kết quả bài thi đánh giá năng lực được sử dụng trong bao lâu?

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:49
Theo Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, đến nay, đã có 90 trường đại học công bố sử dụng điểm thi HSA để xét tuyển đầu vào.

Sở GD&ĐT Tp.HCM: Vụ bạo hành ở lớp mẫu giáo Tí Bo là "rất đáng tiếc"

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:05
Lãnh đạo ngành giáo dục Tp.HCM khẳng định vụ việc xảy ra ở Trường mầm non Tí Bo là trường hợp cá biệt mặc dù đã có nhiều giải pháp tăng cường quản lý.

Làm rõ việc một giảng viên ở Huế bị "tố" có hành vi thiếu chuẩn mực

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:50
Đại học Huế vừa chuyển đơn yêu cầu đơn vị thành viên là Trường Đại học Sư phạm xác minh làm rõ phản ánh về một giảng viên nhà trường có hành vi thiếu chuẩn mực.

"Mách nước" các lưu ý để thí sinh tránh trượt oan khi đăng ký xét tuyển sớm

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:41
Các thí sinh cần nghiên cứu kỹ đề án tuyển sinh và nắm rõ các mốc thời gian xét tuyển tránh trường hợp bỏ lỡ cơ hội đăng ký nguyện vọng.

Điều kiện để được tuyển thẳng vào lớp 10 Hà Nội năm 2024

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:13
Học sinh thuộc diện tuyển thẳng được chia thành bốn nhóm, theo hướng dẫn tuyển sinh lớp 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM: UBND phường lên tiếng vụ cô giáo mầm non bạo hành trẻ

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:43
Ngày 24/4, UBND phường Linh Đông (thành phố Thủ Đức) đã có báo cáo về vụ giáo viên mầm non bạo hành trẻ được lan truyền trên mạng xã hội.

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024: Sau đợt mưa to, miền Bắc nắng gay gắt

Thứ 5, 25/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (25/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Hotline phản ánh sự cố, vi phạm trên cao tốc chính thức hoạt động từ 26/4

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:46
Đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ ngày 26/4.

Gặp dông lốc, 4 người mất tích trên sông

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:45
Nhóm ngư dân làm lúc rạng sáng không may gặp giông lốc, 4/6 người trên thuyền mất tích. Lực lượng chức năng đang tìm kiếm các nạn nhân.

Làm rõ việc một giảng viên ở Huế bị "tố" có hành vi thiếu chuẩn mực

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:50
Đại học Huế vừa chuyển đơn yêu cầu đơn vị thành viên là Trường Đại học Sư phạm xác minh làm rõ phản ánh về một giảng viên nhà trường có hành vi thiếu chuẩn mực.